NỘI DUNG BÀI VIẾT
Marketing Mix 4C’s
Bên cạnh marketing 4P và 7P, mô hình marketing 4C cũng được rất nhiều Marketer quan tâm. Thực chất, đây là một sửa đổi nâng cấp của mô hình 4P. Và cũng là một phần mở rộng của lý thuyết 7P trong Marketing mix.
Bên dưới là thông tin phân tích các thành phần của mô hình digital marketing 4C:
Cost (Chi phí)
Yếu tố chi phí, thay thế cho “Price” trong 4P Mix. Theo Lauterborn, giá không phải là chi phí duy nhất phát sinh khi mua sản phẩm. Giá bán của sản phẩm chỉ là một phần trong tổng chi phí để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Một số chi phí khác mà khách hàng phải chi trả trong quá trình sử dụng dịch vụ:
- Giá sản phẩm: Số tiền người tiêu dùng trả để có được sản phẩm, dịch vụ
- Chi phí mua hàng bổ sung: Có thể phát sinh khi mua sản phẩm như phí vận chuyển, thời gian, công sức và tiền bạc dành cho việc nghiên cứu sản phẩm…
- Chi phí cơ hội: Những lợi ích khác người tiêu dùng có thể nhận được nhưng đã từ bỏ để mua sản phẩm và dịch vụ.
Customer Value (Giá trị khách hàng) hay Consumer wants and needs
Chữ C thứ 2 trong Marketing 4Cs là Customer Value. Yếu tố này là giá trị khách hàng, thay thế cho “product” trong mô hình 4P.
Nói một cách dễ hiểu, yếu tố này hướng đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp không nên chỉ tập trung bán những thứ mình có. Doanh nghiệp hãy tìm hiểu kĩ nhu cầu của người tiêu dùng, hãy bán những thứ khách hàng cần.
Communication (Giao tiếp)
Trong Marketing Mix 4P sử dụng “Promotion” để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Trong mô hình 4C – Giao tiếp là chìa khóa vàng để tiếp cận và duy trì mối quan hệ khách hàng.
Convenience (Thuận tiện)
Yếu tố thứ 4 trong mô hình 4Cs Marketing là sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ. Nó tương đương với yếu tố “Place” trong mô hình 4P cổ điển. Các doanh nghiệp thường ưu tiên lợi nhuận mà bỏ qua sự tiện lợi của khách hàng.
Ví dụ về 7p trong marketing mix dịch vụ khách sạn
Mô hình marketing 7P được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức cũng như khách sạn. Dưới đây là ví dụ về ứng dụng 7P trong chiến lược marketing cho dịch vụ khách sạn.
Sản phẩm dịch vụ khách sạn (Product)
Yếu tố Product trong dịch vụ khách sản là các sản phẩm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, SPA, giải trí,…
Những người làm marketing khách sạn cần cân nhắc các vấn đề sau:
- Khách hàng muốn gì từ dịch vụ của khách sạn?
- Khách sạn đã đáp ứng được dịch vị gì cho khách?
- Dịch vụ của khách sạn bạn khác gì với đối thủ?
- …..
Yếu tố giá (Price) trong sản phẩm dịch vụ khách sạn.
Ngành dịch vụ khách sạn có những đặc thù riêng, do đó khi thực hiện chiến lược marketing thường đặt “giá hớt váng” – chiến lược định giá rất cao trong thời gian đầu nhằm mục đích hớt váng lợi nhuận của những người mua đầu tiên. Bởi vì khi khách sạn mới khai trương, đồng nghĩa với phòng ốc mới, dịch vụ mới,..
Địa điểm khách sạn (Place)
Yếu tố Place trong dịch vụ khách sạn được hiểu là vị trí của khách sạn, các chi nhánh, các kênh bán dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác mà khách sạn đang áp dụng.
Các khách sạn nằm ở khu vực trung tâm thành phố, gần các địa điểm tham quan, điểm du lịch, gần các khu vực đông dân cư,… thường sẽ chiếm ưu thế các khách sạn khác. Bởi không ai đi đến một khách sạn xa hơn cả chục km trong khi chất lượng và dịch vụ cũng tương đồng với một khách sạn gần hơn.
Quảng bá dịch vụ khách sạn (Promotion)
Yếu tố Promotion – quảng bá trong mô hình 7p marketing dịch vụ khách sạn là tăng độ nhận diện thương hiệu và bán hàng.
Quảng bá dịch vụ khách sạn bao gồm các phương thức truyền thông như TV, đài Radio, hay các quảng cáo khác trên internet.

Yếu tố con người (People)
Con người trong lý thuyết Marketing 7P khách sạn bao gồm cả khách hàng và những người liên quan trực tiếp đến khách sạn. Dịch vụ khách sạn là lĩnh vực đòi hỏi rất cao về tác phong làm việc và thái độ phục vụ. Do đó, con người luôn là ưu tiên hàng đầu, chú trọng đến đào tạo và tuyển chọn nhân sự.
Quy trình cung ứng (Process)
Quy trình (Process) trong Marketing 7P dịch vụ khách sạn bao gồm quy trình đặt phòng, quy trình đón tiếp khách, quy trình thanh toán, quy trình giải quyết khiếu nại, quy trình dọn phòng, quy trình tuyển dụng, quy trình bảo trì,…
Thực hiện tốt quy trình cung ứng sẽ giúp khách sạn “lấy lòng” được khách hàng. Đồng thời, không ngừng cải tiến và tinh chỉnh quy trình sẽ giúp khách sạn giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Điều kiện cơ sở vật chất (Physical evidence)
Cơ sở vật chất là yếu tố thể hiện thương hiệu, chất lượng và đẳng cấp của khách sạn. Nó cũng là yếu tố quyết định đến sự hài lòng khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại khách sạn.
Bên cạnh đó, các yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín, cảm nhận của khách hàng,… cũng là cơ sở vật chất của khách sạn.
Trên đây là ví dụ về 7P trong marketing. Ngoài dịch vụ khách sạn, lý thuyết 7P còn được ứng dụng trong dịch vụ ngân hàng, du lịch, logistics,…
Tổng kết mô hình Marketing Mix
Bất kể bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì, sử dụng mô hình 4P, 7P hay 4C, chiến lược Marketing Mix vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bạn.
Hiểu chính xác các khái niệm của mô hình 7P trong Marketing Mix và áp dụng có hiệu quả trong việc tiếp thị dịch vụ, doanh nghiệp chắc chắn đạt được mục tiêu về tài chính, doanh thu và quảng bá. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có một kế hoạch cân bằng giữa lợi nhuận và sự hài lòng của khách.
Bạn đang muốn xây dựng chiến lược marketing và triển khai cho doanh nghiệp? Nhưng bạn không đủ nguồn lực và thời gian xây dựng đội ngũ. Hãy để SEO Đa Kênh là đồng đội của bạn! Tham khảo gói Dịch vụ Marketing trọn gói của SEO Đa Kênh.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích!
Nguồn tham khảo: seovietnam.net.vn