NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chỉ số ROI là gì trong Marketing
Tổng quan về chỉ số ROI
ROI là gì? Bạn đã nghe cụm từ viết tắt này hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Đó là một phép tính quan trọng trong kinh doanh.
Nó không chỉ dành cho các công ty trong danh sách Fortune 500 (danh sách hàng năm của tạp chí Fortune bao gồm 500 công ty lớn nhất của Mỹ) hay các chuyên gia trong thị trường thương mại, mà nó cần cho tất cả các lĩnh vực. Đơn giản, ROI – Thước đo mức độ thành công của dự án kinh doanh.
Chính vì vậy, nếu bạn chưa tập trung vào nhận biết ROI là gì trong các chiến lược phát triển doanh nghiệp, đã đến lúc bạn bắt đầu cân nhắc kỹ hơn về ROI rồi đấy.
Bắt đầu tìm hiểu ROI là gì với SEO Đa Kênh nào!
Khái niệm chỉ số ROI
Chỉ số ROI viết tắt là Return on Investment – ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI rất hữu ích cho các mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến cái gì đó cụ thể và phải đo lường được.
Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong marketing, đặc biệt trong SEO và Content Marketing.
ROI (Return On Investment) – Tỷ số lợi nhuận: Là một phép tính minh họa những gì bạn đạt được từ những gì bạn đầu tư
ROI quan trọng như thế nào?
ROI được xem là thước đo để đánh giá liệu bạn có đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc đầu tư hay không? Nếu bạn đang làm kinh doanh thì tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thật kỹ về ROI. Chỉ số ROI sẽ giúp bạn biết được những khoản bạn bỏ ra để đầu tư trực tiếp đã đóng góp bao nhiêu cho doanh nghiệp của bạn.
Thông qua chỉ số ROI bạn còn có thể đánh giá và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, so sánh các cơ hội kinh doanh và chọn được chiến lược đúng đắn nhất.
Những khó khăn thường gặp khi xác định ROI
Trong quá trình tính toán chỉ số ROI bạn có thể gặp phải một số khó khăn nhất định ví dụ như các khoản đầu tư bị chồng chéo dẫn đến việc khó có thể biết chính xác đâu là khoản đầu tư mang về lợi nhuận nhiều nhất.
Tuy nhiên, bạn đừng quá chú tâm vào độ chính xác tuyệt đối của chỉ số ROI, bạn chỉ cần đảm bảo đo lường chính xác kết quả mỗi khi bạn thực hiện một khoản đầu tư mới, như vậy chỉ số ROI vẫn rất quan trọng và cần thiết cho bạn.
Khi đã biết ROI là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ROI là gì nào!
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI
Ưu điểm của ROI
- ROI là công thức đơn giản có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.
- Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án.
- Hiệu quả trong việc đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn.
- Chỉ số ROI cho bạn thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing như Google Ads, SEO, Facebook Ads,…
- ROI cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh thông qua tỷ suất hòa vốn để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Nhược điểm của ROI
- ROI chỉ phát huy tốt khi đánh giá các dự án ngắn hạn, không phù hợp đánh giá dự án dài hạn.
- ROI chỉ mang tính chất tương đối.
- Không chỉ ra được vì sao chỉ số ROI cao/ thấp.
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đo lường chính xác.
- ROI không phải chỉ số duy nhất quyết định có nên đầu tư hay không.
Lợi ích của việc đo lường chỉ số ROI
Phân tích được hiệu quả đầu tư
Dựa vào chỉ số ROI các nhà quản lý có thể phân tích được mức độ hiệu quả của các công cụ trong chiến dịch này. Việc đầu tư này đem lại gì cho doanh nghiệp (tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng và doanh thu bán hàng).
Dễ thực hiện các phép so sánh
Giữa các chiến dịch, dự án khác nhau, thông qua đánh giá chỉ số ROI, các nhà quản lý biết được nên đầu tư vào đâu, đẩy mạnh những hoạt động hay chiến dịch nào để có kết quả lợi nhuận tốt nhất. So sánh chỉ số ROI với các khoản đầu tư khác nhau giúp nhà quản lý tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng phù hợp.
Các hoạt động và chiến dịch có chỉ số ROI âm nghĩa là lợi nhuận thấp, doanh nghiệp nên dừng đầu tư vào chiến dịch hay hoạt động đó để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, đối với các hoạt động, chiến dịch có chỉ số ROI dương thì doanh nghiệp nên đẩy mạnh để tăng doanh thu bán hàng.
Cung cấp cái nhìn tổng quan
Để đánh giá tốt tình hình kinh doanh, đầu tư, doanh nghiệp cần phân tích và theo dõi nhiều chỉ số. Việc áp dụng chỉ số ROI sẽ giúp các nhà quản lý thấy rõ hiệu quả của các khoản đầu tư, từ đó nắm được mức độ sinh lời của các dự án/chiến dịch để quyết định nên đầu tư cho chiến dịch/ dự án nào.
Tính toán đơn giản
Công thức tính chỉ số ROI rất đơn giản, chỉ cần xác định tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư. Nên việc tính chính xác chỉ số ROI là điều đơn giản, chỉ số này giúp các nhà quản lý nhanh chóng đưa ra mục tiêu và định hướng bán hàng phù hợp.
Công thức tính ROI
Công thức tính ROI là: ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư hoặc ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô từ 10.000 đô, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) của bạn là 90%.

Công thức tính ROI đầu tiên (thu nhập ròng chia cho chi phí đầu tư) là tỷ lệ được sử dụng phổ biến nhất.
Điều quan trọng tôi muốn lưu ý đến bạn:
- Khi một ai đó đưa ra kết luận ROI “Tốt hay xấu” hãy xem xét và yêu cầu họ làm rõ cách họ đo lường.
- Khi bạn tìm hiểu bất kỳ công thức nào về tỷ suất lợi nhuận, cách đơn giản nhất nghĩ về công thức ROI là lấy “lợi ích” chia cho “chi phí”.
Bây giờ, tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về ROI.
Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế
Nếu bạn còn mơ hồ về cách áp dụng công thức tính ROI vào trong dự án kinh doanh của mình như thế nào thì hãy xem qua những ví dụ thực tế sau đây:
Giả sử bạn là chủ Shop quần áo, bạn quyết định bỏ ra số tiền là 100.000$ để thiết kế showroom trưng bày hoành tráng, chuyên nghiệp hơn. 3 Tháng sau, cửa hàng của bạn thu về 300.000$.Vậy khi này lợi tức đầu tư có thể tính như sau:
ROI = (300.000 – 100.000) / 100.000 X 100% = ?
Như vậy là sau 3 tháng kinh doanh với mỗi 1$ đầu tư vào việc tư sửa mở rộng nhà hàng, thì bạn đã thu được 5$ lợi nhuận ròng.
Cảnh báo nhỏ: Chúng ta sẽ cùng nhau làm khá nhiều các phép tính toán. Nhưng sẽ không quá khó đâu! Tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách ước tính lợi nhuận thu được!
Cách tính ROI hiệu quả trong Marketing
Cách tính ROI trong Marketing là gì?
Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tính ROI marketing, nhưng công thức cốt lõi được sử dụng ở cấp độ High – level là: (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí = ROI marketing. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô la từ 1.000 đô la, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) là 0,99 hay 99%.

Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua bất động sản A.
Giá trị tài sản với giá là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán nó với giá 1.120.000 USD. Kết quả là sau ba năm, bất động sản A tăng thêm 120.000 USD.
Nếu chúng ta tuân theo công thức ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí, thì lợi tức đầu tư là 12%.
(1.120.000 USD – 1.000.000 USD) / 1.000.000 USD = 0,12
Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế về marketing và ROI, bạn nên tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:
ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị
Hoặc, doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng – làm rõ giá trị mối quan hệ khách hàng với thương hiệu. Bạn cần tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), công thức áp dụng như sau:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Làm cách nào để đạt được ROI tốt trong marketing?
- ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư. Ví dụ: Một công ty chi tiền cho một thiết bị, thì ROI tính theo năng suất. Mặt khác, đầu tư cho marketing thì tính ROI theo quá trình bán hàng. Như vậy ROI bạn mong muốn từ nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI từ khoản đầu tư vào một nhà máy hay thiết bị mới.
- Double-digit ROI sẽ là rất tốt cho nếu bạn xác định ROI phần trăm. Hoặc nếu tính theo tỉ lệ, con số tốt nhất cho ROI marketing bạn cần đạt là 5:1, hãy cẩn thận nếu như ROI bạn đang ở mức 2:1.
- Lưu ý đến nơi bạn đầu tư tiền, xem xét liệu điều đó có làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh và cho phép bạn đạt được ROI tốt và cao hơn hay không.
Song song với việc tối ưu chi phí ROI thì việc tối ưu chi phí Marketing luôn là yếu tố được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Nếu bạn đảm bảo tốt được 2 chi phí này sẽ đem lại hiệu quả tối đa về mặt doanh thu. Để tối ưu tốt chi phí Marketing các bạn có thể tham khảo Ebook Phương pháp Tối ưu Chi phí Marketing giảm xuống 3%

Cách tính ROI trong Content Marketing là gì?
Đo lường & báo cáo về chỉ số ROI Content Marketing không phải là một việc thú vị, nhưng nó là cách hiệu quả để biết được giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào Content Marketing
Có 2 bước cơ bản:
- Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
- Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được
Công thức tính ROI trong Content Marketing:

Kết quả của công thức tính ROI trong Content Marketing được thể hiện qua 3 chỉ số:
- Tiêu thụ Content (Awareness)
- Tương tác với Content (Engagement)
- Chuyển đổi (Leads, Customers)

Hầu hết các chỉ số này có thể theo dõi trong Google Analytics. Trong khi đó, lượt download, tỷ lệ mở và tỷ lệ click có thể được theo dõi thông qua phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội. Riêng các chỉ số chuyển đổi cần phải được bộ phận tư vấn/chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.
Nguồn tham khảo: gtvseo.com