Thiết kế Website theo yêu cầu
Thiết kế Website theo yêu cầu
Hiện nay dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu ở Việt Nam đã không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Vậy khi một doanh nghiệp tìm đến một công ty chuyên về thiết kế website thì họ cần công ty đó có những gì? Và đây, SEO Đa Kênh là một công ty có thể đáp ứng cho doanh nghiệp của bạn có một website hoàn chỉnh theo yêu cầu. Đơn giản bởi vì SEO Đa Kênh có:
- Đội ngũ chuyên nghiệp: SEO Đa Kênh có một đội ngũ hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website và thiết kế một website chuẩn SEO cho doanh nghiệp của bạn.
- Hiệu quả: Công ty đã và đang thực hiện rất nhiều dự án và đã thành công trên lĩnh vực website. Đã có nhiều website mà SEO Đa Kênh nhúng tay vào đã có những từ khóa lên top search Google.
- Nhưng chỗ khác có thể bỏ rơi bạn nhưng đối với SEO Đa Kênh thì không. Chúng tôi luôn theo dõi quá trình tăng trưởng website của quý khách hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
- Và hơn hết SEO Đa Kênh với tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ cùng với kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ sẵn sàng làm cho quý khách một website chất lượng nhất, một website mang tầm vóc nhất.

Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu ở SEO Đa Kênh diễn ra như thế nào?
Trao đổi thông tin với khách hàng
Việc đầu tiên trước khi thiết kế website cho khách hàng thì SEO Đa Kênh sẽ trò chuyện với khách hàng để có được ý tưởng ban đầu, nội dung cần có trong website, những yếu tố trọng tâm trong website, tông màu website, sản phẩm sẽ xuất hiện trên website… Từ đó SEO Đa Kênh đưa ra ý tưởng và phác thảo qua website cho khách hàng có thể hình dung. Ngoài ra SEO Đa Kênh còn có những cam kết nhằm tạo ra sự liên kết giữa hai bên.
Thống nhất và bắt đầu thiết kế website
Và sau khi thống nhất xong tất cả mọi thứ để đưa lên website thì bên SEO Đa Kênh từ bản phác thảo trước đó sẽ thực hiện thiết kế website và liên tục trao đổi với khách hàng để hoàn thiện website một cách đúng với tiêu chí của khách hàng nhất.
Chăm sóc và hoàn thiện website theo thời gian
Đây là một bước khá quan trọng mà SEO Đa Kênh đã để tâm huyết vào. Sau khi website đã được thiết kế xong thì chúng tôi luôn cập nhật các thông tin mới nhất cho website của bạn, luôn đồng hành và xử lý các vấn đề mà khách hàng gặp phải khi tiếp quản website.
Thiết kế website theo yêu cầu là như thế nào?
Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa thiết kế website theo yêu cầu và thiết kế website dựa trên một nền tảng có sẵn.
Đối với thiết kế website dựa trên nền tảng có sẵn thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, giao diện sẽ rất đẹp và các tác vụ cơ bản gần như ở mức tối ưu nhất. Tuy nhiên vấn đề chỉ nằm ở chỗ nếu chúng ta cố gắng thay đổi những chi tiết trên nền tảng có sẵn sẽ rất khó khăn và nếu có thay đổi được thì mức độ hoàn thiện chỉ nằm ở hài lòng chứ chưa tối ưu 100%.
Riêng đối với thiết kế website theo yêu cầu thì khác, ở đây lập trình viên sẽ thiết kế website từ A-Z mà không cần bất cứ nền tảng có sẵn nào cả. Đòi hỏi một chuyên môn rất cao và độ hiểu biết rộng. Tuy nhiên sẽ gặp một số vấn đề rằng chi phí cho một website sẽ rất cao, thêm nữa sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện chúng.
Còn bạn, bạn muốn có một website như thế nào? SEO Đa Kênh sẽ tùy vào mong muốn và nhu cầu của khách hàng mà thiết kế một website hoàn chỉnh và ưng ý nhất có thể cho khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này cùng với những thành tựu có được thì SEO Đa Kênh luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng một cách tận tình, có thể đáp ứng các nhu cầu mà khách hàng mong muốn và sẽ hoàn thiện chúng một cách tốt nhất có thể.
Các tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế website
Thiết kế website wordpress
Đây là một nền tảng thiết kế website mã nguồn mở. Ngoài điều chỉnh cách trình bày ra thì đây còn là công nghệ tích hợp của cắt HTML/CSS, Framework… Trên này các lập trình viên thỏa sức trình bày các ý tưởng độc đáo của mình để hoàn thiện website một cách hài hòa và đẹp mắt nhất. Đây là nơi thích hợp để dung tích vào website các công nghệ mới nhất, hình ảnh và video xuất hiện nhiều hơn, linh động hơn. Qua đó thiết kế website wordpress làm tăng sự sinh động cũng như khả năng truyền tải nội dung đến độc giả một cách tốt nhất.

Website chuẩn SEO
Hiện nay việc thiết kế ra một website thì rất dễ, nhưng để thiết kế ra được một website chuẩn SEO thì đòi hỏi độ hiểu biết sâu rộng trong nền tảng website này cực kỳ cao. Bởi google là một bộ máy rất lớn và nó gần như thay đổi liên tục theo thời gian, nếu như một lập trình viên không thường xuyên cập nhật chính sách cũng như các thay đổi của google thì bao năm bao tháng cứ giữ form thiết kế website như vậy sẽ bị lạc hầu và không cạnh trạnh nổi với các doanh nghiệp có website chuẩn SEO. Và SEO Đa Kênh tự tin rằng chúng tôi là một công ty thiết kế website chuẩn SEO tốt hàng đầu Việt Nam hiện nay, bằng chứng là đã có rất nhiều website bên chúng tôi làm ra có những từ khóa xuất hiện trên top search của google.
Website đạt chuẩn Responsive
Responsive hiểu nôm na rằng website của bạn sẽ được tối ưu hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau, như: Desktop, Laptop, Smartphone, hay chậm chí màn hình lớn đi chăng nữa thì việc hiển thị của website bạn vẫn tốt và đạt chuẩn về khâu hình ảnh.
Bảo mật website
Độ bảo mật cao là yếu tố tiên quyết khi SEO Đa Kênh thực hiện một dự án thiết kế website. Chúng tôi sử dụng công nghệ bảo mật nhiều tầng lớp để tránh việc truy vấn xấu có thể gây hại cho website của bạn.

SEO Đa Kênh hơn cả một công ty
Khi các lập trình viên bên SEO Đa Kênh thiết kế website cho khách hàng, chúng tôi luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và lấy đó làm động lực để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Thiết kế website theo yêu cầu cho khách hàng không chỉ đơn giản là thiết ra thành công một website, mà chúng tôi luôn theo dõi, kề bên khách hàng để có thể giúp website của khách hàng tốt lên từng ngày mà không phải bị lạc hậu phía sau so với thời đại. Và hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tư vấn & hỗ trợ bạn hết mình!
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TM DV SEO ĐA KÊNH
- Địa chỉ: 181 Huyền Trân Công Chúa, Phường 4, Tp Đà Lạt
- Hotline: 0907 345 778
- Website: seodakenh.com
- Email: admin@seodakenh.com
Thiết kế website bằng Code tay hay CMS sẽ hiệu quả hơn
Thiết kế website bằng Code tay hay CMS sẽ hiệu quả hơn
Hiện nay cuộc chơi thiết kế website rất đa dạng và nhiều nền tảng khác nhau để bạn có thể sở hữu một website chuyên nghiệp theo cách của bạn tạo ra. Nếu xét riêng về thiết kế website bằng code tay hay sử dụng các phần mềm hỗ trợ của cms thông dụng như wordpress, opencart… Thì đâu sẽ là lựa chọn tối ưu và tốt nhất dành cho bạn. Tuy nhiên cũng phải tùy vào mục đích sử dụng website của bạn vào việc gì và từ đó chúng ta nên sử dụng cách thức thiết kế website kiểu nào sẽ phù hợp dành cho bạn. Vậy hãy cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về thiết kế website bằng Code tay hay CMS sẽ hiệu quả và phù hợp dành cho bạn nhé!

Mã nguồn mở hay code tay?
Có 2 khái niệm mà người thiết kế website hay người cần làm website cần phải nắm rõ trong lập trình web đó là CSS hay code tay.
Trước tiên việc xây dựng website tương tự như bạn đang xây một lâu đài cho chính bản thân vậy. Đầu tiên vẫn cần đến các chất liệu thô sơ nhất như đất, đá, gạch, xi măng… Từ ấy mới cấu thành nên một lâu đài hoàn chỉnh cho chính bản thân bạn được. Vậy thiết kế một website cũng cần những nguyên liệu thô sơ nhất để có thể hoàn chỉnh một website theo ý muốn của mình được. Từ những thứ đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều để chúng ta thiết kế website theo ý muốn của mình, đầu tiên phải kể đến là tên miền của website theo yêu cầu của bạn, xác định từ ban đầu rằng mục đích bạn tạo ra website dùng để làm gì từ đó lựa chọn tên miền theo chủ đề của mục đích của bạn, có như vậy lượng truy suất mới đạt hiệu quả cao. Tiếp đến là hàng triệu code bạn phải tạo để hoàn chỉnh một website chuẩn SEO và theo mong muốn của bạn. Những thứ tưởng chừng như rất nhỏ ấy nhưng lại giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế website.
Và với mỗi lâu đài như vậy thì trước khi xây dựng lên thì các bên thầu sẽ ra mức giá hợp lý cho công trình ấy, tùy thuộc vào giá thành, chất lượng nguyên liệu mà các nhà thầu sẽ cân nhắc lên một mức giá cho lâu đài ấy. Thì bên thiết kế website cũng vậy, người thiết kế sẽ tùy vào mục đích sử dụng và chất lượng website mà ra mức giá cụ thể, và đồng thời hai bên sẽ thỏa thuận và đi đến mức giá hợp lý cuối cùng. Và các code lệnh cũng tùy thuộc vào số tiền mà hai bên thỏa thuận để có thể biến tấu linh hoạt hơn, mượt mà hơn và nâng tầm website của bạn lên cao hơn.
Vậy nên mới có nhiều sự so sánh như vầy: “Chọn một CMS cho website thì có nhiều tính năng phức tạp và khó đáp ứng được nhưng lại tiết kiệm được thời gian. Còn code tay thì chúng ta sẽ thiết kế website theo ý muốn của mình nhưng lại mất nhiều thời gian, công sức và tiền”. Vậy thực chất CMS hay code tay là gì? cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu nào!
Khái niệm CMS và code tay
CMS
Đầu tiên, CMS là viết tắt của từ Content Management System, hay gọi vắng tắt là: “Hệ thống quản trị nội dung”. Giúp bạn có thể cấu thành nên một website hoàn chỉnh một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nói nôm na dễ hiểu thì CMS giúp bạn có một bản mẫu sẵn và việc của bạn là hoàn thiện nội dung theo ý muốn của mình trên bản mẫu ấy.
CMS như ăn một quả sầu riêng vậy, đó sẽ bày sẵn cho ta trước nguyên quả sầu riêng, việc của mình là chỉ cần bổ quả sầu riêng ra và thưởng thức chúng thôi, tuy nhiên quả sầu riêng ngon hay dở đều do người thưởng thức nó và người chọn quả sầu riêng. Nếu chúng ta chọn được quả ngon thì chúng ta sẽ thưởng thức chúng một cách ngon nghẻ, nhưng ngược lại nếu chúng ta chọn một quả sầu riêng quá ngày hay hư hỏng thì lúc ấy vị giác thưởng thức của chúng ta không còn ngon nữa. Một cái nữa nếu người ta không chịu được mùi của quả sầu riêng thì sẽ xem là kinh tởm và không ăn nổi, nhưng một khi đã chịu được mùi của chúng rồi thì việc thưởng thức sẽ trở nên tuyệt vời đến mấy.

Và câu chuyện quả sầu riêng ấy gần như bộc lộ hết thẩy việc thiết kế website bằng CMS. Đầu tiên là việc lựa chọn domain, hosting, tối ưu url, tốc độ tải trang… Các yếu tố cơ bản ấy phải lựa chọn một cách kỹ càng, nếu lựa chọn không phù hợp hoặc không hợp lý thì việc dẫn đến website của bạn sẽ không đi theo hướng không tốt. Tiếp theo là việc bạn có đầy đủ công cụ rồi, thiết kế xong một website hoàn chỉnh rồi, nhưng khi khách hàng xem qua đó thì lại không ưng ý hay không vừa mắt, lúc đấy việc chỉnh sửa theo yêu cầu của khách là một câu chuyện rất khó khăn, nếu các tác vụ cơ bản thì có thể chỉnh được nhưng nếu cần kỹ thuật cao hơn thì ắt hẳn bạn sẽ gặp rắc rối đấy.
Tuy nhiên thì phần lớn hiện nay các website cơ bản thì gần như các yếu tố nền của CMS đã giúp bạn rất nhiều trong việc thiết kế website rồi nên bạn cũng không cần phải lo lắng. Hơn nữa thì ngày nay công nghệ ngày một phát triển và các nền tảng CMS cũng ngày một thăng cấp nên các tác vụ cơ bản của một website cũng đủ giúp bạn có thể thiết kế và làm theo yêu cầu của khách hàng rồi.
Code tay
Khác hoàn toàn với CMS thì code tay đòi hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về lập trình của bạn phải đạt đến mức thành thạo cao. Nếu như CMS sẽ hỗ trợ bạn gần như hoàn toàn từ mẫu mã có sẵn cho đến các tác vụ cơ bản nhất thì code tay đòi hỏi bạn phải tự lập trình cho website của mình từ những tác vụ cơ bản nhất đến nâng cao nhất, nào là từ nội dung từng phần bên trong website, đến từng chức năng trong website… Quy chung lại thì bạn cần phải lập trình từ A đến Z cho website của bạn. Tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo dung lượng website, độ ổn định cũng như tối ưu tốc độ tải trang một cách hài hòa và hợp lý nhất.
Và để hỗ trợ cho việc thiết kế website code tay thì các coder sẽ sử dụng Framework để hỗ trợ cho việc thiết kế của mình. Framework là một công cụ giúp bạn có một khung sườn sẵn, nó giống như việc cho bạn các cái cuốc cái xẻng để xây dựng lâu đài vậy. Và các bạn đang thắc mắc Framework là gì và nó sẽ giúp ích gì cho việc thiết kế website của các lập trình viên, và phân biệt Framework với CMS đúng nhất thì nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.
Phân biệt Code tay, CMS và Framework một cách đúng nhất.
Hiện nay thì rất nhiều các lập trình viên rất dễ nhầm lẫn giữa CMS và Framework, cũng dễ hiểu thôi thì công cụ hỗ trợ của nó gần như là giống nhau, chỉ có điều là hỗ trợ nhiều hay ít mà thôi.
- Code tay: Là bạn sẽ viết từng dòng code cho website của bạn, Ví dụ như một thông tin hiển thị thôi nhưng có khi bạn phải viết cả chục thậm chí hàng trăm dòng code để có được dòng hiển thị đấy.
- Framework: Là việc bạn cũng code website của mình nhưng các tác vụ cũng như sườn sẽ từ một bên cung cấp nền tảng cho bản sẵn có khoảng 20% độ hoàn thiện của website. Sau đó bạn tiếp tục lập trình website theo ý muốn của mình cho đến khi hoàn thiện website đấy.
- CMS: Là sẽ sử dụng mã nguồn có sẵn và thông thường sẽ có từ 60-80% độ hoàn thiện của website. Cái bạn cần làm khi thiết kế website dựa trên CMS là chỉ cần thay đổi các nội dung hiển thị theo ý muốn của mình, và bạn gần như không cần lập trình thêm quá nhiều tác vụ như Code tay hay Framework.

Tránh nhầm lẫn giữa thuần Code tay và sử dụng thêm Framework
Hiện nay rất nhiều các nơi thiết kế website giá từ 1-2 triệu báo là thuần code tay nhưng thực chất họ sử dụng Framework vào đấy và những khách hàng nào không hiểu biết sẽ bị các nhà thiết kế website lừa đảo tinh vi. Các Framework khi có sẵn thì sử dụng nối tiếp để thiết kế website rất nhanh chóng và không mất nhiều thời gian, ngoài ra nó còn được coi là giống code tay thuần đến hơn 80%. Nếu khách hàng không có đủ độ am hiểu về website thì chắc chắn sẽ không nhận ra. Vì vậy đừng tham rẻ mà đâm đầu vào các nơi thiết kế website như vậy. Trong khi SEO Đa Kênh hiện đang có đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng để có thể giúp quý khách có được một website như ý muốn với giá thành tương đối.
Chúng ta nên tỉnh táo và lựa chọn nơi uy tín để có thể hoàn thiện cho chúng ta một website hoàn chỉnh và chất lượng nhất, và để phân biệt đâu là website code tay đâu và đã sử dụng qua Framework thì:
- Code tay thuần: Đây là hình thức các coder sử dụng các mã lệnh và thiết kế website từ A – Z mà không sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào khác từ CMS hay Framework. Đây đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật cao và thường được thực hiện cho các dự án lớn, đòi hỏi tính kỹ thuật cao.
- Framework: Còn đối với Framework thì lập trình viên sẽ sử dụng khung sườn mà Framework có sẵn và hoàn thiện phần còn lại cho website của mình. Tuy nhiên nhiều tác vụ đòi hỏi tính kỹ thuật cao thì Framework khó mà chỉnh sửa được, phải đòi hỏi khả năng chuyên môn cao. Tuy nhiên nói Framework không phải là code tay thì cũng không đúng, vì Framework chỉ cung cấp một dạng sườn sẵn của website và chúng ta cũng phải thiết kế dựa trên chúng.
Ưu và nhược điểm của Code tay và CMS
Code tay
Ưu điểm
- Khi khách hàng lựa chọn một đơn vị thiết kế website Code tay thì an tâm rằng trình độ chuyên môn của họ rất cao và các amateur thì không tài nào thiết kế website bằng code tay được.
- Code tay thì thích hợp cho các dự án lớn, tầm cỡ và nhiều tác vụ cần xử lý cao siêu hơn.
- Coder có thể dễ dàng điều chỉnh website theo yêu cầu của khách hàng mà không gặp bất cứ khó khăn gì.
- Nếu bạn sử dụng Framework trong quá trình thiết kế thì sẽ được Framework tương đối một phần trong việc thiết kế này.
Nhược điểm
- Vì là code tay hết toàn bộ website nên công sức và thời gian của coder bỏ ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc giá thành mà khách hàng bỏ ra sẽ cũng rất cao.
- Chỉ có những coder giỏi, trình độ chuyên môn cao mới làm được. Tuy có thể không hoàn hảo 100% nhưng cũng có thể hạn chế tối đa lỗi và tối ưu các công cụ trong website.
- Thời gian hoàn thành website bằng code tay cực kỳ lâu, rơi vào khoảng tầm 20-30 ngày tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và trình độ của coder.
CMS
Ưu điểm
- Có tính ổn định cao khi mà khi bạn thiết kế website qua CMS thì thông qua các bàn tay chuyên nghiệp của các coder xây dựng nên, bạn sẽ không lo về những cái như tốc độ tải trang, độ bảo mật cao và hơn hết là website sẽ được hỗ trợ bởi các công cụ tìm kiếm đa dạng.
- Nhiều công cụ, tác vụ đẹp mắt và chuyên nghiệp mà bạn chỉ cần mất một thời gian rất ngắn đó là lựa chọn CMS phù hợp và chọn chúng, chỉnh sửa chúng theo ý của mình. Thế là bạn đã có một website chuyên nghiệp và đẹp mắt.
Nhược điểm
- Những CMS được định dạng sẵn có để phục vụ với mục đích rộng rãi nên khi ta xử lý các tác vụ chuyên sâu vào website sẽ rất khó khăn. Và có những thứ mà ta gần như không thể thay đổi, hoặc nếu thay đổi thì sẽ bị lỗi dẫn đến đầy dung lượng hay vấn đề khác.
- Vì là website thiết kệ dựa trên CMS có sẵn nên những vấn đề như bảo mật sẽ hạn chế. Nếu tìm được nơi uy tín để mua sẵn các CMS thì không sao, nếu một bên nào đó có ý định xấu thì họ sẽ thông qua hệ thống mà đột nhập và tấn công website của bạn.
- Các website được thiết kế bằng CMS gần như có mức độ tương đồng với nhau rất lớn, nên những kỹ thuật chuyên sâu như code tay và khác biệt thì sẽ hạn chế.
Vậy nên lựa chọn CMS hay Code tay? Trước hết nếu một doanh nghiệp hay công ty nào đó cần website đủ để dùng vào mục đích của mình thì chúng ta vẫn nên lựa chọn thiết kế website bằng CMS, vì nó tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho cả hai bên. Còn nếu muốn website của mình có thể xử lý nhiều tác vụ chuyên nghiệp hơn, có nhiều chức năng linh động hơn thì hãy lựa chọn thiết kế website bằng code tay thì code tay có thể giúp bạn mọi vấn đề bạn cần trên website.
Và bạn đang không biết lựa chọn thế nào để phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn cần tư vấn hay giải pháp kinh doanh hiệu quả thì SEO Đa Kênh luôn sẵn lòng phục vụ bạn, đưa cho bạn các hướng đi đúng đắn về kinh doanh, hướng phát triển. Hi vọng bài viết sau đây có thể giúp các độc giả hiểu rõ hơn những thắc mắc về thiết kế website bằng CMS hay Code tay và đâu là lựa chọn hoàn hảo cho mình!
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TM DV SEO ĐA KÊNH
- Địa chỉ: 181 Huyền Trân Công Chúa, Phường 4, Tp Đà Lạt
- Hotline: 0907 345 778
- Website: seodakenh.com
- Email: admin@seodakenh.com
Chi phí thiết kế Website khoảng bao nhiêu tiền?
Chi phí thiết kế Website khoảng bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp sử dụng website như một giải pháp marketing mang lại hiệu quả. Để sở hữu một website ngày nay không còn quá khó khăn như trước nữa, tuy nhiên một lựa chọn phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và có một website đúng với mục đích của mình. Vậy chi phí để thiết kế một website chuyên nghiệp bao nhiêu là hợp lý? Cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Thiết kế website là gì?
Thiết kế website hay còn gọi là thiết kế web là công việc giúp người dùng tạo ra một website hoàn chỉnh. Website được thiết lập có thể là các trang dưới dạng blog cá nhân, hoặc những trang thương mại điện tử của doanh nghiệp, công ty, tổ chức… Thiết kế website sẽ bao gồm 2 kiểu thiết kế chính là web tĩnh và web động.
Mục đích của việc thiết kế website
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi yêu cầu xây dựng website đều cùng chung hướng tới mục đích là quảng cáo hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu công ty, doanh nghiệp.
Để bắt kịp xu hướng chung
Xu hướng tìm kiếm thông tin mua bán trực tuyến đang ngày một gia tăng nhanh chóng. Chính vì thế để bắt kịp xu hướng này, đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp cần xây dựng chiến thuật marketing online hiệu quả. Do đó, thiết kế website là một trong những thị trường màu mỡ giúp thúc đẩy việc kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức nhỏ lẻ, website như là một công cụ, phương tiện để quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình. Đồng thời, các dịch vụ hỗ trợ việc kinh doanh cũng ngày càng được nâng cao và nở rộ.
Hỗ trợ khách hàng
Thiết kế website sẽ giúp khách hàng cập nhật được các dòng sản phẩm và dịch vụ mới nhất. Đồng thời, website sẽ giúp truyền đạt thông tin từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng mà không gặp phải bất kỳ rào cản nào ngăn cách. Bên cạnh đó, đây còn là phương pháp marketing có chi phí rất thấp mà vẫn mang lại hiệu quả công việc cao. Bởi đây là lựa chọn không thể thiếu mà website chắc chắn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của việc kinh doanh.
Những yếu tố quyết định chi phí thiết kế website
Đây là câu hỏi mà các bạn tự hỏi đầu tiên khi muốn phát triển một website, hay xa hơn là phát triển nguyên mảng kinh doanh online. Tuy nhiên thực tế là chi phí thiết kế website cũng như một số ngành dịch vụ khác, chi phí gần như không cố định và dao động khá lớn. Chi phí đăng ký tên miền, hosting, mức tiêu tốn thời gian, tài nguyên và công sức là các yếu tố chính quyết định chi phí cho việc thiết kế 1 website.

Chi phí đăng ký tên miền và hosting
Tên miền và hosting cũng là 2 thành phần vô cùng cơ bản của một website. Chúng đóng góp không nhỏ vào việc xác định chi phí thiết kế website, nhất là đối với những thương hiệu hay doanh nghiệp lớn.
Tên miền:
Là địa chỉ của website, là “sổ nhà” của bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có một cái tên tầm thường, không có gì đáng nhớ thì sẽ lạc | lõng giữa hàng triệu những biển tên khác trên đại lộ Internet mênh mông.
Vì vậy, bạn cần có một tên miền website có khả năng định vị thương hiệu, chủ động dẫn dắt người dùng đến với trang web của mình. Tức là, tên miền của bạn cần phải súc tích, người dùng có thể dễ dàng đoán được mục đích và nội dung chính của website, nhưng đồng thời cũng phải độc đáo, ấn tượng và thú vị.
Nếu bạn muốn tên miền website của mình đạt hiệu quả định vị thương hiệu tốt, bạn có thể nhờ sự tư vấn của dịch vụ thiết kế website. Và tất nhiên chi phí Domain – mua tên miền mà bạn chọn thường sẽ rất rẻ, trừ khi bạn chọn những tên miền có trùng thương hiệu nổi tiếng hoặc những tên miền đặc biệt.
Hosting:
Máy chủ hosting là những thiết bị chịu trách nhiệm vận hành website và lưu trữ mọi dữ liệu website của bạn. Bất cứ tương tác nào của khách ghé thăm đều có tác động lên máy chủ hosting.Vì lý do đó, sức tài của máy chủ hosting phải tỷ lệ thuận với quy mô của website. Website càng có nhiều nội dung, nhiều chức năng thì bộ nhớ, tốc độ xử lý và băng thông của máy chủ cũng phải được nâng cao lên
Trong những Website có quy mô lớn, chi phí dành cho máy chủ hosting có thể chiếm 30-40% chi phí thiết kế website, đặc biệt là chi phí bảo trì máy chủ. Vì vậy, đây là một yếu tố phải cân nhắc khi định giá thiết kế website.
Mức tiêu hao thời gian, công sức và tài nguyên
Thời gian thiết kế ngắn hay dài, công sức và tài nguyên bỏ ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc và hai yếu tố cơ bản chính là giao | diện và chức năng vận hành của website đó.
Giao diện website:
Được xem như bộ mặt của trang web, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu. Một website được thiết kế thi mi, màu sắc hài hòa với logo, sẽ khiến khách hàng dễ bị thu hút và ngay lập tức liên tưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Hơn nữa với một giao diện thông minh, bắt mắt cũng là cách để giữ chân khách hàng ở website bạn lâu hơn, từ đó các tỷ lệ | chuyển đổi cũng gia tăng.
Tùy vào yêu cầu về giao diện website mà mức giá có thể dao động thấp hoặc cao
Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách lựa chọn các giao diện có sẵn sau đó sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với thương hiệu của bạn.
Hoặc bạn hoàn toàn có thể tự nghĩ ra ý tưởng giao diện website theo phong cách riêng của mình và trao đổi ý tưởng này với những nhà thiết kế web chuyên nghiệp,
Việc này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều chi phí thiết kế website hơn vì sẽ tốn nhiều chất xám và công sức của đơn vị thiết kế web, Những trang web của bạn sẽ đảm bảo độc nhất vô nhị, không đụng hàng với bất cứ thương hiệu nào.
Các chức năng vận hành của website:
Một số module Cơ bản có thể kể đến như: module trang chủ, landing page, trang tin tức, form (biểu mẫu) hỗ trợ, trang tuyển dụng, trang about (“Về chúng tôi”), thanh menu hoặc thanh tìm kiếm, v,v…
Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp cũng sẽ cần tính năng nâng cao cho trang web của mình. Đây chính là yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí thiết kế website. Để tối ưu chi phí thiết kế website, bạn nên trao đổi với đơn vị thiết kế website cho mình để có thể đưa ra được những chức năng thực sự phù hợp với doanh nghiệp.
Các chức năng nâng cao có thể kể đến như: thanh toán trực tuyến, tương tác trực tuyến, gợi ý cá nhân hóa, đa nền tảng, các chức năng thiết kế… Và các chức năng khác có thể phát sinh trong quá trình phát triển web.
Quý khách nên lựa chọn một công ty thiết kế web uy tín, hiểu rõ về thị trường doanh nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí thiết kế website thay vì đâm đầu vào những chức năng không thật sự cần thiết mà lại tốn kém cho doanh nghiệp.
Chi phí thiết kế website cho doanh nghiệp hiện nay khoảng bao nhiêu?
Chi phí thiết kế website thường không cố định tại một mức giá nào bởi vì mỗi website cần có một tính năng riêng biệt. Các website thường được phân chia thành nhiều thể loại và mục đích khách nhau, như website học trực tuyến, website bán hàng online hay website giới thiệu…
Tuy nhiên mỗi website vẫn cần có một bộ các tính năng cơ bản giống nhau để hoạt động hiệu quả. Trên thị trường, một website đi vào hoạt động hiệu quả thông thường sẽ có giá dao động từ vài triệu đến chục triệu đồng và đặc biệt không giới hạn chi phí thiết kế website tùy vào chức năng của người dùng.
Lưu ý với các dịch vụ thiết kế website giá rẻ dưới 1 triệu đồng
Phần lớn các website giá rẻ thường sử dụng các hosting miễn phí, hoặc các hosting giá rẻ, khả năng lưu trữ dữ liệu không nhiều. Điều này khiến tốc độ load website rất chậm, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phần mềm quản trị của website giá rẻ có nhiều chức năng không liên quan khiến cho người dùng mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và sử dụng công cụ quản trị nhưng lại không mấy hiệu quả so với việc thiết kế một website chuyên nghiệp, đúng với chuyên môn của doanh nghiệp.
Thường các website giá rẻ sẽ dễ phát sinh lỗi sau một thời gian sử dụng vì các Template cũ không tương thích với sự phát triển của công nghệ. Việc hỗ trợ xử lý kỹ thuật, khắc phục lỗi dường như sẽ không có vì hầu hết các code đều được copy trên mạng, việc sửa lại dường như là rất khó khăn với đơn vị thiết kế website giá rẻ.
Chi phí thiết kế website quá thấp khiến họ e ngại trong việc đầu tư thời gian, kinh phí, công sức, của mình để xử lý lại các vấn đề kỹ thuật. Nếu có hỗ trợ thì bạn cũng phải đóng phí thêm.
Thiết kế website của SEO Đa Kênh
SEO Đa Kênh luôn đảm bảo đem đến cho bạn những giải pháp tối đa với chi phí tối ưu nhất có thể. Tùy vào yêu cầu mà chi phí thiết kế website sẽ có những dao động nhất định. Nhưng bạn hãy yên tâm, đến với SEO Đa Kênh, mọi chi phí bạn đầu tư đều chắc chắn xứng đáng.
Tại sao lại chọn SEO Đa Kênh để thiết kế website?
SEO Đa Kênh là công ty có hơn 7 năm kinh nghiệm trong mảng marketing và website. Là công ty thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín và cung cấp dịch vụ thiết kế website chất lượng, chuẩn SEO cho khách hàng. SEO Đa Kênh luôn lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn của khách hàng để đưa ra giải pháp thiết kế website phù hợp với doanh nghiệp của khách hàng nhất.
Định nghĩa Web API và ứng dụng để thiết kế website
Định nghĩa Web API và ứng dụng để thiết kế website
API được ví như “cánh tay phải” đắc lực không thể thiếu đối với lập trình website và thiết kế các phần mềm ứng dụng di động. Nó có tác dụng liên kết các tính năng của web, app với các cơ sở dữ liệu; tăng tương tác tối đa giữa người dùng và ứng dụng. Bên cạnh đó, công cụ này còn có rất nhiều điều hấp dẫn khác, hãy cùng SEO Đa Kênh khám phá về API trong bài viết hôm nay nhé!
API là gì?
API được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Application Programming Interface, tức giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương tiện cho hai hoặc nhiều ứng dụng trao đổi, tương tác với nhau, tạo ra tương tác giữa người dùng với ứng dụng hiệu quả và tiện lợi hơn.
Với API, các lập trình viên có thể tiếp cận, truy xuất dữ liệu từ máy chủ thể hiện chúng trên ứng dụng phần mềm hoặc website của mình một cách dễ dàng hơn.
Bạn có thể hình dung như thế này: Giả sử bạn đang viết một phần mềm cho Windows 10 và bạn muốn phần mềm của mình có thể dễ dàng tương tác được với các tính năng hay dịch vụ của Windows như thay đổi hình nền, điều khiển con lăn, các thao tác liên quan tới giao diện người dùng hay thậm chí tính năng/ứng dụng cao cấp hơn. Tất cả điều đó đều có thể thực hiện được qua Windows API miễn phí dành cho Windows.
Tính tới nay, API đã phát triển với nhiều loại ứng dụng và phần mềm khác nhau. Thế hệ mới nhất của web/ app API có thể ứng dụng được ở mọi hệ thống từ cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, hệ thống nền web, thư viện hay thậm chí là phần cứng máy tính.

Cách API hoạt động
Hiểu một cách đơn giản, API là giao diện cho phép ứng dụng này giao tiếp với các ứng dụng khác thông qua một hoặc nhiều câu lệnh khác nhau. Những lệnh này có thể được gửi, định dạng và truy xuất dữ liệu thông qua API khác với API SOAP hoặc REST, nhưng vẫn sẽ tuân thủ theo một số quy định và quy luật chung.
Giao diện API hoạt động bằng cách đặt lên trên các Server Side Scripts, Classes và Functions. Giao diện này sẽ thực hiện những tác vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng, tập lệnh bên ngoài và bên trong yêu cầu API thông báo cho máy chủ thực hiện một số tác vụ nhất định.
Ví dụ, khi người dùng đăng nhập vào ứng dụng, thông tin của người đó sẽ được ứng dụng thu thập. Về mặt API REST, người dùng sẽ có API endpoint theo dạng http://api.mysite.com/myuserid/details. Kế tiếp, ứng dụng sẽ tiến hành gọi endpoint thông qua cURL, AJAX bằng một phương thức cụ thể, tùy thuộc vào cách thức mà API được gọi.

Tên của một số phương thức API chính là các từ mô tả hành động của API. Một số hành động có thể xảy ra như:
- GET
- POST
- PUT
- DELETE
Xu hướng phát triển của API
API hiện có 2 chính sách bảo vệ cơ bản gồm:
- Các công ty bảo vệ API cusack chính mình
- Các công ty chuyên cung cấp API miễn phí
Với loại thứ 1, ở đây các công ty tường sẽ chủ trương bảo vệ API và thu lời từ các nhà phát triển phần mềm thứ 3 đăng ký, xin phép họ. Họ thường là những công ty sản xuất thiết bị, game, công nghệ, ví dụ như Sony cùng hệ thống playstation.
Với loại thứ 2, họ là các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm API miễn phí. Người dùng có thể thoải mái sử dụng API này để viết lên phần mềm bên thứ 3. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần mua thêm phần mềm để sử dụng. Đây cũng chính là nguồn lợi của các nhà cung cấp API miễn phí, đồng thời vừa có thể đem tới hiệu quả lan tỏa và marketing mạnh mẽ hơn.
Điển hình cho loại thứ 2 đó là hệ sinh thái của Microsoft, Google hay Apple. Họ hầu như đều cung cấp các API miễn phí, đổi lại là các lập trình viên sẽ viết phần mềm hệ điều hành, người dùng phải mua của Window, Google để có thể sử dụng phần mềm đó. Đặc biệt trong đó, API của Google chính là ứng dụng trong hệ sinh thái giúp họ ngày càng phổ biến và dễ dàng tiếp cận mọi người khắp thế giới hơn.
Hiện nay, xu hướng người dùng chủ yếu thiên về loại thứ 2. Điều này khiến cho cá API miễn phí ngày càng trở nên phổ biến hơn, vận hành và có mặt ở mọi nơi trên internet và cuộc sống.
Mức độ phổ biến của công cụ này ngày càng tăng khi chúng được nâng cao về các tiêu chuẩn về sự thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Không những thế, tiêu chuẩn về bảo mật cũng được nâng cấp, giúp giảm thiểu các rủi ro hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật tốt hơn. Mọi hoạt động của API đều được giám sát nên hiệu suất của chúng cũng được cải thiện tốt hơn.
Với sự phát triển của các thiết bị di động và ứng dụng đi kèm, API giờ đây cũng được nâng cấp nhằm thích nghi tốt hơn với các thiết bị di động. Thực tế cho thấy, hầu hết các ứng dụng nền web và ứng dụng di động tận dụng nhiều API hơn, tạo động lực tăng trưởng APi vượt bậc.
Trang Programmableweb cũng từng đánh giá, một trong những kho API miễn phí lớn nhất thế giới hiện nay có tới hơn 21.000 API được chia thành 450 mục khác nhau, bao phủ toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống con người. Có thể thấy, API trở thành công cụ quan trọng giúp cho hỏa động vận hành hệ thống tốt hơn, trở thành chìa khóa thông minh, đồng bộ và tự động hóa đặc biệt của con người.
API có những loại nào

Trên thực tế, nền tảng API bao gồm rất nhiều loại và được phân loại theo những cách dưới đây:
Phân loại API dựa trên phân ngành nhỏ trong ngành công nghệ thông tin
Nếu phân loại dựa trên các phân ngành nhỏ trong ngành công nghệ thông tin thì có các loại API sau:
- API trên nền tảng web: API trên nền tảng web hay còn có tên gọi khác là web API. Loại này hiện đang được sử dụng thông dụng nhất trong lập trình web hiện nay. Các website lớn như Facebook, Google đều cung cấp hệ thống API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu vào hệ thống. Phần lớn các API trên nền tảng web được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful và thường có định dạng dữ liệu là JSON, XML hoặc một kiểu dữ liệu bất kỳ.
- API trên hệ điều hành: Khái niệm này còn xuất hiện trước cả API trên nền tảng web. Microsoft cung cấp các hệ điều hành Windows cùng với nhiều tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức, lời gọi hàm cũng như một số giao thức kết nối cho lập trình viên. Hỗ trợ cho các lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có khả năng tương tác trực tiếp với hệ điều hành.
- API của thư viện phần mềm hay framework: Loại này mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, điều này giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có khả năng sử dụng thư viện được viết bằng các ngôn ngữ khác. Ví dụ có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.
Phân loại API dựa trên quyền hạn truy cập
Phân loại API dựa trên quyền hạn truy cập bao gồm 3 loại:
- API mở (open API): Là loại API công khai, không có hạn chế nào khi truy cập các loại API này vì chúng có sẵn công khai.
- API đối tác (Partner API): Bạn cần được cấp quyền hoặc giấy phép cụ thể khi muốn truy cập loại API này vì chúng không có sẵn công khai.
- API nội bộ (Internal API): Loại này còn được gọi là API riêng tư, chỉ những hệ thống nội bộ mới có thể sử dụng loại này. Do loại API ít được biết đến và thường sử dụng trong phạm vi công ty. Phần lớn sử dụng trong các đội ngũ phát triển nội bộ khác nhau để có thể cải thiện các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp.
Cách đảm bảo tính bảo mật cho API
Một số vấn đề phổ biến nhất liên quan đến bảo mật API
SQL Injection
SQL Injection hay Injection là một lỗi nghiêm trọng khá thường gặp. Những kẻ tấn công mạng sẽ lợi dụng một số lỗ hổng của quy trình kiểm tra dữ liệu trong ứng dụng web để chuyển đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Bằng cách này, chúng sẽ khai thác được các thông tin nhạy cảm. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần ràng buộc kỹ dữ liệu mà người dùng nhập vào. Hướng khắc phục phổ biến nhất để thực hiện là dùng Regular Expression để loại bỏ các ký tự lạ, ký tự không phải số. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dùng một số hàm sẵn có để giảm thiểu nguy cơ gặp lỗi.

Spam request
Các request ở chế độ công khai thường dễ gặp phải tình trạng spam. Chẳng hạn những trường hợp mà người dùng chỉ cần nhập tên và password để đăng ký tài khoản, có thể có hoặc không có bước xác thực. Cách khắc phục đơn giản nhất là làm những request của bạn trở nên phức tạp hơn. Bạn có thể thêm một số yêu cầu, câu hỏi bảo mật hoặc yêu cầu người dùng chờ một lúc trước khi thực hiện những thao tác tiếp theo,… Cách này sẽ giúp đảm bảo an toàn bảo mật và giảm thiểu được tình trạng spam.
Giải pháp bảo mật hệ thống thông tin cho API
Hãy kiểm tra thẩm quyền người dùng, xác thực ứng dụng thật cẩn thận
Ngoài xác thực người sử dụng cuối cùng, bạn cũng cần chú ý đến quá trình xác thực ứng dụng. Vì nếu bạn đang sử dụng ứng dụng AirBnB, Uber, các ứng dụng này sẽ thực hiện quy trình gọi các API của chúng. Nhờ đó, ứng dụng sẽ được xác thực một cách đầy đủ hơn.
Mã hóa dữ liệu được truyền đi từ nền tảng
Sử dụng chứng chỉ SSL là giải pháp đơn giản nhất để bạn làm được việc này. Giúp bạn dễ dàng mã hóa được các dữ liệu quan trọng để ngăn chặn tình trạng bị tấn công, bị đánh cắp dữ liệu trong quá trình truyền tải.
Tránh dùng mật khẩu cố định, dạng nhúng hoặc quá dễ đoán
Vì lười biếng, nhiều người dùng thường lựa chọn mật khẩu cố định rất dễ đoán. Thậm chí họ còn sử dụng mật khẩu, thông tin được lưu cục bộ trên nhiều ứng dụng di động. Điều này cần được giải quyết triệt để nếu như bạn không muốn thông tin của mình bị đánh cắp.
Sử dụng chữ ký số
Chữ ký số là chuỗi ký tự duy nhất, tượng trưng cho một người dùng. Nó giúp bạn dễ dàng lưu trữ các chuỗi này trong cơ sở dữ liệu, và chỉ cung cấp nếu người sử dụng nhập đúng tên, mật khẩu phù hợp. Đây là một giải pháp đơn giản để kiểm tra và tăng tính bảo mật cho API.
REST – RESTFul API trong thiết kế website
Web API là công nghệ mới nhất, tân tiến và đột phá nhất hiện nay. Nó vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn của một API phổ biến, kèm theo là những ưu điểm mới vượt trội hơn công nghệ cũ.

REST và RESTful API là gì?
REST được viết tắt bởi Representational State Transfer, là cấu trúc mẫu quy định các ứng dụng giao tiếp và tương tác với nhau. Nó bao gồm 3 bộ phận cơ bản như: bộ máy chủ ngoài chứa dữ liệu (external server), máy chủ API và máy chủ khách (client). Trong đó, máy khách có thể là bất cứ thứ gì, ứng dụng trên nền web, thư viện hoặc thậm chí là các phần mềm khác nhau của một phần mềm máy tính.
REST cho phép các máy khách truy cập máy chủ API và thực hiện các lệnh lấy về, chỉnh sửa hay xóa dữ liệu từ external server. Các lập trình viên có thể thoải mái truy xuất, chỉnh sửa dữ liệu từ máy chủ mà không cần biết hệ thống hoạt động như thế nào.
Giao thức chính của REST sử dụng là HTTP, một giao thức phổ biến với hầu hết các ứng dụng hay dịch vụ web hiện nay. Nó đem tới hiệu quả nhanh chóng trong bối cảnh đường truyền mạnh mẽ và khiến cho REST kiến trúc tốc độ nhanh hơn.
Ngoài ra, REST cũng có ưu điểm khi sử dụng giao thức stateless (không trạng thái). Hệ thống này không sử dụng session, cookie, không cần biết những thông tin đó trong mỗi lần request đến máy chủ ngoài. Điều này giúp REST giảm tải cho máy chủ ngoài, nâng cao hiệu suất làm việc.
REST ban đầu được thiết kế để sử dụng cho các dịch vụ web. Tuy nhiên, bất cứ phần mềm nào cũng có thể ứng dụng REST làm cầu nối giao tiếp với các ứng dụng khác tốt và hiệu quả hơn. Đó cũng là lý do giúp cho REST trở thành tiêu chuẩn mặc định cho hầu hết các giao thức. Và những API được thiết kế theo cấu trúc REST được gọi là RESTful API.
4 lệnh CRUD cơ bản
CRUB bao gồm: Create, Read, Update, Delete. Đây là 4 chức năng cơ bản của bất kỳ cơ sở dữ liệu nào. REST và RESTful cũng không ngoại lệ. Cá kiến trúc này đều hỗ trợ đầy đủ 4 lệnh, giúp bạn có thể thao tác với dữ liệu lấy từ máy chủ dễ dàng hơn.

Trong REST, 4 lệnh có tên gọi hơi khác một chút:
- Post: Có chức năng tạo dữ liệu, thông tin mới
- Get: Lệnh đọc/lấy một dữ liệu, thông tin mới
- Put: Cập nhật thông tin và dữ liệu đã có
- Delete: Xóa thông tin và dữ liệu đã có
Trong đs, Get được đánh giá là lệnh an toàn và phổ biến nhất, được cho phép bởi hầu hết các Restful API hiện nay. 3 lệnh còn lại ít nhiều làm theo đổi các dữ liệu gốc máy chủ, có nguy cơ dẫn tới tai nạn ngoài ý muốn. Cho nên, chỉ những API được thiết kế riêng hay được cấp thẩm quyền như API đối tác, Admin mới được thực hiện các lệnh đó.
Web API là gì?
Web API hay ASP.NET Web API là một framework dùng để xây dựng và lập trình các dịch vụ web HTTP. Nó có dạng là một RESTful API hiện đại, hội tụ đủ các điều kiện của REST cũng như các tiêu chuẩn tương tự, được tối ưu cho các dịch vụ trực tuyến cũng như ứng dụng web hiện nay. Web API sở hữu những ưu điểm vượt trội mà một API cũ có cùng nhiều ưu điểm mới tuyệt vời, giúp nó nhận được nhiều sự tin tưởng từ các nhà phát triển và lập trình website.

Một số ưu điểm vượt trội của Web API như:
- Dễ viết, tinh chỉnh tốt hơn so với các framework WCF, Web service trước đây
- Nâng cao trải nghiệm người dùng nhờ UX thân thiện
- Thỏa mãn những tiêu chuẩn phổ biến về REST và HTTP
- Hỗ trợ tốt các tính năng và thành phần của HTTP như: caching, versioning, HttpRequestMessage, HttpResponseMessage,…các MVC như: routing, container, controller,…
- Khả năng bảo mật cao, xác nhận 2 chiều khi có request
- Dữ liệu trả về ở nhiều định dạng phổ biến khác nhau từ XML cho tới JSON
- Host được nhiều loại client khác nhau từ ứng dụng nền web cho tới các phần mềm desktop,…
Web API trong lập trình, thiết kế website
Từ những phân tích trên có thể thấy, Web APi cung cấp những tính năng, cải thiện hiệu suất làm việc website cực tốt. Thay vì sử dụng các trang tĩnh với nội dung cứng nhắc, website hiện đại ngày nay có thể ứng dụng Web API để cung cấp nội dung linh hoạt với tính cá nhân hóa cao hơn.
Một số ứng dụng Web API trong lĩnh vực thiết kế và lập trình website nổi bật như:
Chức năng tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm (search engine – SE) là một bộ phận cơ bản của các trang web. Nhưng nếu bạn sử dụng chức năng tìm kiếm thông thường, người dùng có thể sẽ khó mà tìm được những thông tin mong muốn khi số lượng nội dung quá phức tạp, đồ sộ hay tìm kiếm một nội dung đặc thù nào đó.
Ví dụ: nếu website nấu ăn hẳn sẽ thường được tìm kiếm về các công thức, thông tin dinh dưỡng,… Không những thế, khi cần thiết họ sẽ tìm kiếm về cả các món ăn ít chất béo, dành cho trẻ em hay bà bầu, các thành phần có thể gây dị ứng, nấu trong bao lâu là đủ,… Rất nhiều điều được quan tâm tìm kiếm.
Khi đó, website đòi hỏi phải có một API sử dụng SE mạnh mẽ, phổ biến hỗ trợ người dùng tìm kiếm được thông tin chính xác nhất. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn góp phần giúp đem tới cái nhìn tích cực hơn từ người dùng.
Khả năng tích hợp kênh mạng xã hội
Các kênh mạng xã hội như Zalo, Facebook,… đang trở thành những thị trường lớn, nơi thu hút và sở hữu đông đảo người dùng trên toàn thế giới. Hầu hết các website hiện đại đều tích hợp với các nền tảng mạng xã hội.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này khi kéo xuống cuối trang web, bên sườn giao diện website hay dưới mỗi bài viết. Một số trang web còn sử dụng cả khung bình luận, nút like, theo dõi hay share Fanpage cho các bài viết hay cuộc thảo luận dưới bài viết. Người xem có thể dùng chính tài khoản mạng xã hội của mình để đăng nhập và tương tác. Rất tiện lợi và nhanh chóng.
Muốn làm được điều đó thì các lập trình và thiết kế website cần sử dụng API của nền tảng mạng xã hội nhúng các chức năng mạng xã hội này vào trang web của mình. Thông qua API, website và mạng xã hội có thể trao đổi dữ liệu qua lại dễ dàng hơn. Người dùng cũng không cần thoát website mà vẫn có thể tương tác với cả ứng dụng mạng xã hội một cách bình thường và thoải mái.
Xây dựng website bán hàng trực tuyến
Không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng, API còn là công cụ quan trọng hỗ trợ công việc của các lập trình viên. Nhất là trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng website, thiết kế website bán hàng trên nền tảng shopify (nền tảng bán hàng online đầy đủ chức năng của trang Thương mại điện tử).
Chỉ cần sử dụng API của Shopify, gắn vào các nút, thành phần website, trang web của bạn sẽ có những chức năng điển hình mà một web thương mại điện tử cần có. Điều này rút ngắn được quá trình xây dựng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết cho một website bán hàng online.
Các câu hỏi thường gặp về API

Ví dụ về API là gì?
Mỗi khi bạn sử dụng một ứng dụng chẳng hạn Facebook, gửi tin nhắn tức thì hoặc kiểm tra thời tiết trên điện thoại của mình tức là bạn đang sử dụng một API.
Tại sao phải sử dụng API?
Các API là cần thiết để có thể kết hợp các ứng dụng lại với nhau để thực hiện một chức năng được thiết kế được xây dựng xung quanh việc chia sẻ dữ liệu và thực thi những quy trình được xác định trước. Nó hoạt động với tư cách là người trung gian, cho phép các nhà phát triển ứng dụng xây dựng các tương tác có lập trình mới giữa những ứng dụng khác nhau mà mọi người và doanh nghiệp sử dụng hàng ngày.
API là viết tắt của từ gì?
API là từ viết tắt của Application Programming Interface, được hiểu là một phần mềm trung gian cho phép hai ứng dụng giao tiếp với nhau.
Tổng kết
Hi vọng với những phân tích chi tiết trên đây của SEO Đa Kênh có thể giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về API là gì, các giá trị và ứng dụng của API hay Web API trong thiết kế website và đời sống.
Từ những giao thức tách biệt, API như một cầu nối gắn kết chúng, giúp người dùng có thể tương tác giữ ứng dụng và website, cải thiện và mở rộng vận hành trên mọi thiết bị và phần cứng dù trực tuyến hay ngoại tuyến.
API giúp giảm tải phần lớn các công việc, nâng cao sự chính xác trong quá trình thiết kế website bán hàng online và các loại web khác, tạo sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và thuận tiện hơn cho các lập trình viên. Tất cả những ưu điểm đó giúp cho API và Web API trở thành những chiếc chìa khóa vạn năng, cải thiện cuộc sống tiện lợi, thông minh và hiện đại hơn.
Nguồn tham khảo: mona.media
Cách đăng ký và thiết lập Google Analytics
Cách đăng ký và thiết lập Google Analytics
Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản Google https://accounts.google.com/servicelogin
Sau đó truy cập https://analytics.google.com/ và chọn bắt đầu đo lường

1. Thông tin tài khoản
Nhập tên tài khoản và chọn tiếp tục

2. Thiết lập thuộc tính
- Nhập Tên thuộc tính, Múi giờ, Đơn vị tiền tệ
- Chọn Hiện tùy chọn nâng cao -> bật Tạo một thuộc tính Universal Analytics -> Nhập URL của trang web -> chọn Chỉ tạo một thuộc tính Universal Analytics (lựa chọn này sẽ tạo giao diện Analytics theo bản cũ)


3. Giới thiệu về doanh nghiệp
Chọn Danh mục -> Quy mô doanh nghiệp -> Chọn cách bạn sẽ dùng Analytics -> Tạo

4. Xác nhận và hoàn tất đăng ký
Đánh dấu cả 2 ô điều khoản -> chọn Tôi chấp nhận

Đây là giao diện sử dụng của Analytics sau khi hoàn tất đăng ký và thiết lập

Hướng dẫn tích hợp mã theo dõi của Analyitcs vào website
Cách lấy mã theo dõi (tracking code) từ Analytics
Vào phần Quản trị -> Thông tin theo dõi -> Mã theo dõi

Cách tích hợp mã theo dõi (tracking code) vào website
1. Cách thêm mã theo dõi vào website thường
Dán đoạn mã theo dõi đã copy vào tag <head> của website

2. Cách thêm mã theo dõi vào website wordpress
Đối với website wordpress thì cách nhanh và dễ nhất là sử dụng plugin hỗ trợ:
- Cài và kích hoạt Plugin Insert Header and Footer
- Vào phần cài đặt -> Insert Headers and Footers -> Dán mã theo dõi

Sau khi hoàn tất đăng ký và thiết lập, chờ xác minh trong vòng 24h – 48h và website của bạn sẽ nhận được dữ liệu từ Google Analytics!
Hướng dẫn cài đặt Google Analytics GA4 (bản mới) bằng Google Tag Manager
Đăng ký tài khoản Google Tag Manager tại: https://tagmanager.google.com/
Chọn tạo tài khoản để bắt đầu đăng ký

Nhập đầy đủ thông tin về tài khoản -> chọn Tạo

- Sau khi chọn Tạo, trang điều khoản sẽ hiện ra
- Tick Chấp nhận điều khoản và chọn Có để tiếp tục

- Sau khi hoàn tất quy trình đăng ký tài khoản, bạn sẽ được chuyển đến trang điều khiển và nhận mã theo dõi (tracking code)
- Thêm mã theo dõi (tracking code) vào website theo các bước hướng dẫn tích hợp bên trên

- Sau khi đã tích hợp mã theo dõi
- Chọn Tạo thẻ mới tại giao diện chính

- Nhấp vào bảng cấu hình thẻ
- Chọn cấu hình Google Analytics: Cấu hình GA4

Đến bước này, bạn cần có mã đo lường từ Google Analytics để tiếp tục

- Truy cập giao diện Google Analytics
- Chọn Quản trị -> Trợ lý thiết lập GA4 -> Bắt đầu tạo thuộc tính GA4 mới

Chọn Tạo thuộc tính để tiếp tục

Chọn Xem tài sản GA4 và chuyển sang giao diện GA4 để lấy mã luồng dữ liệu

- Sau khi được chuyển sang giao diện GA4
- Chọn Quản trị -> Luồng dữ liệu -> Chọn website của bạn

Copy mã đo lường của luồng website

Dán mã đo lường vào Google Tag Manager bị gián đoạn ở bước trước

Nhấp vào bảng Kích hoạt -> chọn All Pages


Sau khi đã có Mã đo lường và Chọn kích hoạt -> Lưu

Bước cuối cùng là chọn Gửi ở trang tổng quan

Những ứng dụng hữu ích của Analytics trong thực tế
Thống kê thời gian thực (real-time)
Google Analytic giúp bạn thấy được có bao nhiêu người dùng đang lướt website của bạn. Qua đó giúp bạn nắm rõ lưu lượng truy cập tối ưu nhất của website trong 1 ngày, tạo tiền đề để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.
Thống kê lượt truy cập
Google Analytics thống kê được nguồn truy cập vào website của người dùng đến từ đâu là nhiều nhất, cụ thể bao gồm các kênh như social media, google search, quảng cáo, các website khác… Ngoài ra, nó còn có khả năng thống kê được ngôn ngữ và hệ điều hành mà thiết bị của người dùng đang sử dụng để truy cập vào website của bạn là gì, từ đó tạo tiền đề để bạn tối ưu website phù hợp với các tiêu chí trên.
Phân tích hành vi người dùng
Không chỉ dừng lại ở nguồn truy cập, Google Analytics còn cho thấy hành vi thực sự của họ trên website thông qua các chỉ số như thời gian trung bình của 1 phiên truy cập, trang được truy cập nhiều nhất trên website, tỷ lệ thoát trang cùng nhiều chỉ số khác mà bạn mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn.
Phân tích nhân khẩu học
Google Analytics có thể phân tích các số liệu theo giới tính, địa điểm, sở thích… Điều này được Google thu thập thông qua cookies người dùng hoặc được máy chủ Google định vị, theo dõi.
Hệ thống quản trị của Google Analytics
Analyitcs cung cấp cho bạn trình quản trị gồm 3 thành phần chính:

Tài khoản (account)
Mục này cho phép bạn tiếp cận gần 50 thuộc tính khác nhau, giúp bạn có thể tùy biến các thuộc tính cho tài khoản theo yêu cầu. Hãy thống nhất sử dụng 1 thuộc tính lâu dài nếu bạn là người mới sử dụng Google Analytics.
Thuộc tính (property)
Mục này cho phép bạn sở hữu một loại mã theo dõi kích hoạt được nhận diện bởi con số ID có mẫu như sau: UA-xxxxxxxx-y (mã này là duy nhất và không thể điều chỉnh được)
- Dãy số ở giữa là số tài khoản.
- Số ở cuối là số thuộc tính.
Chế độ xem (view)
View cho phép bạn định dạng cách bạn xem số liệu trên Analytics. Có rất nhiều thuộc tính xem báo cáo, mỗi thuộc tính ấy cho phép bạn xem đến 25 số liệu. Hãy duy trì một thuộc tính duy nhất để tránh dữ liệu bị thao túng theo sự thay đổi của chế độ xem nhé.
Quy trình hoạt động của GA
Quy trình hoạt động của Analytics bao gồm 4 bước:
Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting
- Data Collection: thu thập dữ liệu liên quan tới website bằng đoạn mã JavaScript được cài sẵn ở bước cài đặt. Các cookies người dùng (nơi chứa thông tin nhân khẩu học và thông tin thiết bị của người dùng) cùng hành vi của người dùng trên website cũng sẽ được đoạn mã JavaScript này thu thập lại để gửi qua máy chủ Google.
- Configuration: Chuyển một đống dữ liệu sơ cấp đã kể trên thành thứ cấp để chuẩn bị xuất thành báo cáo website.
- Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chỉ số mà họ muốn theo dõi. Cấu trúc báo cáo cũng sẽ được doanh nghiệp quyết định thông qua thuộc tính View.
- Reporting: Tiến hành kết xuất báo cáo đầy đủ cho website của doanh nghiệp
Kết luận về Google Analytics
Google Analytics là một công cụ phân tích website rất hay, giúp các quản trị viên website có thể theo dõi tình trạng để điều hướng kế hoạch tốt hơn.
SEO Đa Kênh mong rằng, bài viết phân tích chuyên sâu cùng hướng dẫn chi tiết cách sử dụng này sẽ giúp hàng triệu người làm SEO hoặc marketing online có thể sử dụng Google Analytics thành thạo hơn để thúc đẩy bán hàng tốt hơn.
SEO Đa Kênh chúc bạn thành công hơn nữa nhé!
Nguồn tham khảo: mona.media
Những chỉ số quan trọng có thể theo dõi bằng Google Analytics
Những chỉ số quan trọng có thể theo dõi bằng Google Analytics
Người dùng (User)
Người dùng (User) là chỉ số cơ bản nhất thể hiện số người dùng đã vào website trong một khoảng thời gian tùy chọn
- Mỗi người dùng sẽ có một mã Client ID riêng.
- Thuật ngữ “traffic” có nghĩa là “số lượng người dùng”.
Cách xem số lượng người dùng (User): Đối tượng -> Tổng quan -> Người dùng

Phiên truy cập (Session)
Phiên truy cập (Session) chỉ một chuỗi thao tác mà người dùng tương tác với website
- Nếu người dùng truy cập vào website nhưng không có tương tác và thoát ra sau đó thì ta gọi đó là phiên trang đơn, phiên trang đơn có thời lượng phiên = 0.
- Session cho bạn biết được tổng số lần người dùng truy cập và có tương tác với website. Một người dùng có nhiều phiên truy cập nghĩa là họ đã quay lại website bạn nhiều lần.

Session được bắt đầu tính khi
- Người dùng vừa truy cập vào website
- Sau 30 phút không có tương tác, người dùng thực hiện bất kỳ tương tác nào (điều kiện để được tính là 1 phiên) với website như: chuyển sang trang khác cùng website, xem sản phẩm, phóng to, copy text…
Session kết thúc nếu:
- Sau 30 phút, không có tương tác nào giữa người dùng và website
- Người dùng đóng trình duyệt
- Truy cập vào website khác (và không quay lại sau 30 phút)

Cách xem phiên truy cập (Session): Đối tượng -> Tổng quan -> Số phiên

Số lần xem trang (Pageview)
Số lần xem trang (Pageview) là tổng số trang được xem bởi tất cả người dùng. Chỉ cần người dùng truy cập vào trang dù không có tương tác hoặc thoát ra ngay vẫn được tính là 1 lần xem trang
Cách xem số lần xem trang (Pageview): Đối tượng -> Tổng quan -> Số lần xem trang

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Tỷ lệ thoát chỉ số lần người dùng truy cập website và thoát ra mà không có bất kỳ tương tác nào (số phiên trang đơn). Tỷ lệ thoát càng cao cho thấy website không cung cấp những thông tin người dùng cần nên sẽ bị bộ máy tìm kiếm đánh giá thấp.
Cách xem Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Đối tượng -> Tổng quan -> Tỷ lệ thoát

Cách nhận biết số lần xem trang (pageview), phiên (session) và tỷ lệ thoát (bounce rate)
VD: Truy cập website -> Trang A -> Trang B -> Thoát
Số liệu Analytics sẽ ghi lại là:
- Trang A: +1 lượt xem, +1 phiên, không ảnh hưởng tỷ lệ thoát
Trang A có thao tác là chuyển tiếp sang trang B nên được tính +1 phiên - Trang B: +1 lượt xem, 0 phiên, tăng tỷ lệ thoát
Trang B chỉ tính +1 lượt xem do người dùng chỉ xem (không có bất kỳ tương tác nào với website) rồi thoát nên không đủ điều kiện tính +1 phiên và làm tăng tỷ lệ thoát.
Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)
Thời gian trung bình của phiên cho biết khoảng thời gian một người dùng hoạt động trên website của bạn. Thời trang trung bình của phiên càng cao càng chứng tỏ website của bạn cung cấp thông tin, nội dung hữu ích giúp thu hút người dùng ở lại lâu hơn
Thời gian trung bình của phiên = Tổng thời lượng tất cả phiên / Tổng số phiên.
Cách xem thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions): Đối tượng -> Tổng quan -> Thời gian trung bình của phiên

Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)
Số trang/phiên chỉ số lượng trang trung bình người dùng xem trong một phiên.
VD: Người dùng duyệt web theo thứ tự sau: trang A -> trang B -> trang A thì vẫn được tính là 3 trang/phiên (không loại trừ trùng lặp).
Tùy vào đặc thù của mỗi website mà số trang/phiên có mức đánh giá khác nhau: website bán quần áo sẽ có số trang/phiên cao vượt trội hơn so với các website giới thiệu, landing page.
Cách xem số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions): Đối tượng -> Tổng quan -> Số trang/phiên

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Thuật ngữ “chuyển đổi” của website có nghĩa là người dùng vào website và thực hiện hành động đúng mục đích của bạn:
- Truy cập vào website và mua hàng
(chuyển đổi từ người truy cập -> khách hàng) - Truy cập vào website và để lại thông tin
(chuyển đổi từ người truy cập -> khách hàng tiềm năng) - Truy cập vào website và tải app
(chuyển đổi từ người truy cập -> người dùng/khách hàng)
Tùy vào mục tiêu kinh doanh (KPI) để chọn đơn vị chuyển đổi phù hợp. Một chuyển đổi thông thường là:
- 1 đơn đặt hàng
- 1 lần đăng ký nhận tin
- 1 lần để lại thông tin
- 1 lượt tải app
- 1 cuộc gọi
Bạn có thể thiết lập và đo lường chuyển đổi tại Quản trị -> Mục tiêu

Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lần đạt được mục tiêu/ Số truy cập website) x 100
Ví dụ: Bạn muốn biết trong 550 người truy cập vào website có bao nhiêu người đã đăng ký nhận tin?
- Trong trường hợp này 1 chuyển đổi sẽ là 1 lượt đăng ký
- Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượt đăng ký/ 550) x 100
Nguồn tham khảo: mona.media
Google Analytics là gì?
Google Analytics là gì?
Trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Nó không chỉ giúp mình nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ chúng ta đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn hơn. Để có thể theo dõi số liệu website, bạn cần phải có công cụ phân tích website trực tuyến để bạn theo dõi số liệu theo thời gian thực. Và công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn làm được điều đó. Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics như thế nào là hiệu quả và chuyên nghiệp? Hãy cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Google Analytics là gì?
- Google Analytics là công cụ theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về lượt truy cập của website
- Google phát triển Analytics với mục đích hỗ trợ các quản trị viên website kiểm tra tổng thể tình trạng của website và có các giải pháp cải thiện phù hợp
- Google cam kết số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.

Những lợi ích “độc quyền” của Google Analytics
Dữ liệu đo lường và phân tích từ GA cho cái nhìn toàn diện về lượt truy cập website và đưa ra các đề xuất giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên website và cách truyền đạt nội dung phù hợp giúp tiếp cận người dùng
Bức tranh hoàn thiện của toàn bộ dữ liệu
Theo dõi toàn bộ dữ liệu và thấy cách dữ liệu hoạt động sẽ giúp bạn có sự đánh giá chính xác hơn về tình hình kinh doanh online và có cơ sở thực tế để thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo hiệu quả hơn bao giờ hết!
Analytics có thể tự thu nhập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau:
- Cung cấp số liệu về mỗi lượt truy cập của người dùng giúp bạn dễ dàng đánh giá được hiệu quả của nội dung và có các giải pháp sửa đổi phù hợp.
- Kết nối với các phần mềm quản lý kinh doanh, CRM… đem đến bộ dữ liệu hoàn thiện của riêng doanh nghiệp kết hợp giữa website và số liệu kinh doanh thực tế.
Những Insights độc đáo chỉ Google mới có thể cung cấp
Khám phá ra những tiềm năng giúp thu hút người dùng, đem lại lợi nhuận, gia tăng chuyển đổi mà website của bạn đang sở hữu nhưng… BẠN KHÔNG BIẾT?
Analytics sở hữu khả năng phân tích thông minh có thể đem đến cho bạn hàng loạt insights tiềm năng từ dữ liệu thu được từ chính website của bạn:
- Người dùng nào có khả năng chuyển đổi thành khách hàng cao nhất
- Khách hàng nào có xu hướng sẽ mua hàng giá trị cao (đến từ nguồn nào, ở lại trang bao lâu, xem những trang nào…)
- Khách hàng nào vào trang web nhiều lần trước khi quyết định mua (tại sao khách phân vân, gửi chương trình khuyến mãi đến email của khách…)
- …
Với những Insights độc quyền này từ Analytics, bạn đã có cơ sở vững chắc để xây dựng kế hoạch content riêng cho từng nhóm đổi tượng giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (CR) cho website.
Đồng bộ dữ liệu giữa Insights và kết quả thực tế
Biết được chính xác sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo trên mạng xã hội: facebook, youtube, tiktok… vào website, họ làm gì tiếp theo và có giải pháp giúp gia tăng chuyển đổi (mua hàng, để lại thông tin…)
- Đồng bộ hóa dữ liệu giữa Insights và các công cụ quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng chính xác và hiệu quả hơn.
- Bạn có thể dễ dàng kết hợp dữ liệu từ Google Analytics với công cụ quảng cáo từ các nền tảng khác: Facebook, Youtube, Google Ads, Adsense, Dislay,… để tiến hành các chiến dịch remarketing, quảng cáo hiệu quả hơn.
Đem lại cách sử dụng dữ liệu hiệu quả
Đem lại một cái nhìn hoàn toàn mới về cách sử dụng kết hợp các nguồn dữ liệu với nhau bằng khả năng tùy chỉnh và tích hợp mạnh mẽ từ Analytics.
Google Analytics có khả năng chia sẻ dữ liệu dễ dàng với độ bảo mật cao, bạn được toàn quyền truy cập, sử dụng dữ liệu:
- Tích hợp thêm APIs để sử dụng kết hợp dữ liệu từ nguồn khác
- Định nghĩa thêm đối tượng, thuộc tính mới
- Cài đặt thương mại điện tử, phễu đa kênh
Khai thác tối đa những lợi ích mà dữ liệu đem lại
Analytics là công cụ dịch các dữ liệu rời rạc thành những thông tin quan trọng và có liên hệ trực tiếp đến kết quả thực tế
Analytics đo lường và thu nhập mọi dữ liệu có thể của mỗi lượt truy cập như thời gian, địa lý, thiết bị, trình duyệt, nhân khẩu học,…
Phân tích cực kỳ chi tiết những dữ liệu thô đó thành những insights độc đáo và những đề xuất cải thiện website hữu ích giúp website
- Gia tăng khả năng chuyển đổi
- Tăng traffic
- Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm
- Xây dựng kế hoạch Marketing
Liên hệ SEO Đa Kênh để được xây dựng hệ thống dữ liệu đồng nhất tất cả các kênh quảng cáo, tối ưu website theo yêu cầu của bạn

Những tính năng hữu ích từ Google Analytics
Nổi bật hơn các công cụ trên thị trường với hàng loạt tính năng thông tin, hữu ích mà chỉ Google Analytics mới có:
Phân tích dữ liệu thông minh
Trả lời thắc mắc của bạn về mọi khía cạnh của dữ liệu hoặc tình hình kinh doanh của website bằng các giao diện được trình bày thông minh, dễ hiểu

- Truy cập thông tin nhanh chóng
Analytics có khả năng chia sẻ thông tin dễ dàng nên bạn hoặc đồng nghiệp có thể chủ động truy cập và sử dụng dữ liệu chung giúp quá trình phân tích và nghiên cứu hiệu quả hơn. - Chủ động cung cấp thông tin phù hợp
Analytics sẽ tự động phân tích và cung cấp Insights về từ khóa, xu hướng mới hoặc cơ hội thu hút khách hàng từ chính dữ liệu của bạn. - Mô hình hóa sự liên kết giữa người dùng và tỷ lệ chuyển đổi
Analytics có thể tích hợp với các công cụ khác của Google như Smart Goals, Smart Lists và Session Quality để hình thành nên một mô hình phân tích chi tiết dựa trên dữ liệu về người dùng và các hoạt động chuyển đổi của website với mục đích gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đa dạng các loại báo cáo

Báo cáo người dùng
Báo cáo người dùng cung cấp thông tin tổng quát về đối tượng truy cập website giúp bạn trả lời được các câu hỏi QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH ONLINE: người vào website của bạn là ai, họ cần gì, website của bạn có gì thu hút họ, làm sao để thu hút họ và giữ họ ở lại lâu hơn, làm sao để thúc đẩy họ mua hàng, để lại thông tin…
- Hoạt động người dùng: đo lường tần suất hoạt động của mỗi người dùng truy cập vào website dựa trên các tiêu chí thời gian, thao tác, nguồn truy cập…
- Giá trị vòng đời: đo lường giá trị mà mỗi người dùng đem lại cho bạn trong thông qua các lượt truy cập. Những khách hàng có giá trị vòng đời cao là những khách hàng trung thành với thương hiệu.
- Đối tượng: phân tích dữ liệu và đem lại báo cáo tổng quan về tất cả đối tượng tiềm năng của website. Báo cáo đối tượng giúp bạn phân tách đối tượng tiềm năng thành nhiều nhóm nhỏ hơn và có các content, kế hoạch marketing riêng cho từng nhóm đem lại hiệu quả chuyển đổi tốt hơn.
- Khám phá người dùng: tìm hiểu về hành vi của mỗi người dùng giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu quả các chiến dịch marketing
Báo cáo hành vi
Báo cáo hành vi tập trung vào phân tích các hành động của người dùng trên website giúp bạn biết được lý do người dùng thực hiện hành động: xem thêm bài viết khác (do cùng chủ đề, có kiến thức liên quan), mua hàng (họ đã so sánh sản phẩm nào, họ đã xem nội dung nào trước khi mua) …
- Luồng hành vi: là báo cáo đã được sơ đồ hóa giúp bạn theo dõi được cách người dùng di chuyển trong website của bạn như thế nào, biết được nội dung nào được người dùng quan tâm và yếu tố nào cần được tối ưu để thu hút người dùng hơn.
- Site Search: cung cấp thông tin về các lượt tìm kiếm bằng chức năng tìm kiếm của website (nếu có). Với nội dung tìm kiếm bạn có thể hiểu được người dùng cần gì ở website và cung cấp đúng thứ họ cần
- Site Speed: cung cấp số liệu về tốc độ người dùng tiếp cận với website giúp xác định các yếu tố cần cải thiện và có giải pháp phù hợp.
Báo cáo chuyển đổi
Báo cáo chuyển đổi giúp bạn biết được hiệu quả của từng kênh Marketing và chi tiết từng thao tác được thực hiện từ lúc người dùng nhấp vào quảng cáo cho đến khi hoàn tất chuyển đổi
- Luồng mục tiêu: Cho bạn thấy được cách người dùng thực hiện chuyển đổi trên website như thế nào (quan tâm những trang nào, tại sao tỷ lệ thoát cao,…) và có giải pháp điều hướng người dùng hiệu quả hơn.
- Thương mại điện tử: Phân tích mọi giao dịch được thực hiện trên website
- Phễu đa kênh: Giúp bạn theo dõi được rõ ràng, chi tiết hiệu quả của từng kênh marketing và cách chúng tạo ra chuyển đổi cho website
Báo cáo thời gian thực
Báo cáo thời gian thực thể hiện trực tiếp thông tin về hoạt động đang diễn ra của những người dùng đang sử dụng website ở ngay thời điểm hiện tại như số lượng người đang dùng website, họ truy cập vào website từ đâu hoặc qua từ khóa nào…
Cá nhân hóa dữ liệu và giao diện
Analytics cho phép bạn truy cập, tùy chỉnh và sắp xếp dữ liệu hoàn toàn theo ý muốn để có báo cáo phù hợp nhất với doanh nghiệp

Truy cập dữ liệu
Cho phép tài khoản truy cập tất cả dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi như app, email, phần mềm bên thứ 3, hoặc các sản phẩm khác của Google có tương thích với Analytics
Lọc và tùy chỉnh
Tùy chỉnh dữ liệu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng với hàng loạt chức năng hỗ trợ như bộ lọc nâng cao, nhóm kênh, nhóm nội dung, tạo chỉ số đo lường mới.
Thống kê dạng phễu
- Phễu mua hàng: phân tích luồng mua hàng của người dùng nhằm xác định họ có quyết định mua hoặc không mua ở giai đoạn nào
- Phễu đa kênh: sơ đồ hóa và báo cáo chi tiết về cách người dùng tương tác, chuyển đổi của từng chiến dịch
Thay đổi quy trình
Tự thêm các yếu tố, chỉ số mới theo ý bạn vào quy trình đo lường và phân tích để xây dựng được báo cáo phù hợp với doanh nghiệp, ngành hàng
Tạo và tùy chỉnh báo cáo
Với các công cụ được Analytics cung cấp, bạn có thể chủ động tự tạo cho website một dashboard với các dữ liệu, báo cáo và thông số do bạn tùy chỉnh
Thu nhập và quản lý dữ liệu
Analytics giúp bạn tổ chức và quản lý dữ liệu một cách có hệ thống, khoa học đem lại giá trị sử dụng thực tế, đem lại thông tin quan trọng giúp phát triển kinh doanh

- Tích hợp API: Công nghệ Analytics có thể tương thích tốt với mọi phần mềm bên thứ 3 cho phép bạn tích hợp và truyền dữ liệu một cách đơn giản, bảo mật.
- Quản lý Tag: Analytics có thể nhận diện được phần lớn loại tag đang được sử dụng để đánh dấu cho trang web.
- Cấu hình API: Đem đến cho bạn nhiều phương pháp sử dụng và kết hợp APIs
- Tùy chỉnh biến số: Analytics cho phép bạn sử dụng các số nguyên, biến số tùy chỉnh để đo lường các chỉ số theo yêu cầu của ngành hàng, doanh nghiệp.
- Nhập dữ liệu: Bạn có thể nhập dữ liệu từ nguồn bên ngoài và kết hợp với dữ liệu có sẵn của Analytics để có bộ dữ liệu hoàn thiện hơn
- Giới hạn quyền truy cập: Phân quyền truy cập dữ liệu theo từng vai trò
Xử lý dữ liệu
Analytics giúp bạn tiến hành các chiến dịch Marketing dễ dàng và hiệu quả hơn dựa trên chính những dữ liệu thu nhập được từ website của bạn

Phát hiện tiềm năng và nguy cơ:
- Tiềm năng: Analytics liên tục phân tích Insight của những doanh nghiệp liên quan và qua thời gian học hỏi sẽ cung cấp cho bạn các insight phù hợp từng nhóm đối tượng tiềm năng
- Nguy cơ: Analytics cung cấp tính năng nhắc nhở bạn về các lỗi gây cản trở hoặc sai lệch kết quả dữ liệu (mã theo dõi bị cấu hình sai, dữ liệu đột ngột dừng lại…)
Phân tích và dự đoán cơ hội
Analytics cung cấp thông tin và cơ sở giúp bạn đoán trước được những người dùng và hành động có thể đem lại lợi nhuận, lợi ích cho kinh doanh.
- Smart Lists giúp nhận diện người dùng có thể quan tâm tới quảng cáo.
- Smart Goals dự đoán những mục tiêu nên được tối ưu để tăng chuyển đổi.
Nhân khẩu học của đối tượng tiềm năng
Analytics phân tích đối tượng tiềm năng của website và cung cấp các thông tin hữu ích như: tuổi, giới tính, sở thích…
Tích hợp công cụ

Analytics có thể tích hợp tốt với nhiều công cụ khác giúp bạn tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu quả phân tích dữ liệu
- Google Ads
- Google AdSense
- SalesForce
- Data Studio
- Google Search Console
và một số tính hợp nâng cao chỉ hỗ trợ khi bạn đăng ký gói Analytics 360:
- Google Ad Manager
- Google Cloud
- Custom Tables
- Custom Funnels
Nguồn tham khảo: mona.media
Thiết kế Website UI/UX – Tối ưu Website
Thiết kế Website UI/UX – Tối ưu Website
Hầu như trong mỗi bài viết của SEO Đa Kênh, tôi đều nhắc đến công nghệ thiết kế UX/ UI kèm theo một đôi dòng phân tích đơn giản. Nhưng đôi dòng đó lại không đủ để khách hàng của chúng tôi hiểu hết tầm quan trọng của kỹ thuật này trong thiết kế website và đặc biệt là khâu Cắt HTML, chưa thể phân biệt giữa UX và UI khác nhau như thế nào. Chính vì vậy, trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ nhiều thông tin chi tiết hơn để bạn hiểu thiết kế UX/ UI trên một dự án website hoặc lập trình smartphone là gì, công việc cụ thể của người thiết kế là gì.
UI là gì? Thiết kế UI là gì?
UI (user interface) – Giao diện người dùng là nơi tương tác giữa người dùng và thiết bị điện tử: những màn hình mà người dùng tương tác trên app, những nút họ nhấp vào khi sử dụng wesite…
Thiết kế UI (User Interface Design) là quá trình các designer tạo nên toàn bộ giao diện người dùng: text, nút bấm, icon, màu sắc, khoảng cách, hình ảnh, màn hình ứng dụng…

Không chỉ riêng giao diện trên các thiết bị smartphone là UI
….mà các bảng điều khiển, màn hình sử dụng của các loại máy phổ thông như máy POS, máy bán hàng tự động, máy pha cà phê, máy giặt… cũng gọi là UI

Các trường hợp thiết kế UI tệ
Bạn chỉ đang lãng phí thời gian, chi phí và công sức của mình vào các kế hoạch marketing tiếp cận và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng ghé thăm website, tham khảo dịch vụ, sản phẩm của bạn nhưng không thực sự đem lại kết quả thực tế nếu các thiết kế UI không phát huy được hiệu quả
- Không tạo được ấn tượng cho khách hàng
- Gây khó khăn cho quá trình tham khảo
- Không có yếu tố dẫn dắt, thu hút người dùng

Có rất nhiều lỗi phổ biến khi thiết kế UI mắc phải khiến cho quá trình sử dụng của người dùng gặp nhiều khó khăn làm hạn chế các lượt chuyển đổi thành công, giảm hiệu quả marketing, không đem lại kết quả hoặc doanh thu như ý muốn
Form điền thông tin rắc rối khiến người dùng cảm thấy khó đăng ký

Text khó đọc khiến cho người dùng khó tham khảo và tìm thấy thông tin họ cần

Sử dụng nhiều icon lạ, không đồng bộ gây bối rối cho quá trình sử dụng

Các thiết kế UI đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng
Một thiết kế UI tốt cung cấp cho người dùng chính xác những gì họ cần theo cách nhanh chóng và đơn giản nhất sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt, nâng cao uy tín thương hiệu
- Giúp người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin
- Hướng dẫn trực quan, dễ sử dụng
- Thúc đẩy khách hàng thực hiện chuyển đổi (quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ, liên hệ, để lại thông tin…)
Pinterest – kết hợp thiết kế dạng card và kiểu trượt thác nước tạo nên một giao diện người dùng độc đáo đem đến trải nghiệm mượt mà và có khả năng “gây nghiện” giúp người dùng nghiên cứu sâu hơn và giữ chân người dùng lâu hơn

Ứng dụng đặt vé xem phim với quy trình thao tác 3 bước đơn giản dễ dàng tìm được các phim đang chiếu và nhanh chóng sở hữu vé phim.

Website bán quần áo với giao diện người dùng hiện đại, dễ tham khảo kết hợp cùng nút CTA lớn thúc đẩy người dùng mua hàng ngay

Visual Design là gì – Thiết kế trực quan là gì?

Một ví dụ đầu tiên nhé. Tôi có một người bạn từng làm tại một shop bán giày nữ và anh ta từng chia sẻ với tôi, cùng một mẫu giày, nhưng nếu có màu đen thì số lượng bán đôi màu đen luôn cao hơn những màu còn lại, thậm chí là quản lý phải yêu cầu sản xuất thêm mẫu giày màu đen nếu nó không có mặt trong những đôi mẫu. Lý do rất đơn giản, vì giày màu đen dễ phối trang phục hơn và quan trọng là khách hàng “cảm thấy” nó lâu cũ hơn những màu khác.
Vậy trở lại website, cũng là màu sắc, tôi lấy ví dụ ngay trên bài viết này. Tại sao chúng tôi chọn chữ màu đen trên nền màu trắng mà không làm ngược lại hoặc chọn màu chữ xanh cho hợp màu thương hiệu của SEO Đa Kênh? Bởi vì theo nghiên cứu, chữ đen trên nền trắng dễ đọc nhất trong tất cả các sự phối màu. Thêm nữa nhé, font chữ mà chúng tôi đang sử dụng cũng phải trải qua quá trình nghiên cứu người dùng sao cho dễ đọc nhất.
Như ví dụ, người chịu trách nhiệm bên mảng thiết kế trực quan lại quan tâm đến giao diện hiển thị. kiểu xuất hiện giao diện lung linh, icon bắt mắt, màu sắc phù hợp với từng phần trên website và hợp với màu thương hiệu, cỡ chữ, màu chữ, font chữ,… Các nguyên lý thị giác được tận dụng tối đa trong khâu này.
Motion Design là gì?

UX là gì? Thiết kế UX là gì?
UX (user experience) – Trải nghiệm người dùng là những trải nghiệm có tác động đến cảm xúc, nhận thức của người dùng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thiết kế UX là thiết kế cảm giác khi trải nghiệm sản phẩm của người dùng.
Sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng tương tác và làm công nghệ trở nên thân thiện với con người hơn (người dùng dễ dàng biết được chính xác họ đang làm gì, tìm kiếm sản phẩm, thông tin như thế nào, đang ở giai đoạn nào của quy trình đăng ký…).

Vì thế thiết kế UX không chỉ là cách bạn sử dụng thiết bị điện tử, website, apps mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhằm tăng chất lượng tương tác
Các ứng dụng của thiết kế UX
Thiết kế trải nghiệm khách hàng cho công viên giải trí
Với sự sáng tạo và đối mới, Walt Disney đã tạo nên những khoảng khắc đặc biệt và những trải nghiệm tuyệt vời cho hàng trăm nghìn trẻ em trên khắp Thế Giới với các công viên giải trí chủ đề (Disney Land, Disney World)

Thiết kế trải nghiệm dịch vụ cho cửa hàng, shop
Khi bạn kinh doanh sản phẩm với chất lượng và giá thành tương đương với thương hiệu khác thì trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, lịch sự đem lại sự hài lòng cho khách hàng từ A-Z chính là bí quyết đã giúp TGDĐ xây dựng được hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp, chinh phục những khách hàng khó tính nhất và tăng sức cạnh tranh vị trí thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Thiết kế trải nghiệm nhập vai cho công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
Sử dụng công nghệ AR (Augmented Reality – Thực tế Tăng cường) và VR (Virtual Reality – Thực tế Ảo) trong công việc ngày càng trở nên phổ biến, thiết kế UX là quy trình rất cần thiết để tối ưu trải nghiệm nhập vai cho người dùng.

Các thiết kế UX tinh tế, sáng tạo đem lại hiệu quả rất tốt khi áp dụng vào thực tế
Lazy loading – Màn hình chờ được thiết kế để người dùng cảm thấy nhanh hơn.
Kỹ thuật lazy loading được sử dụng bởi các trang có nhiều content như Medium, Slack, Linkedln, Facebook giúp người dùng cảm thấy không quá lâu khi chờ đợi và giảm thiểu được dung lượng cần tải.

Cung cấp chính xác những gì người dùng hướng đến.
Kênh Disney+ đã thực hiện rất nhiều các chi tiết UX nhỏ và đem lại trải nghiệm hoàn thiện hơn, tiện ích hơn cho người dùng rất nhiều.
- Cung cấp gợi ý đuôi email để giúp người dùng điền thông tin nhanh hơn và tránh lỗi chính tả.
- Bảng thông báo xác nhận bạn muốn thoát giúp tránh trường hợp người dùng bấm nhầm và gián đoạn trải nghiệm giữa chừng.
- Nút log out (đăng xuất) nổi bật hơn hẳn và được chọn sẵn giúp người dùng thoát nhanh hơn (đúng những gì người dùng hướng đến)

Cung cấp sự tiện nghi, tiện lợi vượt kỳ vọng khách hàng
Netflix đã làm rất tốt việc đem đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất để thưởng thức phim chính là nghỉ ngơi thoải mái và chỉ cần tập trung xem phim.
Với sự sáng tạo trong thiết kế UX – Netflix chỉ cần tốn rất ít chi phí để phát triển tính năng bỏ qua giới thiệu nhưng đã đem lại hiệu quả rất lớn khi nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dùng cùng sự quan tâm của cộng đồng khi thử nghiệm chức năng đó vào năm 2017 giúp thu hút được thêm nhiều người dùng mới và gia tăng doanh thu.

Các lỗi thiết kế UX tệ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu
Quảng cáo đánh lừa người dùng
Đây không phải là một trường hợp hiếm thấy, có không ít quảng cáo sử dụng nút tải về (download) thật lớn để lừa người dùng click vào khiến người dùng bị mất thời gian và không thực hiện được mục đích của mình.
Các website tin tức, forum, blogger thường nhận treo quảng cáo trên website để có thêm thu nhập. Việc xử lý những quảng cáo dạng này chậm trễ sẽ khiến thương hiệu mất uy tín với người truy cập.
Danh sách chọn lựa quá dài
Một danh sách quá dài che hết màn hình đang thao tác của người dùng khi hiện ra là một lỗi UX khiến cho quá trình nhập thông tin của người dùng gặp khó khăn và có thể người dùng sẽ thoát ra khi chưa hoàn tất.
Một số chỉnh sửa file CSS sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề

Hệ thống cảnh báo không thân thiện
Đây là một tính năng khiến khá nhiều người khó chịu với Apple, khi người dùng muốn chụp hình lưu lại những khoảng khắc độc đáo, có một không hai… thì hệ thống liên tục thông báo hết dung lượng lưu trữ làm mất cơ hội của người dùng nhưng không đưa ra bất kỳ gợi ý hay phương án nào cho người dùng (cần xóa bao nhiêu hình, xóa file rác…).
Cảnh báo của Apple không đem lại bất cứ sự hỗ trợ nào cho người dùng. Nút Done và Settings cũng không cho người dùng biết được khi họ nhấp vào thì có chụp được hình hay không.
Một cảnh báo được thiết kế thân thiện với khách hàng hơn sẽ rõ ràng và chi tiết hơn về cách xử lý.
Livechat chăm sóc khách hàng phản tác dụng
Có không ít website đã tích hợp hệ thống livechat hỗ trợ khách hàng cho website nhưng lại không có người trực và trả lời khách hàng khiến cho tính năng này bị thừa và đem đến sự khó chịu, ấn tượng xấu cho khách hàng khi họ nhắn tin yêu cầu hỗ trợ.
Nếu bạn không đủ nhân lực hoặc chưa thể vận hành chatbot thì nên ẩn tính năng đi để tránh gây cảm giác thất vọng cho khách hàng.

Bạn biết những gì website bạn còn thiếu và chưa được tối ưu những gì, bạn muốn xử lý nhưng không biết chuyên môn, SEO Đa Kênh đem đến cho bạn giải pháp tối ưu website theo yêu cầu giúp hoàn thiện dần website với chi phí phù hợp.

UI/UX khác nhau và ảnh hưởng đến nhau như thế nào
Vì sự chồng chất ảnh hưởng lên nhau của UI và UX nên rất khó để có thể hiểu được hoàn toàn về 2 định nghĩa này. Đã có không ít công ty đã xem UI/UX như 1 vai trò chung với các tác vụ bao gồm của cả 2 công việc:
- Nghiên cứu người dùng
- Thiết kế trải nghiệm người dùng
- Thiết kế tương tác người dùng
- Thiết kế giao diện người dùng
- Tối ưu khả năng sử dụng
- Thiết kế đồ họa
Sự khác nhau giữa thiết kế UI và thiết kế UX

Mặc dù thường xuyên được nhắc đến chung trong quá trình thiết kế tuy nhiên UI và UX là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau
- Thiết kế UI là thiết kế giao diện và cách vận hành của sản phẩm
Thiết kế UX là thiết kế cảm giác khi trải nghiệm sản phẩm - Thiết kế UX thường được hoàn thiện trước trong quá trình thiết kế, theo sau là UI
- UX designer nghiên cứu và tạo nên hành trình khách hàng (Customer Journey)
UI designer tập trung thiết kế các chi tiết để hiện thực hóa hành trình khách hàng - Thiết kế UX có thể được áp dụng cho mọi loại sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm
Thiết kế UI chỉ được dùng để thiết kế giao diện cho sản phẩm điện tử
Thiết kế UI và thiết kế UX ảnh hưởng đến nhau như thế nào?
Những sản phẩm đẹp nhưng khó dùng là sản phẩm có UI tốt, UX tệ
và ngược lại các sản phẩm dễ dùng nhưng không đẹp là sản phẩm có UX tốt, UI tệ
Trường hợp 1: Bạn nghĩ ra một ứng dụng với ý tưởng sáng tạo, đổi mới, rất có tiềm năng và vẫn chưa có ai nghĩ đến nó. Bạn nhanh chóng tìm UX designer để tiến hành nghiên cứu và tạo nên một ứng dụng đáp ứng được yêu cầu của nhiều người.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thì thời lượng người dùng ngày một giảm đi?
Sau khi kiểm tra feedback thì bạn phát hiện ra rằng người dùng phàn nàn rất nhiều về cách họ thao tác trên app:
- Font chữ quá bé, màu chữ không phù hợp gây khó khăn cho quá trình sử dụng
- Những nút bấm có kích thước quá nhỏ được xếp gần nhau khiến cho người dùng thường xuyên bấm nhầm hoặc rất khó bấm trúng.
- Nhiều ảnh bị mờ, có một số không tải được
Đây là một trường hợp thiết kế UI đã phá hỏng một ý tưởng kinh doanh độc đáo, một ứng dụng hữu ích có tiềm năng sinh lời nếu được hoàn thiện tốt hơn.

Trường hợp 2: Bạn sở hữu một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và bắt đầu thiết kế website để thu hút thêm người dùng online và mở rộng thương hiệu.
Khi nhận được website bạn rất hài lòng khi có giao diện hiện đại, thể hiện được văn hóa công ty, thu hút được khách hàng tiềm năng… tuy nhiên quá trình sử dụng lại rất phức tạp, đem lại nhiều khó khăn cho người dùng:
- Khó tìm được dịch vụ họ đang cần
- Mất rất nhiều bước để có thể đặt thành công dịch vụ
- Không tìm thấy thông tin hoặc cách liên hệ
Không chỉ giao diện mà cách sử dụng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cách người dùng nghĩ về thương hiệu của bạn như là một thương hiệu không tinh tế, đầu tư không tốt, không quan tâm khách hàng…
Đo lường và tối ưu hiệu quả của UI/UX với phương pháp A/B Test
Thu hút được đối tượng tiềm năng đã là một quá trình rất khó và tốn chi phí Marketing và khi đã tiếp cận được rồi thì không được bỏ lỡ cơ hội biến đối tượng đó thành khách hàng, người dùng của bạn.

A/B là phương pháp đo lường hiệu quả của thiết kế UI/UX giúp doanh nghiệp gia tăng % cơ hội thuyết phục khách hàng bằng cách:
- Kiểm tra thử xem người dùng thích giao diện nào (A hay B)
- Điều chỉnh liên tục để có được kết quả hài lòng nhất
- Tạo kế hoạch tương tác tốt hơn
- Cải thiện các phương pháp thu hút người dùng thực hiện chuyển đổi
Đội ngũ thiết kế phát triển website chuyên nghiệp từ SEO Đa Kênh sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển website, web-app
Nếu bạn vẫn đang sử dụng website thế hệ cũ hoặc chưa có website thì hiện nay SEO Đa Kênh đang cung cấp giải pháp giúp bạn sở hữu website chuyên nghiệp có giá ưu đãi với hơn 2000+ mẫu website đa lĩnh vực có giao diện được thiết kế UI/UX bởi đội ngũ chuyên nghiệp
Những ưu thế của một website, web-app, app đã được tối ưu giao diện UI/UX
Đạt được những điểm SEO yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn cao
“Chắc chắn vị trí SEO của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt với một thiết kế UI/UX chuyên nghiệp vì hiện nay Google đánh giá website với yêu cầu ngày càng cao hơn và phức tạp rất hơn nhiều”
Việc thêm vào rất nhiều hạng mục xếp hạng, tiêu chí đánh giá SEO và liên tục cập nhật thuật toán khiến cho việc xếp hạng có thể thay đổi chỉ dựa vào 1 tiêu chí UI hoặc UX bất kỳ từ website của bạn khiến người dùng cảm thấy thoải mái hơn đối thủ cạnh tranh.
Các lợi ích lớn nhất UI/UX đem đến cho SEO
- Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, thu hút họ ở lại lâu hơn (Tăng time on site)
- Đem lại giao diện thân thiện người dùng hơn bằng cách sử dụng bố cục, font phù hợp, hình ảnh rõ nét, dung lượng thấp, tải nhanh
- Thiết kế responsive (đáp ứng tiêu chí mobile-first)
Đem lại ấn tượng tốt và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Giữ chân khách hàng lâu hơn nghĩa là bạn có cơ hội cao hơn để thu hút khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ
Thiết kế UI tốt là một thiết kế có khả năng thu hút người dùng và giữ chân khách hàng tiềm năng dựa trên những thông tin nhân khẩu học, tâm lý khách hàng được nghiên cứu bởi đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp.
Thiết kế UX tốt có thể cải tiến một website cơ bản thành một website có thể tự bán hàng, có thể tự điều hướng khách hàng từng bước thực hiện chuyển đổi mà thương hiệu hướng đến như là affiliate, mua hàng, để lại thông tin, gọi điện, yêu cầu tư vấn…
Phát triển thương hiệu ổn định, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp
Một thương hiệu có trải nghiệm người dùng tốt không chỉ thuyết phục được khách mua hàng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng
Đầu tư vào một thiết kế UX hiệu quả sẽ đem lại sự thành công ổn định trong tương lai và thương hiệu Thế Giới Di Động chính là một ví dụ thực tế điển hình nhất. Bạn không cần phải thay đổi nhiều nhưng những thay đổi chính xác và cần thiết sẽ thực sự đem lại hiệu quả trong kinh doanh thực tế.
Chi phí luôn là chướng ngại lớn khi doanh nghiệp muốn phát triển hệ thống
Bạn có thể giảm đến 50% thời gian và chi phí dành cho việc phát triển website, web-app bằng thiết kế UI/UX
Áp dụng thiết kế UI/UX vào quy trình phát triển đem lại cái nhìn tổng quát toàn bộ hệ thống giúp bạn nhìn nhận được hướng phát triển hệ thống hơn, thấy được những lỗi thực tế đang mắc phải khiến doanh nghiệp khó phat triển và nhanh chóng có biện pháp xử lý.
Nguồn tham khảo: mona.media
Thiết kế Website chuẩn HTML5/CSS3
Thiết kế Website chuẩn HTML5/CSS3
Có lẽ bất kỳ ai khi tìm hiểu về website cũng đều biết đến HTML và CSS, 2 công nghệ lập trình web front-end tốt nhất hiện nay được nhiều công ty sử dụng. Với sự nâng cấp mạng mẽ từ HTML4 lên HTML5 cũng như những thay đổi trong phiên bản CSS3 đã làm giới lập trình web có sự thay đổi mạnh mẽ. Điển hình là các website dần dần phải thay đổi cấu trúc mới để phù hợp với những công nghệ mới tưởng chừng như là điên rồ khi 2 phiên bản này vừa được tung ra. Cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu vì sao các website hiện nay cần phải lập trình web theo đúng chuẩn HTML5 và CSS3.
Thiết kế website chuẩn HTML5 CSS3
HTML5 ra đời đã gần 8 năm và phiên bản hiện tại là HTML5.1 vừa được ra mắt cách đây không lâu. Nếu ở thời điểm 2 năm trước, mọi người dự đoán đó sẽ là chuẩn thiết kế website mới thay thế toàn bộ chuẩn HTML4 thì với những thành công hiện tại, HTML5 đã chứng minh điều mà mọi người dự báo là hoàn toàn chính xác. Cùng CSS3, bộ đôi này đã làm cho công nghệ lập trình bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, giảm thiểu sử dụng các Plugin nặng nề đồng thời tăng trải nghiệm cho người dùng nhiều hơn.
Vậy sự thật thì HTML5 và CSS3 là cái gì, nó có liên quan gì tới SEO cho website hay không và vì sao cần phải thiết kế website chuẩn HTML5/ CSS3? Rất nhiều vấn đề quan trọng mà bản thân tôi thấy khá là thú vị và cần được chia sẻ để mọi người hiểu thêm về loại công nghệ mới rất hữu ích này. Đó là lý do vì sao bài viết này ra đời.
Tuy nhiên nếu như bạn không hề có ý định muốn nghiêm túc triển khai một phòng ban HTML thực thụ, bạn có thể điểm qua dịch vụ cắt HTML của SEO Đa Kênh. Một dịch vụ outsource front end chuyên nghiệp của chúng tôi với kinh nghiệm 5 năm làm việc cùng các đối tác Nhật – các đối tác khó tính nhất thế giới.
HTML5 là gì? – CSS3 là gì?
Đầu tiên, chúng ta trở lại với các kiến thức tổng quan nhất về HTML và CSS.
HTML là gì? Là chữ viết tắt của Hyper Text Markup Language, tạm dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và được sử dụng phổ biến trên Word Wide Web.
Còn CSS là gì? Là viết tắt của Cascading Style Sheets, là dạng ngôn ngữ đi tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi ngôn ngữ đánh dấu như HTML. CSS được W3C đưa vào ứng dụng từ năm 1996.
Như đã nói ở đầu bài, HTML5 là sự tiếp nối và cải tiến của HTML sau 2 phiên bản cập nhật là HTML4 (1997) và XHTML (2000), đặc biệt nó giải quyết nhiều vấn đề còn chưa tối ưu của HTML4, điển hình là hỗ trợ định dạng và hiển thị video mà không cần đến Java và Flash (một Plugin tương đối cồng kềnh và tốn nhiều dung lượng máy). CSS3 là công nghệ tiếp nối của CSS.
Facebook cũng đã cập nhật công nghệ mới này năm 2015. Bằng chứng là Iphone của Apple khi truy cập Facebook trên web cũng đã xem được các định dạng video. Vốn dĩ các thiết bị của Apple trước đây được biết đến là không được hỗ trợ ứng dụng Flash Player vì rất tốn năng lượng thì nay đã có thể load video vèo vèo. Tại sao HTML5 lại được trọng dụng như vậy?
Tầm quan trọng của công nghệ HTML5 và CSS3 làm thay đổi thế giới lập trình công nghệ
- Hẳn nhiên HTML5 và CSS3 không chỉ hỗ trợ mỗi tính năng video không cần Plugin phụ trợ nhưng đây là cải tiến có ý nghĩa nhất. Trước đây để web sinh động hơn, các chuyên viên lập trình thường dùng Flash nhưng vướng phải một vấn đề là Flash rất nặng, web phải tải rất lâu. Người dùng muốn xem được flash phải tải Plugin Adobe Flash về máy tính của mình, mà đây lại không phải là phần mềm miễn phí, làm chậm các hoạt động trên máy tính và tiêu tốn rất nhiều tài nguyên hệ thống. Từ khi có HTML5, mọi việc đã được giải quyết triệt để khi tính năng video, audio được hỗ trợ. Có thể nói đây là cú hick chí mạng của HTML5 vào Flash.

- Các ứng dụng web cũng như các nền tảng đặc biệt hấp dẫn nhờ công nghệ HTML5 và CSS3. Thay vì phải phụ thuộc nhiều vào các bản thiết kế thì nay, tự mình HTML5 cũng đã có thể tạo nhiều màu sắc hơn, hỗ trợ đường cong, góc tròn, làm mờ và cả việc lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ đệm offline, tôi cực kỳ thích tính năng tiện lợi này.
- Khả năng tương thích của HTML5 cực kì khả thi. Hầu như tất cả trình duyệt đều đã hỗ trợ HTML5, thậm chí là ở một vài trình duyệt người ta phải điều chỉnh để trình duyệt có thể tương thích ngược lại với những phần từ mới được cập nhật của nó, điển hình là IE8 của Microsoft.
- Một khả năng vừa được cập nhật kịp thời nữa là “Kết nối” khi mà mọi người có thể kết nối với nhau ngay trên web HTML5 và người lập trình không cần sử dụng thêm bất kỳ ứng dụng hay Plugin hỗ trợ nào.
- Cũng là một đòn gián mạnh nữa vào Flash và cả JavaScript của HTML5 khi nó có thể tự tạo ra những hiệu ứng hình ảnh ấn tượng, thậm chí là các hình ảnh 2D, Canvas, WebGL,… Có thể nói chính HTML5 đã đá đít Flash ra khỏi thị trường công nghệ hiện tại và có thể là vĩnh viễn.
- Cuối cùng, minh chứng cho thấy HTML5 chính là tương lai của thiết kế website khi HTML5 hoàn toàn tương thích với các nền tảng di động hiện nay, trong khi Adobe Flash đã tuyên bố cái chết của mình trên các thiết bị này từ rất lâu.
Vậy tại sao phải thiết kế website chuẩn HTML5/CSS3?

Tôi thấy là với tất cả những gạch đầu dòng ở trên đã đủ để tất cả website đã đang và sẽ ra đời cần phải được thiết kế chuẩn HTML5 và CSS3. Nhưng nếu bạn vẫn chưa thấy thuyết phục thì sau đây, tôi sẽ dùng lập luận của một người từng làm SEO Onpage để chặn đứng những ý nghĩ phản biện đang le lói trong đầu bạn.
Bắt đầu, tôi cho bạn xem tác dụng của một vài thẻ đánh dấu mới của HTML5, những thẻ lần đầu tiên xuất hiện nhưng mang trong mình khả năng thiện chiến cực kỳ hiệu quả đối với các thuật toán của Google.
- Thẻ <header> và <footer>: nhằm tách và phân biệt nội dung phần trên và phần dưới của các phần nội dung và có thể được sử dụng nhiều lần trên một trang duy nhất.
- Thẻ <article>: giúp xác định một phần nội dung của bài viết
- Thẻ <nav>: giúp xác định phần nào được coi là khối điều hướng
- Thẻ <section>: giúp xác định một phần nội dung nào đó
- Thẻ <audio> và <video>: để đánh dấu những nội dung thuộc về audio và video
- Thẻ <canvas>: cung cấp các API cho phép bạn xây dựng các ứng dụng web năng động hơn và nhiều trải nghiệm hơn
Trong một bài viết được đăng tải trên mạng Internet cách đây vài năm, chủ thớt dự đoán là HTML5 sẽ có những tác động nào đó đối với SEO Onpage và thực tế là nó gần như chi phối các thuật toán hiện tại của Google. Khi nghiên cứu về SEO, bạn sẽ thấy các chuyên gia luôn khuyên nên tối ưu tất cả những thẻ Onpage trong đó đặc biệt là các thẻ Header, thẻ Article, … nên quan tâm đến thuộc tính rel (rel=’bookmart”, rel=”dofollow”, rel=”help”,…). Bởi vì như vậy sẽ dễ dàng để bọ tìm kiếm Google hoạt động, theo dõi, phân tích hơn dựa trên những thuật toán hiện tại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thường nhắc đi nhắc lại rằng bạn phải cố gắng để website đạt tốc độ tải trang nhanh nhất có thể. Các công ty thiết kế website chuyên nghiệp như SEO Đa Kênh luôn đưa yếu tố tốc độ load trang làm một trong những tiêu chí đánh giá và thiết kế website bắt buộc của mình. Vì một lý do đơn giản là Google sẽ đánh giá cao những website tối ưu được yếu tố này và đặc biệt ghét những trang web sử dụng Flash. Flash tác động cực kỳ xấu đến tốc độ tải của web cũng như tiêu hao tài nguyên hệ thống. Vậy nếu Google không đọc Flash, Google sẽ đọc cái gì khi mà website cần có những tính năng ấn tượng thu hút người dùng. HTML5 chính là đáp án duy nhất cho câu hỏi này.
Hiện tại, người dùng có rất nhiều sự lựa chọn về một trình duyệt để sử dụng như Chrome, Firefox, Cốc Cốc, Saferi, Vivaldi, Internet Explore, … Và để tiếp cận với người dùng, bạn cần phải có một phiên bản website thân thiện với tất cả các hệ thống trình duyệt này. Thiết kế website chuẩn HTML5 và CSS3 đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu đó.
Vậy nên, nếu bạn là một nhà phát triển web, công việc của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi HTML5 và CSS3 đã làm mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.
Còn nếu bạn là khách hàng của SEO Đa Kênh, việc của bạn là hoàn toàn yên tâm, chỉ cần tập trung đẩy mạnh các kế hoạch truyền thông Online cho website vì các yếu tố Onpage đã được các chuyên viên lập trình tài ba của chúng tôi phối hợp cùng công nghệ HTML5 và CSS3 hoàn thiện với các kỹ thuật tuyệt đỉnh.
Lời Kết!
Tóm lại, thiết kế website chuẩn HTML5 và CSS3 để bạn sở hữu một nền tảng SEO Onpage tối ưu nhất, website thân thiện với mọi bộ máy tìm kiếm, đặc biệt là Google và thân thiện với mọi trình duyệt thân thuộc. Hãy yêu cầu đơn vị thiết kế website làm cho bạn một bộ website chuẩn SEO để làm hành trang trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Nếu cần tư vấn thêm về các kỹ thuật hay có nhu cầu thiết kế webiste chuẩn HTML5 và CSS3, bạn vui lòng liên hệ với SEO Đa Kênh qua:
- Hotline: 0907 345 778
- Email: admin@seodakenh.com
- Địa chỉ: 181 Huyền Trân Công Chúa, P4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Nguồn tham khảo: mona.media
Thiết kế Website Responsive – Website di động
Thiết kế Website Responsive – Website di động
Website sẽ hiển thị như thế nào khi áp dụng công nghệ thiết kế Responsive? Để trả lời cho câu hỏi của nhiều khách hàng khi thiết kế web, SEO Đa Kênh sẽ giải thích cho bạn hiểu hơn về công nghệ Responsive mà chúng tôi tích hợp cho những sản phẩm của mình, thiết kế web di động tương thích cho nhiều thiết bị, trình duyệt
Thay đổi hiện thị giao diện trên các thiết bị di động khác nhau – Công nghệ giúp website của bạn thăng hoa trên bảng xếp hạng.
Nếu bạn cần tiết kiệm thời gian và nhận nhanh tư vấn, chi tiết của SEO Đa Kênh, vui lòng nhấn ngay nút nhận tư vấn dưới đây hoặc gọi đến hotline 1900 636 648.
Thiết kế website responsive, web di động – Chuyện lúc công nghệ này chưa ra đời
Bạn đã từng truy cập vào một website bằng điện thoại di động và khó chịu khi các dòng chữ thì cứ dài ngoằn. Để đọc được hết câu bạn phải zoom cho màn hình nhỏ lại, mà lúc đó thì chữ nhỏ quá không đọc được, lại phải phóng to ra rồi kéo lê màn hình sang trái, rồi sang phải để đọc được hết đoạn văn. Thao tác quá phức tạp và bất tiện khiến bạn chán nản khi truy cập vào website.
Tương tự, bạn đã từng rất muốn xem một cái hình đầy đủ kích thước bằng điện thoại mà không thể vì hình cứ tràn ra hai bên màn hình mà bạn thì không thể zoom nó lại để xem.

Một cảm giác cũng “chua” không kém là load hoài cái web trên điện thoại di động mà nó cứ ì à ì ạch, không thể tải hết trang, làm bạn mất hết cả kiên nhẫn. Và khách hàng của bạn cũng cảm thấy thế nếu như không có công nghệ responsive.
Đó là một vài minh chứng cho thấy các thiết kế web không kịp đáp ứng nhu cầu sử dụng internet bằng điện thoại di động của người dùng. Một số đơn vị nhạy bén thì làm luôn những mẫu website dùng trên di động. Các đường link mà bạn thường thấy được bắt đầu bằng chữ “m.” là những trang web được thiết kế riêng cho bản di động.
So sánh công nghệ Responsive và web mobile
Trước đây, nếu như bạn muốn website của mình có thể hiển thị trên các thiết bị smartphone thì bắt buộc phải thiết kế thêm một phiên bản di động, nghĩa là sẽ có chữ “m.” phía trước tên miền của website. Vậy nó giống và khác gì so với công nghệ Responsive hiện nay?
Giống nhau:
Tất nhiên cả 2 công nghệ đều hướng đến để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động, bằng những công nghệ khác nhau mà website thông thường trên desktop được thu nhỏ lại cho vừa đủ với kích của các thiết bị di động, giúp người dùng có thể nhìn bao quát và thao tác dễ dàng hơn.
Khác nhau:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 công nghệ chính là với các phiên bản web mobile, bạn sẽ cần phải có đội ngũ lập trình viên thiết kế hẳn một phiên bản riêng, nghĩa là bạn sẽ xây dựng một website với cấu trúc code khác hoàn toàn so với web cũ, thậm chí là cấu trúc dự liệu cho web cũng có thể khác nhau, giống như bạn xây dựng 2 website khác nhau trên một tên miền chính là 1 trên subdomain. Khuyết điểm lớn của công nghệ này chính là giao diện mobile cho website trên các thiết bị không giống nhau, những lập trình viên chỉ cố tạo ra một phiên bản web mobile cho một số thiết bị phổ biến chứ không thể đảm bảo tất cả thiết bị, trong khi hiện nay các thiết bị di động thì rất đa dạng với nhiều kích thước, độ phân giải màn hình khác nhau. Hơn nữa, việc đồng bộ dữ liệu cho một user trên phiên bản mobile và desktop cũng cần được quan tâm và cập nhật, nếu dữ liệu 2 phiên bản khác nhau hoặc cập nhật quá chậm có thể khiến người dùng khó chịu.
Vậy còn công nghệ Responsive cho website? Thiết kế thích ứng có thể nói là một công nghệ vượt bậc giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động khác nhau. Với cùng một website, cùng một nguồn dữ liệu nhưng cách hiển thị được cải tiến cho phù hợp với từng thiết bị khác nhau.
Trước những hạn chế đó, để đem đến cho người dùng những trải nghiệm lướt web thú vị hơn, hoàn hảo hơn, các chuyên viên lập trình trên thế giới đã cùng nhau tìm giải pháp khắc phục và cho ra mắt công nghệ Responsive – công nghệ thiết kế website với giao diện tương thích với mọi nền tảng, giao diện của bất kì thiết bị di động nào. Một con đường tươi sáng hơn được mở ra trong công nghệ thiết kế website đáp ứng. Giúp người dùng có thể dễ dàng trải nghiệm trên website.
Cụ thể thì thiết kế Responsive là gì?
Responsive là công nghệ hỗ trợ website chạy mượt mà trên mọi thiết bị: điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop; trên mọi độ phân giải màn hình từ 800×600 đến 1024×768, 1366×768,… Hiểu một cách đơn giản, web responsive là phong cách thiết kế làm sao cho website thân thiện với mọi thiết bị di động mà không ảnh hưởng đến nội dung cần truyền tải. Một thiết kế web đẹp trên PC vẫn hiển thị đẹp và đầy đủ thông tin trên di động, thậm chí là ấn tượng hơn khi nó được đi cùng công nghệ responsive.

Như hình minh họa, bạn sẽ thấy hiển thị nội dung ở hai phiên bản tablet và di động có sự co giản cho tương thích với kích thước màn hình, đồng thời sự phân bổ số cột hình ảnh cũng giảm dần ở các phiên bản có kích thước nhỏ hơn để thuận tiện cho người truy cập và phù hợp với thao tác lướt trên các thiết bị di động hiện tại.
Bên cạnh đó, điều chỉnh để website hiển thị đẹp trên các độ phân giải màn hình khác nhau, hay tăng tốc khi lướt web trên thiết bị di động cũng là kết quả mà công nghệ Responsive đang mang lại. Có thể nói Responsive giúp website của bạn thật sự thăng hoa không chỉ với công cụ tìm kiếm và còn ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng.
Lợi ích từ thiết kế Responsive – thiết kế website chuẩn di động
Vậy lợi ích gì mà thiết kế Responsive đang mang lại cho cả người dùng và người sở hữu website.
- Đối với người dùng: Họ có được những trải nghiệm thú vị hơn khi truy cập website trên các thiết bị khác nhau. Thao tác nhanh hơn, thuận tiện hơn nhờ vào bố cục hợp lý.
Khi mà việc sử dụng Internet trên thiết bị di động trở thành thói quen không thể bỏ thì chi sẻ thông tin từ website của bạn sang các kênh mạng xã hội bằng điện thoại di động cũng sẽ dễ dàng hơn. Đó là một cách gián tiếp truyền thông cho website của bạn.
- Đối với chủ sở hữu website: Trong thời đại công nghệ phát triển, khách hàng luôn có yêu cầu cao hơn về công nghệ mà họ được sử dụng. Vậy thì một thiết kế Responsive là cách tiếp cận tốt nhất để tăng khách hàng Online, sử dụng thiết bị di động cho hoạt động mua sắm Online của mình, chính vì vậy mà công nghệ Responsive ngày càng được chú ý đến và phổ biến hơn.
Ngày nay, thiết kế Responsive không dừng lại ở các thiết kế giao diện tương thích màn hình, mà nó còn thể hiện ở sự thuận tiện trên các form mẫu cần điền Online. Khách hàng của bạn dễ dàng điền thông tin trên các mẫu đơn dù đang sử dụng điện thoại di động. Đây cũng là cách giúp kích thích hoạt động thương mại điện tử của các trang web. Mặt khác, khách hàng cũng phần nào tin tưởng hơn khi form nhập thông tin trông chuyên nghiệp, họ có thể an tâm cung cấp thông tin chính xác nhất của mình cho bạn, từ đó giúp bạn xây dựng người data khách hàng chất lượng nhất. Đặc biệt là đối với những trang web booking trong lĩnh vực khách sạn hay du lịch thì giao diện booking, cung cấp thông tin cá nhân cần phải thiết kế chuyên nghiệp để khách hàng có thể yên tâm, nếu bạn đang muốn thiết làm website du lịch thì hãy lưu ý điều này nhé.
Tối ưu SEO trên web Responsive
Một vấn đề tiếp tục được đặt ra là làm thế nào tối ưu SEO cho các phiên bản web Responsive. Bạn cũng biết, SEO là chiến lược truyền thông sống còn của thương hiệu trên mạng Internet. Nếu áp dụng công nghệ không tốt, bạn có thể sở hữu những bản thiết kế Responsive tuyệt vời nhưng chúng lại không giúp ích cho SEO cũng không mang lại hiệu quả cần thiết.
Để giải quyết các khúc mắt này, các chuyên gia lập trình trên thế giới đã phát triển các nền tảng hỗ trợ rất tốt cho công nghệ Responsive. Đó là 2 framework Bootstrap Sleek và Columnal.
- Bootstrap Sleek: được phát triển bởi Twitter Team Work và là Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ rất tốt cho công nghệ lập trình web HTML5 và CSS3, tương thích với tất cả các trình duyệt hiện tại, từ đó hỗ trợ Responsive chuẩn SEO cho các website.
- Columnal: lấy ý tưởng từ 960 GRS System, cũng có thể tương thích với mọi trình duyệt và thiết bị thông minh hiện tại. Columnal cũng là công nghệ Responsive mà bạn nên ứng dụng cho website của mình.
Áp dụng thiết kế website với công nghệ Responsive

Hiểu được tầm quan trọng của website Responsive, SEO Đa Kênh luôn áp dụng công nghệ thiết kế web ấn tượng này vào các dự án của mình, hướng đến tăng trải nghiệm người dùng và thể hiện sự chuyên nghiệp về công nghệ của của đối tác.
Tại SEO Đa Kênh, chúng tôi áp dụng công nghệ Responsive tối ưu nhất, giao diện website hiển thị đẹp mắt và tương thích trên mọi thiết bị di động. Hiệu ứng thú vị hiển thị độc đáo trên các phiên bản nhỏ hơn. Tốc độ tải trang cực kì nhanh chóng, một yếu tố quan trọng giữ chân người dùng trên website của bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu thói quan người dùng để ứng dụng vào thiết kế chuẩn UX/UI, giúp người dùng cuối có thể thao tác thuận tiện nhất.
Quy trình thiết kế website chuẩn di động Responsive tại SEO Đa Kênh
Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website của SEO Đa Kênh, chúng tôi tự tin có thể thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng cũng như luôn đáp ứng về mặt công nghệ trong lập trình web, giúp khách hàng có thể sở hữu web theo đúng ý muốn.
- Tiếp nhận yêu cầu báo giá
- Nghiên cứu hoạt động kinh doanh và tư vấn miễn phí
- Tiến hành thiết kế Homepage
- Nhận phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh bản thiết kế
- Thiết kế trang con
- Lập trình Homepage
- Lập trình các chức năng quan trọng khác
- Lập trình trang quản trị
- Hướng dẫn sử dụng và tư vấn SEO
- Bàn giao dự án
Bạn có thể thấy quy trình của chúng tôi đưa ra có sự tham gia của nhiều bên, từ sale, designer, developer cho đến nhân viên SEO và sự sự đóng góp ý kiến từ khách hàng để hoàn thiện sản phẩm được tốt nhất. SEO Đa Kênh luôn thiết kế web theo yêu cầu của khách chứ không phải theo SEO Đa Kênh, chính vì vậy ý kiến khách hàng là một phần quan trọng giúp SEO Đa Kênh có thể hoàn thiện sản phẩm của mình tốt nhất.
Nguồn tham khảo: mona.media