SEO hình ảnh: 15 kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh cho Website 2022
SEO hình ảnh: 15 kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh cho Website 2022
Bạn đã bao giờ từng đặt câu hỏi vì sao khi bạn chỉ nhập từ khóa “con mèo” mà Google Image có thể trả về kết quả chính xác là hình ảnh con mèo?
Hay làm sao để tối ưu hình ảnh minh họa trong bài post của bạn lên top đầu trang kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm hình ảnh?
Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này bằng các kiến thức về cách SEO hình ảnh lên Google. Đón xem nhé!
SEO hình ảnh là gì?
SEO hình ảnh – Image SEO Optimization là một thành phần quan trọng trong SEO onpage, là phương pháp tối ưu hóa hình ảnh bằng các kỹ thuật SEO để làm cho hình ảnh thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Việc tối ưu hình ảnh giúp hình ảnh có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh của công cụ tìm kiếm.
Khi áp dụng các kỹ thuật SEO vào hình ảnh, Google Bot sẽ hiểu được chính xác nội dung hình ảnh là gì và có liên quan gì đến nội dung bài viết của bạn sau đó trả về kết quả thích hợp cho người tìm kiếm.

Trang kết quả tìm kiếm Google Image
Tầm quan trọng của tối ưu hình ảnh trong SEO
SEO hình ảnh là một phần rất quan trọng trong SEO tổng thể, tối ưu ảnh SEO góp phần:
- Tăng lưu lượng truy cập tới trang: Ngay cả khi từ khóa trong bài viết của bạn chưa lọt top nhưng nếu SEO hiệu quả thì hình ảnh đó có thể lên top thông qua việc người dùng tìm kiếm hình ảnh. Hình ảnh được chia sẻ trên các trang Social như Facebook, Instagram… cũng góp phần tăng traffic cho trang của bạn.
Tham khảo ngay cách viết bài trên Facebook hiệu quả để tối ưu hiệu quả nội dung bài blog của bạn bên cạnh SEO hình ảnh nhé!
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Hình ảnh thu hút sự chú ý của người đọc sẽ góp phần làm tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các website thương mại, bán hàng, photography…
- Nâng cao chỉ số của SEO onpage và chỉ số SEO tổng thể của toàn trang: Google thường đánh giá một website tốt không chỉ dựa vào nội dung text mà còn dựa vào các hình ảnh minh họa phù hợp và được tối ưu tốt của bài viết.
- Tăng tốc độ tải trang, giúp Google bot dễ index site hơn. Từ đó góp phần giảm trải nghiệm xấu của người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang bounce rate và tăng thời gian khách hàng ở lại trang time on site.
Vậy Bounce rate bao nhiêu là tốt? Có phải bounce càng nhỏ thì càng tốt không? Tham khảo ngay nhé!
Tầm quan trọng của tối ưu hình ảnh đối với người dùng
Một số thống kê Marketing chỉ ra rằng mọi người thường chỉ nhớ khoảng 20% nội dung mà họ đọc, 10% nội dung mà họ nghe. Nhưng lại nhớ đến 80% những thứ mà họ nhìn thấy.
Ngoài ra 90% lượng thông tin truyền đến não con người là thông qua phần thị giác (nhìn) và hình ảnh càng lớn thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp có thể tăng lên đến 46%.

Qua thống kê trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của hình ảnh trong bất cứ chiến dịch Marketing nào. Điển hình như làm Content Youtube, ngày càng nhiều người học mọi thứ qua Video, hình ảnh chứ không còn đọc chữ như trước nữa.
- Hình ảnh sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin, thông điệp đến người đọc và người dùng nhanh hơn so với từ ngữ thông thường
- Giúp phân cách các nội dung trong bài viết, làm cho người đọc dễ đọc hơn mà không cảm thấy nhàm chán.
Do đó, dù là bạn đang thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh hay chiến dịch Marketing online nào trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook Marketing hãy luôn sử dụng tối thiểu 1 bức ảnh.
Đồng thời, hãy nhớ tối ưu hình ảnh đó tốt nhất để hình ảnh của bạn được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh, giúp cơ hội người dùng thấy được hình ảnh và truy cập vào trang của bạn được tăng cao.
Vậy các trang công cụ tìm kiếm như Google dựa vào đâu để đánh giá hình ảnh?
Tiêu chí Google xếp hạng hình ảnh trên top tìm kiếm
Có nhiều tiêu chí để công cụ tìm kiếm xếp hạng hình ảnh. Nhưng nếu bạn có một blog thì ắt hẳn bạn phải SEO hình ảnh để blog của bạn thu hút nhiều người xem. Nhìn chung có 3 tiêu chí chính mà bạn cần nhớ, đó là:
- Hình ảnh được tối ưu đạt chuẩn SEO
- Hình ảnh phải liên quan chặt chẽ, phù hợp với nội dung text của bài viết và đáp ứng được nhu cầu của người tìm kiếm
- Lượt truy cập đến hình ảnh cao.
Nếu bạn chưa sở hữu Blog cho riêng mình thì hãy tìm hiểu cách tạo Blog cá nhân cực kì đơn giản tại đây nhé!
Cách SEO hình ảnh lên Google: 15 kỹ thuật đơn giản và bền vững
Để FIEX giới thiệu với bạn 15 kỹ thuật SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao đưa hình ảnh lên top Google nhanh chóng nhé! Nhớ làm theo từng bước tối ưu ảnh theo thứ tự tôi liệt kê bên dưới để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất.
#1. Tìm và lựa chọn hình ảnh
Trước khi bắt đầu tối ưu hóa hình ảnh cho website, bạn cần phải tìm kiếm và lựa chọn những hình ảnh:
- Chất lượng, rõ nét.
- Phù hợp với nội dung bài viết của mình.
- Đảm bảo tính bản quyền của hình ảnh.
Để hình ảnh mang tính độc đáo, có bản sắc riêng nhưng vẫn đạt chất lượng bạn có thể sử dụng hình ảnh tự setup, tự chụp hoặc hình ảnh tự sáng tạo, thiết kế bằng phần mềm thiết kế ảnh.
Vd: Photoshop, Canva hoặc thậm chí bằng Paint, powerpoint, … Nếu không đủ nguồn lực mà không cần hình ảnh quá cầu kỳ, lựa chọn Canva nhé! Canva hơi bị xịn xò và còn thao tác đơn giản nữa.
Nếu chưa đủ khả năng để tự làm thì hãy tìm kiếm hình ảnh miễn phí ở các nguồn có chất lượng và uy tín.
Vd: Unsplash, Pixabay, Pexels, Cupcake, Picography, Flaticon (icon miễn phí), …
Trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh cũng cần lưu ý:
Khắc phục các hình ảnh có chất lượng kém
Trong lúc chụp hoặc download hình ảnh, thường sẽ xảy ra một số trường hợp như:
- Hình ảnh không được nét do độ phân giải hình ảnh thấp hoặc do trình độ người chụp chưa tốt.
- Ảnh bị phóng quá to so với size gốc.
- Hình ảnh không đủ độ sáng.
Để tránh gặp phải những trường hợp này, hãy điều chỉnh độ phân giải của ảnh nếu công cụ chụp/ tạo ảnh của bạn cho phép trước khi chụp/ tạo ảnh.
Chọn nơi có đủ độ sáng nếu bạn tự chụp ảnh hoặc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trước khi đăng tải hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh liên quan đến nội dung
Đây là yếu tố quan trọng nhất và cần lưu ý nhất khi lựa chọn hình ảnh đưa vào bài viết.
Nếu trang viết về địa điểm du lịch thì đừng bao giờ chèn hình ảnh máy cưa vào. Đừng sử dụng những hình ảnh đẹp nhưng không liên quan gì đến nội dung vào bài viết.
Dù hình ảnh có đẹp và thu hút đến thế nào đi nữa nhưng không phù hợp thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cách đánh giá của người đọc và công cụ tìm kiếm đến trang của bạn.
Đừng dại dột copy hình ảnh của đối thủ về bỏ lên website của mình
- Ảnh của đối thủ đôi khi đã tối ưu hình ảnh khiến bạn như đi PR không công cho đối thủ.
Bạn có thể tìm hiểu PR là gì cũng như làm cách nào để PR một cách tốt nhất cho doanh nghiệp mình nhé!
- Đôi khi ảnh của đối thủ lại có gắn cả logo ẩn mà bạn không để ý.
- Lấy link hình ảnh của đối thủ bỏ ngay lên website bạn. Bạn đang gián tiếp đi backlink miễn phí cho đối thủ rồi. Mua backlink tốn tiền lắm đấy trong bạn lại đang cho backlink chất lượng, miễn phí.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn lấy ảnh đối thủ thì vẫn có cách. Lát tôi sẽ nói rõ hơn nhé!
#2. Chọn đúng định dạng file ảnh
Mỗi định dạng ảnh đều có những tính năng khác nhau.
Để sử dụng hình ảnh một cách tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng mà không làm nặng website bạn có thể cân nhắc lựa chọn các định dạng ảnh bên dưới tùy vào nhu cầu của mình:

- JPEG/ JPG: phù hợp với ảnh chụp kỹ thuật số, hiển thị nhiều màu sắc nhưng nén dung lượng ít. Đây cũng là định dạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
- GIF: định dạng cho ảnh động
- PNG: định dạng tốt với hình ảnh đồ họa, dung lượng lớn hơn JPEG/JPG và giữ tối đa chất lượng ảnh
- WebP: tỉ lệ nén cao (so với JPG và PNG) nhưng hiện chỉ có Chrome và Opera hỗ trợ định dạng này.
- BMP, GIV, SVG v.v…
Tuy nhiên để SEO hình ảnh, giữa định dạng JPG và PNG thì tôi khuyên bạn nên lựa chọn file ảnh JPG. Còn tại sao như vậy, lát tôi sẽ giải thích cho bạn sau nhé!
Và đây là công cụ tôi hay dùng để chuyển đổi PNG sang JPG nhanh chóng mà không giảm chất lượng quá nhiều.

Công cụ tôi hay dùng để chuyển đổi PNG sang JPG
#3. Thay đổi kích thước ảnh chuẩn SEO
Để có kích thước ảnh chuẩn SEO, phù hợp trong khung nội dung bài viết làm cho người xem cảm thấy thoải mái bạn hãy:
- Sửa kích thước ảnh bị hụt so với khung bài viết: nếu hình có kích thước không tương xứng với khung sẵn có thì người dùng sẽ dễ dàng nhận biết được.
- Sửa tỉ lệ kích thước không hợp giữa ảnh và khung: nếu tỉ lệ của file ảnh không khớp với khung ảnh của website thì hình ảnh khi đó sẽ bị biến dạng.
Hãy sửa lại tỷ lệ này cho phù hợp khi đăng ảnh bằng cách sửa lại kích thước file ảnh hoặc thay đổi mã code của trang web cho phù hợp với ảnh thực tế.
Trong trường hợp, khi sử dụng hình ảnh miễn phí trên các kho ảnh như Unsplash, Pixabay, … đôi khi kích thước hình ảnh quá lớn. Điều này không những làm giao diện hiển thị không đẹp mà còn tăng dung lượng hình ảnh. Điều bạn cần làm là resize lại để có được kích thước ảnh chuẩn SEO nhưng vẫn giữ tỷ lệ khung ảnh.
Hiện tại có rất nhiều công cụ online hỗ trợ cho bạn giải quyết vấn đề này. Công cụ tôi hay dùng là iloveimg.com resize lại một hoặc hàng loạt ảnh cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể test thử!

#4. Tối ưu dung lượng hình ảnh SEO
Một bức ảnh đẹp nhưng có dung lượng quá lớn sẽ khiến cho tốc độ tải trang của bạn bị chậm, làm cho khách hàng có trải nghiệm xấu.
Vậy nên hãy tối ưu dung lượng hình ảnh trước khi đăng tải để:
- Tiết kiệm dung lượng host, băng thông
- Không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang
- Chất lượng của hình ảnh không bị thay đổi nhiều.
Nén ảnh trước khi đăng tải bằng một số plugin của WordPress như EWWW Image Optimizer, WP Smushlt, Kraken Image Optimizer v.v… để tiết kiệm được 70 đến 80% dung lượng của trang, giúp trang web của bạn tải nhanh hơn.

Lưu ý
Không phải lúc nào cũng nên giảm dung lượng hình ảnh quá thấp.
Tiêu chuẩn để SEO hình ảnh, dung lượng hình ảnh rơi vào tầm 110 KB trở lại là ổn. Mức 110KB này để đảm bảo ảnh vẫn chất lượng và không làm chậm web.
Tuy nhiên, nếu website của bạn có search intent (nhu cầu tìm kiếm) dạng hình ảnh. Yêu cầu của ngành là hình ảnh chất lượng cao, sắc nét. Ví dụ như ngành Thiết kế nội thất, thời trang, … chẳng hạn.
Bạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ ảnh bên ngoài rồi nhúng link vào website thay vì upload trực tiếp.
Sử dụng CDN
Đối với các website hướng đến thị trường nước ngoài, để người dùng có thể truy cập trang web của bạn ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, hãy sử dụng CDN.
CDN (Content Delivery Networks) giúp lưu nội dung của bạn vào bộ nhớ đệm trên một mạng máy chủ toàn cầu. Khi một người truy cập vào trang web của bạn, hình ảnh sẽ được tải từ máy chủ gần họ nhất mà không làm kéo dài thời gian tải trang của bạn.
Một số CDN bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Cloundflare
- KeyCDN
- Amazon CloundFront
- Google Cloud CDN
- Với WordPress, bạn cũng có thể thiết lập CDN bằng cách đăng ký, làm theo hướng dẫn sau đó sử dụng các Plugin như W3 Total Cache, CDN Enabler hoặc WP Rocket để bật CDN trên trang web của bạn.
Lời khuyên
Tuy nhiên tôi vẫn khuyên là bạn nên đăng tải hình ảnh lên website để có link gốc domain của mình.
Tại sao phải làm như vậy?
Đơn giản vì tôi đang hướng dẫn bạn SEO hình ảnh để tăng khả năng hiển thị hình ảnh trên Google. Nó tốt cho SEO. Khi bạn đăng ảnh lên web thì Google sẽ hiểu, bạn là chủ sở hữu cho những hình ảnh này thôi.
Đối với CDN thì nếu CDN có URL dạng xyz.cdnprovider.com sẽ ảnh hưởng đến SEO. Vì hình ảnh của bạn sẽ được lưu trữ trên một tên miền riêng biệt.
Nếu có ai đó chọn nhúng một trong các hình ảnh của bạn thì họ sẽ được liên kết đến CDN. Lúc này, bạn bỏ lỡ mất một backlink giá trị.
Nếu muốn thay đổi nhà cung cấp CDN trong tương lai bạn cũng sẽ phải thay đổi tất cả các URL hình ảnh của mình. Vậy nên thay vào đó bạn có thể để CDN của bạn là cdn.tenmien.com. Hoặc cố gắng giảm dung lượng hình ảnh và gắn trực tiếp lên web.
#5. Đặt tên ảnh chuẩn SEO
Google Bot không thể đọc hình ảnh bằng trực quan mà phải thông qua meta data (dữ liệu khai báo bằng ngôn ngữ Google). Google sẽ thường thu thập thông tin qua tên file ảnh để hiểu nội dung của ảnh.
Do vậy, bước đặt tên ảnh cũng rất quan trọng khi tối ưu hình ảnh.
Việc đặt tên file ảnh này cũng giúp người dùng nhanh chóng hiểu được nội dung hình ảnh của bạn để đi đến quyết định có nhấp vào ảnh hay không.
Vậy tên ảnh như thế nào được gọi là chuẩn SEO?
- Chứa từ khóa cần SEO và liên quan đến nội dung mô tả.
- Viết không dấu, dùng gạch nối “-” ở giữa các chữ, không dùng các ký tự đặc biệt và số. Vì khi hình ảnh có dấu, tên ảnh sẽ tự động chuyển sang dãy ký tự đặc biệt gây khó hiểu cho Google.
- Không đặt tên hình ảnh quá dài.
Bạn đã từng thấy các đường link dạng này chưa nhỉ?
Nhìn khá rối phải không nào? Chắc Google cũng sẽ bối rối không ít nếu bạn đặt tên hình ảnh có dấu đấy.
Ví dụ các tên chuẩn SEO:
- huong-dan-seo-hinh-anh.jpg
- yoast-seo-la-gi.jpg
- …
Các tên không đúng:
- 1001cachseo.jpg
- seohinhanhlagi?.jpg
- …
#6. Gắn geotag cho hình ảnh
Để tối ưu hình ảnh hỗ trợ SEO Local cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm hình thức Geotag.
Đây là hình thức gắn thông tin về vị trí địa lý (kinh độ, vĩ độ) cho hình ảnh để doanh nghiệp của bạn được biết đến nhiều hơn.
Nếu hình ảnh của bạn được chụp bằng điện thoại thông minh thì ảnh của bạn có thể đã được GEO tự động. Còn nếu bạn sử dụng các hình ảnh download trên mạng hoặc của đối thủ, thì điều bạn cần làm là:
Xóa toàn bộ thông tin trong hình ảnh
Click chuột phải vào hình ảnh, chọn Property > Detail, bạn sẽ thấy các thông tin đã được tối ưu hình ảnh như sau:

Giả sử bạn muốn tải ảnh này về để publish lên website của mình, thì bạn hãy click vào “Remove properties and personal information” > Chọn OK.

Xóa toàn bộ thông tin cũ của hình ảnh để tối ưu seo hình ảnh
Nếu cần xóa toàn bộ thông tin đã tối ưu cho nhiều hình ảnh cùng lúc thì bạn cũng làm tương tự. Ctrl + A chọn hết các hình ảnh và click chuột phải chọn Properties > Detail > Remove properties and personal information > OK.
Gắn Geotag bằng công cụ offline – Geosetter
Đối với cách này, bạn cần tải Geosetter về máy laptop của bạn. Đây là công cụ miễn phí, vô cùng dễ sử dụng.

Tuy nhiên, để có thể gắn geotag, hình ảnh của bạn phải có định dạng JPG. Và đó cũng là lý do tại sao ban đầu tôi có khuyên bạn ưu tiên sử dụng ảnh đuôi JPG.

Trong đó:
- 1 – nơi chọn folder chứa ảnh cần tối ưu geotag
- 2 – nơi hiển thị các hình ảnh nằm trong folder
- 3 – khu vực hiển thị hình ảnh trực quan cho bạn dễ quan sát (bạn không cần để ý phần này)
- 4 – nơi hiển thị thông tin thông số chi tiết của hình ảnh (bạn không cần để ý phần này)
Bây giờ thì làm theo hướng dẫn từng bước của tôi nhé.
Chọn toàn bộ hình ảnh, đánh giá 5 sao để đảm bảo hình ảnh chất lượng. Click chuột phải vào một hình ảnh > Chọn Edit data

Điền các thông tin này vào dashboard hiển thị:
- Latitude: Điền Kinh độ của vị trí doanh nghiệp
- Longtitude: Điền Vĩ độ của vị trí doanh nghiệp
- Country Code: Chọn VNM – Mã code của Việt Nam
- Country + State/ Province + City + Sublocation: Điền thông tin vị trí doanh nghiệp của bạn
*Lưu ý: Điền thông tin vị trí doanh nghiệp bằng tiếng Anh để khi chuyển sang bảng mã của Google không bị lỗi.

Tuy nhiên làm sao lấy kinh độ – vĩ độ của doanh nghiệp? Kéo xuống đọc tiếp phần hướng dẫn của tôi nhé!
Cách lấy Kinh độ – Vĩ độ doanh nghiệp
Hãy mở Google map của Doanh nghiệp mình.

Vd như trường hợp của FIEX, bạn có thấy dãy cuối 3d10.7668855!4d106.6793214 trên đường link google map của doanh nghiệp FIEX Marketing không?
Sau ký tự “3d” là Kinh độ của FIEX và sau “4d” là Vĩ độ của FIEX.
- Kinh độ của FIEX: 10.7668855
- Vĩ độ của FIEX: 106.6793214
Có nhiều bạn bị nhầm lẫn về cách chọn Kinh độ/ Vĩ độ. Có phải bạn thường được khuyên là lấy Kinh độ – Vĩ độ ở vị trí này:

Thực tế, đây không phải là tọa độ chính xác của doanh nghiệp. Vì khi bạn phóng to hay thu nhỏ map thì các chỉ số này sẽ bị thay đổi. Nhưng theo cách tôi hướng dẫn ở trên, tọa độ này hoàn toàn không đổi. Đây mới chính là tọa độ chính xác.
Sau khi điền đủ thông tin, hãy chọn “Save as template” và đặt tên dễ nhớ cho doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian cho các lần tối ưu geotag sắp tới. Lần tới bạn chỉ cần chọn “Load from template” và chọn tên mình đã lưu, nhấp OK.
Sau khi đã gắn geotag cho hình ảnh xong, hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại vì geosetter sẽ không tự động lưu cho bạn.
*Lưu ý: Công cụ Geosetter này chỉ hỗ trợ nền tảng Window, không có phiên bản dành cho Macbook. Vì vậy nếu dùng Mac, hãy gắn geotag bằng công cụ online bên dưới tôi hướng dẫn nhé! Mặc dù nó không đủ tính năng như của Geosetter nhưng cũng tạm ổn.
Gắn Geotag bằng công cụ Geotag.online
Bước 1: Truy cập https://geotag.online/ => Tạo tài khoản

Truy cập vào link để điền email đăng ký tài khoản
Bước 2: Vào mail đã đăng ký xác nhận tài khoản
Bước 3: Đăng nhập

Bước 4: Điền các thông tin theo yêu cầu bao gồm:
- Street Address, City, State: theo thứ tự là tên đường, thành phố, tiểu bang (trường hợp bạn ở TP.HCM hoặc Hà Nội thì phần State nên ghi TP.HCM hoặc Hà Nội). Chú ý hãy ghi thông tin này khớp với footer của trang web
- Zip code: tra cứu trên mạng mã bưu điện tương ứng (ở VN sẽ là 70000)

Điền thông tin vào các trường
Bước 5: Tiếp tục click “Chọn tệp” ở mục “Image to Tag” rồi chọn các hình ảnh cần GEO. Lưu ý rằng mỗi lần chỉ được chọn tối đa 20 hình với định dạng JPEGs, TIFFs có dung lượng dưới 10MB.
Bước 6: Cuối cùng chọn Proceed và lưu lại hình ảnh đã GEO.
#7. Tối ưu thông tin metadata ảnh
Để bảo vệ bản quyền của hình ảnh, xác nhận hình ảnh đó thuộc về bạn tránh để người khác sử dụng với mục đích không đúng đắn hãy bổ sung các thông tin cho hình ảnh như nguồn gốc, định dạng v.v… bằng cách:
Nhấp phải chuột vào ảnh => chọn Properties => Details => Điền thông tin vào các mục: Title > Subject > Tag như hình bên dưới:

Điền đầy đủ thông tin metadata vào thông số hình ảnh
- Title: Điền tên hình ảnh bằng keyword có dấu (vd tên ảnh: toi-uu-hinh-anh.jpg —-> Title nên điền là “Tối ưu hình ảnh“
- Subject: Điền tên hình ảnh, kết hợp tên thương hiệu. Vd: Tối ưu hình ảnh – FIEX Marketing
- Tags: Chèn 3 keyword liên quan đến hình ảnh, trong đó có 1 keyword là tên của hình ảnh đó. Vd trong trường hợp này là: “Tối ưu hình ảnh“, “seo hình ảnh“, “tối ưu hóa hình ảnh“
- Comments: Chèn dữ liệu cấu trúc – structured data (schema) khai báo hình ảnh.
- Authors: Tên thương hiệu
- Copyright: Link website của thương hiệu
Bạn đã từng biết về cách khai báo schema hình ảnh chưa? Đây là bước tối ưu hóa hình ảnh cho website quan trọng nhất giúp bạn khai báo thông tin cụ thể cho Google hiểu về nội dung hình ảnh.
Thêm dữ liệu cấu trúc vào hình ảnh
Thêm dữ liệu có cấu trúc (structure data) vào hình ảnh giúp Google Hình ảnh hiển thị hình lên vị trí rich result trong trang kết quả tìm kiếm của Google.
Dữ liệu có cấu trúc (structure data) cung cấp cho người dùng thông tin thích hợp về trang của bạn.
Ví dụ: Nếu trang của bạn có phần công thức làm món ăn và bạn thêm phần cấu trúc dữ liệu vào hình ảnh trong bài viết thì khi đó hình ảnh của bạn sẽ được Google đánh dấu thuộc nhóm công thức.
Comment email bên dưới bài viết để FIEX gửi template schema hình ảnh cho bạn nhé!
#8. Đăng ký bản quyền cho hình ảnh
Hãy đăng ký bản quyền cho những hình ảnh mà bạn tự sáng tạo để không bị đánh cắp bản quyền và sử dụng bừa bãi.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các hình ảnh tìm kiếm được ở Google, bạn cũng có thể bị report từ chủ sở hữu bức ảnh nếu vi phạm Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Để Google Images có thể lọc ra các hình ảnh phù hợp mà không vi phạm bản quyền, hãy thiết lập cài đặt trên Google trước khi sử dụng bằng cách chọn mục Công cụ => Quyền sử dụng

Khi tìm kiếm ảnh hãy chọn Công cụ -> Quyền sử dụng và tick vào các mục để loại bỏ ra các hình ảnh có bản quyền
Các tùy chọn tìm kiếm này bao gồm:
- Giấy phép Creative Commons: chỉ hiển thị các hình ảnh được bảo trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận Creative Common. Chọn mục này thì Google sẽ hiện các hình ảnh mà bạn có thể tự do sử dụng để thiết kế lại và chia sẻ chúng.
- Giấy phép thương mại và Giấy phép khác: tùy chọn này sẽ hiển thị ra các hình ảnh có bản quyền.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh bộ lọc này trên Google.
Nếu không tìm được ảnh trên Google hãy tự sáng tạo hình ảnh bằng cách chụp ảnh, sử dụng các phần mềm đồ họa hay dùng ảnh ở kho ảnh miễn phí như PixaBay, Unsplash,…
Sau khi đã chuẩn bị xong bước tối ưu hình ảnh, hãy cùng chuyển đến bước upload hình ảnh lên trang.
#9. Tối ưu thuộc tính Alt của ảnh
Alt (Alternative text – văn bản thay thế) là nội dung mô tả file hình ảnh hiển thị trên trang Google Images. Nội dung này được xem là keyword của hình ảnh.
Thuộc tính Alt rất quan trọng trong SEO hình ảnh bởi Google Bot chỉ đọc được các thông tin từ URL và Alt của ảnh.
Khi Bot quét nội dung bài viết để trả kết quả cho người tìm kiếm, nó sẽ biết vị trí nào của bài viết có hình ảnh và hình ảnh đó có nội dung gì nếu nhìn thấy thuộc tính Alt.
Alt cũng giúp hiển thị thông tin hình ảnh dưới dạng văn bản trong trường hợp hình ảnh bị lỗi không hiển thị trên trang.

Alt hiển thị thông tin hình ảnh dưới dạng văn bản khi ảnh bị lỗi không hiển thị trên trang
Vậy nên hãy tối ưu Alt để hình ảnh thân thiện với công cụ Google hơn. Thuộc tính Alt được xem là tối ưu chuẩn nếu:

Vị trí alt text cần được điền để tối ưu hình ảnh
Mỗi khi upload ảnh bạn cần tối ưu Alt text theo các tiêu chuẩn:
- Chứa từ khóa chính hoặc từ khóa LSI, tuy nhiên không nhồi nhét từ khóa trong alt.
- Viết ngắn gọn. Trong trường hợp alt text là tiếng việt, hãy viết có dấu. Nếu alt là tiếng anh thì cần giữ nguyên.
- Không sử dụng dấu gạch “-” giữa các chữ.
- Viết alt khớp với nội dung hình ảnh mô tả
#10. Đặt tiêu đề Title hình ảnh
Ngoài Alt thì Title cũng là một thuộc tính html quan trọng của hình ảnh. Mặc dù Title hình ảnh không quá quan trọng trong SEO nhưng lại rất quan trọng trong việc giúp tăng trải nghiệm của người dùng.
Vì là phần thông tin bổ sung cho hình ảnh với nội dung ngắn gọn có chứa từ khóa nên khi người dùng lướt qua ảnh họ cũng sẽ biết được nội dung của ảnh.

Hầu hết các trang viết bài hiện nay đều hỗ trợ phần chèn tiêu đề tự động cho ảnh.
Tuy nhiên nếu sử dụng Chrome bạn nên lưu ý nếu không chèn thuộc tính Alt mà chỉ để Title thì ảnh sẽ bị lỗi không hiển thị mà chỉ hiển thị phần Title.
Nhưng nếu chỉ để Alt mà không để Title thì hình ảnh vẫn được tối ưu tốt. Để người dùng có trải nghiệm tốt nhất thì vẫn nên sử dụng cả Alt và Title với cú pháp chuẩn:
<img src=”link ảnh” alt=”mô tả ảnh” title=”tiêu đề ảnh”/>
Thêm Title ảnh tại mục Advanced Options của ảnh:

Click vào hình ảnh và chọn mục Advanced để thêm Title cho ảnh
#11. Sử dụng chú thích hình ảnh (Caption)
Caption là phần văn bản chú thích nội dung ngay bên dưới hình ảnh nếu bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mục đích của bức ảnh.

Một bức ảnh có chú thích ngắn gọn, súc tích, rõ ràng sẽ giúp hình ảnh dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người đọc, bên cạnh đó cũng giúp Google dễ nắm bắt được chủ đề của hình ảnh khi quét dữ liệu.
Caption chỉ nên dùng cho những bức ảnh thật sự cần thiết và không nhất thiết phải chứa các từ khóa.
Bạn có thể thêm caption cho hình ảnh trên WordPress bằng cách:

#11. Đặt hình ảnh trong bài viết hợp lý
Hãy đặt hình ảnh ở gần vị trí có nội dung cần được minh họa, mô tả nhất.
Để người đọc không bị nhàm chán khi đọc nội dung thì cứ cách tầm 250 chữ, bạn nên chèn một hình ảnh phù hợp để người đọc có trải nghiệm tốt nhất.
Về cơ bản, với 12 kỹ thuật tối ưu ảnh bên trên bạn đã có thể hoàn thành chiến dịch SEO hình ảnh của mình. Tuy nhiên để có được hiệu quả tối ưu nhất bạn có thể tham khảo thêm kỹ thuật tối ưu hình ảnh nâng cao bên dưới.
#12. Chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội
Hiện nay, số lượng người dùng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest,… ngày càng nhiều.
Do đó đây là công cụ không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là chiến dịch SEO hình ảnh.

Chèn thêm các nút chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội để tiện cho người dùng share bài viết
Hãy thêm các thuộc tính chia sẻ lên các trang Social vào trong bài viết hoặc vào các bức ảnh bằng các plugin hoặc extension để người dùng có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh của bạn lên các mạng xã hội.
Với cách thức này sẽ giúp nội dung của bạn được lan tỏa nhiều hơn.
#13. Responsive hình ảnh
Trong thời buổi công nghệ hiện nay, người dùng thường truy cập website từ nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau như laptop, tablet hay điện thoại.
Giả sử bạn đăng hình ảnh rộng 720px lên trang nhưng nếu có ai đó truy cập trên thiết bị di động với màn hình rộng 320px thì hình ảnh chỉ cần rộng 320px cũng đã đạt chất lượng không kém gì hình rộng 720px.
Tải hình ảnh 720px cho thiết bị di động thậm chí còn gây lãng phí băng thông và làm chậm tốc độ tải trang, ảnh hưởng đến SEO.
Vậy nên hãy đảm bảo responsive hình ảnh của bạn tương ứng với các giao diện sử dụng khác nhau để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Sử dụng thuộc tính srcset=”” trong thẻ <img> để trình duyệt hiển thị đúng kích cỡ nhỏ nhất phù hợp với độ phân giải của các màn hình khác nhau.
Trường hợp bạn sử dụng WordPress, WordPress cũng sẽ hỗ trợ chức năng tự thêm srcset. Nó tự động xử lý các hình ảnh được tải lên và đặt các phiên bản hình ảnh theo mặc định:
- Hình thu nhỏ: hình cắt vuông kích thước 150 x 150px
- Hình trung bình: thay đổi kích thước để cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 300px
- Ảnh trung bình lớn: kích thước rộng 768px
- Hình lớn: kích thước cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 1024px
- Hình đầy đủ: hình gốc
#14. Sử dụng lazy loading để tăng tốc độ tải trang
Lazy loading là kỹ thuật hình ảnh mà chỉ khi người dùng kéo chuột đến khu vực hình ảnh thì khi đó hình ảnh mới được load và hiển thị cho người dùng xem.
Đây là một kỹ thuật rất quan trọng trong thiết kế trang web và tối ưu ảnh. Vì nó giúp:
- Website tải nhanh hơn
- Tăng thời gian time on site
- Giảm tỷ lệ bounce rate
Nếu website của bạn có quá nhiều hình ảnh và bạn đã hoàn thành các bước SEO khác rồi thì cũng nên cân nhắc sử dụng Lazy loading bằng các plugin hỗ trợ trên WordPress như WP-Rocket, a3 Lazy load… để người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
#15. Tạo sitemap hình ảnh
Google khuyến khích người dùng cung cấp cho Google thông tin chi tiết về hình ảnh. Đồng thời, cung cấp URL của hình ảnh bằng cách thêm thông tin vào Sitemap.
Sitemap (bản đồ trang web) không chỉ giúp Google liệt kê ra toàn bộ đường link của một web mà còn giúp trình thu thập dữ liệu và người dùng dễ dàng điều hướng trên trang.
Đây là một số tags mà bạn có thể sử dụng cho sitemap hình ảnh của mình:

Các tags có thể sử dụng cho sitemap hình ảnh
Trong trường hợp bạn đang sử dụng WordPress và Yoast SEO thì hình ảnh sẽ tự động được thêm vào sitemap trong trang web của bạn.
Tuy nhiên với Yoast thì chỉ bao gồm các thẻ <image: image> và <image: loc> và nếu bạn thêm caption cho hình ảnh của mình trong WordPress thì Yoast cũng sẽ không thêm những chú thích đó mà bạn phải tự thêm vào bằng cách thủ công.
Bên cạnh đó, tạo sitemap hình ảnh giúp người dùng dễ dàng tìm thấy hình ảnh của bạn trong kết quả tìm kiếm Google Image hơn. Bạn nên tìm hiểu thật kĩ Yoast SEO là gì cũng như tính năng mà nó mang lại nhé!
Bởi vì lúc này, các Bot của Google lúc này sẽ lần theo các thông tin có trong sitemap để thu thập dữ liệu.
Vậy nên hãy tạo Sitemap và gửi nó lên Google Search Console để các hình ảnh được thu thập và submit URL Google hay trên công cụ tìm kiếm cùng với các liên kết.

Kiểm tra các hình ảnh đã được cập nhật trong sitemap thông qua Google Search Console
Vậy là done 16 bước tối ưu hóa hình ảnh cho website rồi đấy!
Nếu bạn là doanh nghiệp mới hoặc đội ngũ còn non trẻ, cảm thấy các bước làm này tốn thời gian thì hãy thuê dịch vụ viết bài chuẩn SEO. Các dịch vụ Digital Marketing hiện nay đã có kinh nghiệm triển khai hàng chục dự án sẽ giúp bạn tối ưu trọn gói từ nội dung lẫn hình ảnh để mang đến kết quả tốt nhất, tránh được Google Sandbox cho các web mới.
Cách theo dõi lượng truy cập tìm kiếm hình ảnh
Để kiểm tra và theo dõi lưu lượng truy cập đến hình ảnh bạn có thể sử dụng trình duyệt Google Search Console tại phần Hiệu suất => Loại tìm kiếm: Hình ảnh

Theo dõi các chỉ số người dùng tìm kiếm hình ảnh thông qua Google Search Console
Tại đây, bạn có thể kiểm tra chi tiết số lượt click chuột, số lần hiển thị, CTR, vị trí trung bình, truy vấn… đến hình ảnh trên trang của bạn từ đó nắm bắt được nhu cầu và hoàn thiện hơn nội dung trên trang web của mình.
Kết luận
Với các kiến thức cơ bản về SEO hình ảnh và 16 kỹ thuật tối ưu hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao trong bài viết này, mong rằng có thể giúp ích và góp phần vào thành công trong chiến dịch SEO hình ảnh nói riêng và chiến dịch Marketing nói chung của bạn.
Bên cạnh đó, Infographic là một dạng hình ảnh đẩy tốc độ SEO lên rất nhanh, bạn có thể tham khảo cách làm Infographic để tăng hiệu quả nhé!
Liệu bạn có còn bất kỳ thắc mắc hoặc thông tin cần chia sẻ nào không? Nếu có hãy chia sẻ cho tôi biết tại Fanpage SEO Đa Kênh nhé.
Chúc bạn tối ưu hình ảnh hiệu quả!
Bạn đang cần dịch vụ SEO tổng thể hay dịch vụ viết content không chỉ cam kết SEO lên TOP mà còn giúp bạn thu hút đúng traffic tiềm năng vào website, từ đó tư vấn cho bạn về Chiến lược chuyển đổi để tăng đơn hàng?
👉 SEO Đa Kênh có thể giúp bạn điều đó! Liên hệ ngay với SEO Đa Kênh để được đội ngũ chuyên gia SEO tư vấn nhé!
Nguồn tham khảo:
- Image SEO: 12 Actionable Tips (for More Organic Traffic): https://ahrefs.com/blog/image-seo/
- Image SEO: the Ultimate Guide: https://www.contentkingapp.com/academy/image-seo/
- Optimizing images for search engines: https://yoast.com/image-seo/
- https://fiexmarketing.com
Backlink là gì? Hướng dẫn cách tạo Backlink cho Website hiệu quả 2022
Backlink là gì? Hướng dẫn cách tạo Backlink cho Website hiệu quả 2022
Sự thật mà nói SEO có nhiều trường phái khác nhau: SEO mũ trắng, SEO mũ đen, và đến cả SEO mũ xám. Mỗi trường phái đều có ưu điểm riêng, không có đúng sai.
Tuy nhiên có thời kỳ SEO mũ đen được đánh giá không tốt. Vì lý do lạm dụng backlink khá nhiều khiến Google để mắt đến và không được Google đánh giá cao. Liệu hiện tại Backlink có còn hiệu quả? Thực chất Backlinks là gì?
Để SEO Đa Kênh chia sẻ cho bạn khái niệm Backlink là gì và cách để nhận biết backlink chất lượng nhé! Thôi không dài dòng nữa, vào vấn đề chính thôi nào!
1. Backlink là gì?
Backlink là hình thức liên kết trả về website của bạn, khi người dùng click vào đường link website đó được đặt trên một trang web bất kỳ.
Khi một website khác đặt link trỏ về website bạn thì bạn có một backlink, hay là inbound link. Lưu ý rằng backlink phải chứa liên kết và phải click vào được.

2. Phân loại Backlink Website
Backlink thường xuất hiện ở nhiều dạng thức phổ biến như sau:
2.1. Phân loại theo hình thức chèn
#1: Dạng văn bản chứa link – Text link
Textlink là một loại của Anchor text. Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất khi trỏ backlink về website của bạn.
Khi người dùng click vào textlink, họ sẽ được chuyển hướng đến một website khác.
Ví dụ như trường hợp này chẳng hạn:

Khi bạn click vào textlink với keyword “Inbound Marketing”, bạn sẽ được chuyển ngay đến trang của wiki “https://en.wikipedia.org/wiki/Inbound_marketing”. Lúc này, wikipedia sẽ có thêm 1 backlink từ web fiexmarketing.com của tôi. Dễ hiểu đúng hông nào!
Chắc bạn sẽ cần:
Tham khảo 9 loại anchor text phổ biến thường được sử dụng mà Gotch SEO chia sẻ.
Đấy tôi lại vừa trỏ backlink về Gotch SEO bằng textlink.
*Lưu ý: Hạn chế đi backlink cho các website khác để tránh thất thoát sức mạnh.
#2: Đi backlink bằng link trần
Link trần là cách hiển thị toàn bộ đường link web. “Link tự nhiên” này thường được thấy trên các chia sẻ lên social hoặc trong các bình luận.
Ví dụ như này chẳng hạn:

#3: Dạng đi backlink bằng hình ảnh
Bạn chỉ cần click vào hình ảnh là sẽ được chuyển đến một website khác.
Đây là một ví dụ cho bạn dễ hiểu. Khi bạn click vào hình ảnh bên dưới thì bạn sẽ được chuyển hướng sang một website khác

Khi click vào hình ảnh bên trên, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang khác.
Tuy nhiên nếu là link của một website khác, vd Hubspot, Impactbnd, … thì đây chắc chắn là dạng backlinks bằng hình ảnh đấy.
2.2. Phân loại theo cách ảnh hưởng sức mạnh
Dạng 1: Link Do-follow, là những link mà bạn cho phép Google có thể index google. Nếu nội dung của website tốt thì bạn sẽ được Google đánh giá cao, mang lại hiệu quả SEO. Ngược lại sẽ bị mất điểm đánh giá nếu nội dung đó không tốt.
Dạng 2: Link No-follow. Đây là những link có nội dung không có ảnh hưởng nhiều đến trang của bạn. Do đó cũng sẽ không có hiệu quả quá nhiều về SEO.
3. Vai trò của Backlink trong SEO
Backlinks giữ vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu SEO của các bài viết hoặc các trang web.
#1. Ảnh hưởng đến DR cho website và thứ hạng từ khóa
Trước hết, xây dựng backlink là thành tố có sức ảnh hưởng tới điểm uy tín cho website và thứ hạng từ khóa của bạn. Bạn nên kiểm tra thứ hạng từ khóa hằng tháng để đảm bảo blacklink trỏ về chính xác hơn.
Backlink được ví như những phiếu bầu đánh giá mức độ uy tín và đáng tin cậy cho trang web trong lĩnh vực của bạn. Vì chỉ khi trang web của bạn có giá trị thì bạn mới được các trang web khác tin tưởng liên kết đến.
Càng sở hữu nhiều backlink chất lượng sẽ làm tăng điểm uy tín của bạn đối với các công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp bạn có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên hãy để trang web của bạn liên kết hoặc được liên kết với những website trong cùng nhóm ngành hoặc có nội dung tương đồng để trang web được đánh giá cao hơn.
#2. Ảnh hưởng tốc độ thu thập dữ liệu mới trên website
Back link ảnh hưởng đến tốc độ thu thập dữ liệu mới trên website từ các trang công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm như Google thường dùng thuật toán để thu thập dữ liệu thông qua liên kết giữa các website.
Nếu trang web của bạn mới hoạt động hoặc có nội dung mới chứa các backlink chất lượng, thuật toán sẽ giúp trang công cụ tìm kiếm nhanh chóng đến được website của bạn và thu thập dữ liệu mới.
Nhờ đó, Google sẽ biết đến sự tồn tại của bạn. Từ đó góp phần đưa bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là cách index Backlink nhanh nhất cũng là điều mà SEO hướng đến.
Tuy nhiên, nếu rủi ro, trang web mới của bạn sẽ bị dính thuật toán Google Sandbox. Vì thế hãy tìm hiểu, thường xuyên check Google Sandbox để kịp thời tránh được nó nhé.
Nếu bạn chưa hiểu SEO website là gì thì hãy tham khảo ngay để mang lại hiệu quả cao cho các kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
Hoặc các thắc mắc về Marketing là làm gì, Inbound marketing là gì, Digital Marketing là gì,…. hoặc các kiến thức liên quan đến Backlink là gì hãy tìm hiểu ngay nhé!
#3. Làm Google bot hiểu rõ nội dung trên trang web
Cuối cùng, backlink góp phần giải thích cho trang công cụ tìm kiếm biết nội dung trên website của bạn.
Trong quá trình xác định chủ đề của một website trước khi đề xuất cho người dùng, Google bot thường xem xét mối tương quan giữa các trang web có chứa backlink dẫn về website của bạn.
Cách thức này góp phần giải thích cho Google biết bạn là nhà chuyên môn trong lĩnh vực nào.
Ví dụ: Có 5 website trỏ backlink về website của bạn. Trong 5 website này, có 3/5 website là về lĩnh vực “Làm đẹp” và đều trỏ về website của bạn. 2/5 website còn lại là về lĩnh vực Sức khỏe hoặc các lĩnh vực liên quan khác. Thì có thể chắn chắn 90% rằng website cũng liên quan đến lĩnh vực “Làm đẹp” rồi.
Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Tôi không xét trường hợp các backlink spam đi link trỏ vô tội vạ nhé! Nếu là bạn muốn cung cấp thêm thông tin cho khách truy cập nhưng website mình không có thông tin đó, thì sẽ như thế nào?
Chắc chắn bạn sẽ link đến một website khác để giới thiệu cho khách hàng của mình phải không nào? Và đó cũng là lý do Google bot sẽ hiểu được nội dung website bạn thông qua nguồn backlink.

4. Vai trò của Backlink đối với doanh nghiệp
Ngoài những giá trị mang lại trong chiến dịch SEO, Backlink cũng mang lại cả giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp nếu như được sử dụng đúng cách. Vậy vai trò chính xác của Backlink là gì?
#1. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Nếu được đặt SEO Backlinks ở các vị trí phù hợp trên các trang có lượt truy cập cao trong cùng lĩnh vực, website và thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được biết đến.
Ví dụ: Khi search từ khóa “đau dạ dày” với lưu lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng là 5400 lượt sẽ cho ra kết quả như hình bên dưới:

Nếu không tính quảng cáo, bài viết đứng top 1 trên trang kết quả tìm kiếm là “Dấu hiệu điển hình của đau dạ dày”, top 2 là “Đau dạ dày: Triệu chứng, cách giảm đau và điều trị hiệu quả” sẽ có khả năng được truy cập nhiều nhất.
Cuối bài viết đều có mục giới thiệu nơi khám chữa bệnh kèm backlink trỏ về website của phòng khám.

Vì những người search từ khóa “đau dạ dày” đa phần sẽ có nhu cầu khám chữa bệnh. Do đó họ chính là khách hàng tiềm năng của các phòng khám được giới thiệu này.
Backlink giúp người dùng kết nối trực tiếp và góp phần PR cho tên tuổi của các phòng khám, mang lại khách hàng tiềm năng cho họ.
#2. Tăng khách hàng tiềm năng vào website
Như ví dụ ở trên, backlink không chỉ đưa tên tuổi của của doanh nghiệp đến gần với mọi người mà còn làm tăng khả năng các khách hàng tiềm năng truy cập vào website.
Khi đó cũng có nghĩa là bạn sẽ giảm được tỷ lệ thoát trang (hay còn goi là bounce rate) cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải cân nhắc vị trí đặt backlink để mang lại hiệu quả cao.
#3. Mang lại cơ hội tăng doanh thu
Đây là kết quả doanh nghiệp có thể có được từ 2 vai trò đã đề cập ở trên. Doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn, lượt khách hàng truy cập vào website nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội chốt đơn cũng cao hơn, góp phần mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
5. Các tiêu chí đánh giá Backlink chất lượng
Tuy nắm giữ nhiều vai trò trong SEO và trong hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để các vai trò đó phát huy được hiệu quả, đòi hỏi bạn phải xây dựng được các Backlink thật chất lượng.
Vậy như thế nào là một Backlink chất lượng? Tiêu chí đánh giá Backlink là gì? Để tôi chia sẻ kỹ hơn cho bạn.
Có sự liên quan đến trang web đặt Backlink
Các trang công cụ tìm kiếm sẽ luôn đánh giá cao các backlinks có liên quan. Vì người dùng của họ chắc chắn sẽ click vào các backlinks có liên quan đến nội dung mà họ đang tìm kiếm.
Lấy ví dụ đơn giản, nếu bạn là thợ sửa ống nước đang tìm hiểu về dụng cụ sửa chữa. Bạn truy cập vào 2 page, 1 bên có backlink về mèo, 1 bên về dụng cụ sửa ống nước. Chắc chắn bạn sẽ truy cập vào bên thứ hai đúng không nào?
Có thẩm quyền
Trang công cụ tìm kiếm Google nêu rõ quyền hạn được chia đều cho tất cả các backlink trên một trang web. Kể cả nếu bạn có 2 trang web, 1 trang có nhiều backlink và 1 trang ít hơn thì trang web ít backlink đôi lúc vẫn có quyền ngang bằng hoặc hơn trang web còn lại.
Tuy nhiên với điều kiện, backlink ít nhưng phải chất lượng đến từ các website uy tín, có thương hiệu.
Ví dụ: Website A & B đều thuộc lĩnh vực SEO, website A có 2 backlink từ ahrefs.com và moz.com trỏ về. Website B thì có nhiều backlink hơn nhưng đa phần từ các website không liên quan.
Và website A được Google đánh giá cao hơn website B là điều hiển nhiên. Vì Ahrefs và Moz là 2 ông lớn trong ngành SEO. Nếu có được backlink từ 2 website này sẽ chất lượng hơn nhiều so với website khác.

Đặt ở các trang có lưu lượng truy cập cao
Các Backlink từ các trang có traffic (lưu lượng truy cập) cao thường sẽ giúp trang web của bạn có nhiều traffic hơn khi bạn đặt nó ở các trang có traffic thấp. Lưu lượng truy cập tăng thì cơ hội khách hàng tiềm năng đến với bạn càng nhiều.
Điều này quá hiển nhiên rồi phải không? Ví dụ website A và B đều trỏ backlink về website bạn. Website A có 20,000 người truy cập trong khi website B có 10,000. Với điều kiện cùng ngữ cảnh, lời dẫn dắt để đi backlink về website bạn, thì khả năng backlink từ website A sẽ kéo nhiều traffic hơn cho website bạn hơn là website B rồi.
Vị trí đặt Backlink và cách hiển thị
Để đánh giá chất lượng Backlink còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vị trí đặt Backlink, cách hiển thị Backlink trên trang cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.
- Kích thước của anchor text
- Vị trí của link hiển thị trên web (footer, sidebar, link trong nội dung bài viết, …)
- Màu sắc của anchor text (màu sắc có trùng với màu nền của trang, in đậm, in nghiêng, …)
- Số lượng từ trong anchor text
- Số lượng backlink trỏ ra từ nhiều gốc domain khác nhau hay cùng một gốc domain
- …
Mọi người thường bị thu hút bởi những thứ nổi bật. Vậy nên nếu áp dụng cách đặt backlink với phông chữ, màu sắc nổi bật ở vị trí thu hút người nhìn thì backlink của bạn sẽ có chất lượng hơn. Vì khả năng mọi người click vào link cũng cao hơn.

Tạo Backlink được gắn ở các vị trí side navigation (vd: sidebar, footer) sẽ có ít giá trị hơn link gắn trong nội dung bài viết. Và đối với link gắn trong nội dung bài viết, có ngữ cảnh cụ thể, Google sẽ đánh giá cao link ở trên cùng nội dung bài viết thay vì link được gắn ở cuối bài viết.
Điều này cũng dễ hiểu. Vì theo quy luật crawl một trang web của Google, Google bot sẽ crawl từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Vì thế Backlink A và Backlink E sẽ ít có giá trị bằng Backlink C.
Ngoài ra, tạo Backlink cho website cũng cần được đa dạng nguồn. Backlink từ nhiều website khác nhau trỏ về website của bạn sẽ có giá trị hơn nhiều so với 1 website trỏ về nhiều link.
Do-follow & no-follow
Để SEO backlinks của bạn có hiệu quả, hãy ưu tiên nhận các liên kết Dofollow. Vì các liên kết này sẽ có tác động tốt đến thứ hạng cho trang của bạn.
Tuy nhiên cũng không nên bỏ qua hết tất cả các liên kết Nofollow vì nó vẫn có thể có một số giá trị trong SEO. Google vẫn đánh giá cao giá trị của link nofollow mang lại.
Trước đây, link nofollow không được coi trọng vì Google không cho truyền sức mạnh link juice sang loại link này. Nhưng thông tin update mới nhất gần đây, Google vẫn xem backlink nofollow cũng là một trong những yếu tố xếp hạng cho website. Và cho link nofollow truyền đi sức mạnh link juice.
Nếu bạn không rõ Link juice là gì? Đừng vội lo lắng, bên dưới tôi có giải thích cụ thể cho bạn về khái niệm này đấy! Kéo xuống dưới để nắm khái niệm này nhé!
Cách đặt Backlink trong nội dung
Hãy chèn backlink của bạn vào các nội dung một cách thật tự nhiên và đúng ngữ cảnh để giúp cho trang công cụ tìm kiếm và người dùng nhanh chóng tìm được nội dung họ cần mà cũng tăng khả năng truy cập của người dùng vào trang của bạn.
Với những tiêu chí ở trên, chắc bạn cũng đã hiểu phần nào cách đánh giá Backlink chất lượng. Vậy hãy làm sao để xây dựng Backlink chất lượng như vậy, cùng FIEX tìm hiểu tiếp nhé!
6. Hướng dẫn cách tạo Backlink cho Website chất lượng và hiệu quả
Nhìn chung, có khá nhiều cách tạo backlink. Tuy nhiên cách cơ bản, hiệu quả nhất để tạo backlink là gì?
Dựa vào kinh nghiệm triển khai SEO cho nhiều dự án, tôi nhận thấy có 3 cách cơ bản để có được Backlink chất lượng: Backlink truy cập tự nhiên, Tạo backlink và Xây dựng backlink.
- Backlink truy cập tự nhiên: là khi mọi người khám phá nội dung của bạn thông qua các trang công cụ tìm kiếm như Google, trang social hoặc thông qua truyền miệng mà chọn đến liên kết trang của bạn. Bạn có thể cải thiện cơ hội có được các truy cập tự nhiên này bằng cách xây dựng nội dung thật hữu ích cho trang của mình.
- Tạo Backlink: là cách đưa liên kết đến trang của mình từ các trang web khác theo cách thủ công như: để lại link ở các bình luận, trên các blog v.v… (thường là dạng backlink blog comment)
- Xây dựng Backlink: là hình thức liên kết với các chủ sở hữu, editor hoặc nhà quản trị trang web khác và đề xuất họ liên kết đến trang của bạn. Hình thức này đòi hỏi bạn phải đưa ra các đề xuất có giá trị rõ ràng để việc hợp tác xây dựng liên kết ngược được hình thành. Đây là có thể là hình thức Guest post, PR báo, mua backlink, …
Nếu bạn thắc mắc PR nghĩa là gì thì tìm hiểu ngay bài viết về PR nhé! Nó thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp bận đấy.
Tham khảo một số đề xuất xây dựng backlink sau:
- Đề nghị viết bài post đăng một lần cho đối tác của mình
- Xây dựng các broken backlink: Tìm các liên kết không còn hoạt động trên trang web mà bạn muốn hợp tác, liên hệ với họ và đề xuất thay thế liên kết đang hoạt động của bạn.
- Tìm kiếm các đề cập có liên quan đến bạn nhưng không được liên kết tới trang của bạn rồi đề xuất họ gắn link về website bạn v.v…
7. Mô hình xây dựng Backlink hiệu quả
Để xây dựng được các Back link có chất lượng, bạn cũng có thể ứng dụng các mô hình liên kết bền vững và chất lượng. Vậy các mô hình xây dưng backlink là gì & mô hình nào hiệu quả cho website chuẩn seo của bạn? Cùng tôi tìm hiểu tiếp nhé!
Mô hình Linkwheel
Thường được xem là mô hình liên kết bánh xe như tên gọi của nó.
Đây là mô hình mà mỗi website vệ tinh sẽ liên kết với website chính và nối tiếp với một website vệ tinh nữa để tạo thành vòng tròn khép kín. Trong đó các website vệ tinh sẽ đưa người dùng trực tiếp về website chính.

Mô hình Pyramid Link
Mô hình pyramid backlink là gì? Giống như tên gọi của nó, mô hình pyramid link được xem là mô hình theo dạng kim tự tháp với 3 tầng cơ bản.
Tầng 1 là website chính, tầng 2 là các website vệ tinh liên kết về tầng 1 và tầng 3 trả liên kết về tầng 2.
Mô hình này đem lại hiệu quả với các dự án khó. Tuy quá trình xây dựng tốn nhiều thời gian và công sức nhưng được rất nhiều người sử dụng. Vì bạn có thể thoải mái spam link ở các tầng dưới và tránh các hình phạt từ Google.

Mô hình Star backlink
Trước giờ bạn đã từng nghe đến mô hình star backlink là gì chưa? Đây là mô hình dễ thực hiện nhất và phổ biến nhất do website vệ tinh chỉ link đến duy nhất website chính. Mô hình này thường được áp dụng với các từ khóa đơn giản.

Trên đây là ba mô hình phổ biến nhất mà chúng tôi đã tổng hợp về cách đi backlink hiệu quả cho bạn.
8. Các thuật ngữ liên quan đến Backlinks
Ngoài những hướng dẫn cách đi Backlink hiệu quả bên trên, trong quá trình xây dựng backlink bạn cũng có thể dễ dàng gặp các thuật ngữ nên biết:
- Link juice: là thuật ngữ dùng trong giới SEO, thường để diễn tả khi trang web có một liên kết ngược thì trang web đó có 1 link juice, nếu có nhiều liên kết thì sẽ có nhiều link juice. Link juice này góp phần tăng thứ hạng bài viết và cải thiện thẩm quyền của miền. Tuy nhiên bạn có thể bỏ đi bằng cách sử dụng thẻ no-follow.

- Liên kết no-follow: như đã đề cập, đây là những link có nội dung không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến trang của bạn, thường được dùng khi liên kết đến những website không đáng tin cậy hoặc ít tin cậy.
- Liên kết do-follow: được mặc định là toàn bộ những link được thêm vào bài đăng và các link có giá trị cho trang đích.
- Linking Root Domain: là domain gốc liên kết thể hiện số lượng backlink đến website từ một tên miền duy nhất.
- Low-quality link: là liên kết kém chất lượng có từ các trang web tự động, spam v.v…
- Internal link: là liên kết nội bộ chuyển hướng từ trang này sang trang khác ở cùng một tên miền.
- Anchor text: là văn bản có chứa link.

9. Kiểm tra Backlink SEO như thế nào
Sau khi tạo Backlink chất lượng, hãy cùng kiểm tra xem Backlink của bạn đang hoạt động như thế nào với 2 cách như sau:
#1: Check Backlinks bằng Google Search Console
Đây là cách chỉ dùng được trên website của bạn.
Google Search Console (tên cũ là Webmasters Tools) có thể cung cấp cho bạn dữ liệu về organic traffic (lưu lượng tìm kiếm tự nhiên) của website và hiệu suất tổng thể.
Công cụ này cho phép bạn sử dụng miễn phí sau khi đăng ký tài khoản và xác minh quyền sở hữu trang web của bạn.
Sau khi đăng nhập, hãy click vào mục “Links” ở phía bên tay trái.

Những con số bên dưới “Liên kết bên ngoài” là con số thể hiện số backlink đến website của bạn. Hiện tại website của FIEX hoàn toàn mới nên chưa có backlink nào. Tuy nhiên đối với nhiều website có triển khai backlink nhiều, thì sẽ xuất hiện thêm các thuật ngữ.
- Top linked pages: Là các trang được liên kết nhiều nhất trên website của bạn.

- Top linking sites: Là các trang có nhiều backlink nhất đến website của bạn.

- Top linking text: Là các anchor text được sử dụng nhiều nhất khi liên kết đến trang web của bạn. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể điều chỉnh để tránh tình trạng tối ưu quá liều anchor text khiến Google phạt.
#2: Check backlinks bằng tool
Để kiểm tra các backlink đến các trang web không phải của bạn, hãy sử dụng tool kiểm tra backlink khác. Chẳng hạn như Ahrefs.
Ahrefs là công cụ hỗ trợ kiểm tra backlink tuyệt vời mà mọi dân SEOer đều phải có. Vậy Ahrefs là gì, tìm hiểu ngay tại link đính kèm.
Chỉ cần nhập tên miền hoặc URL và chọn “check backlinks”, bạn sẽ thấy được tổng số backlinks và các tên miền (link từ các web độc lập), kèm với top 100 backlinks, top 5 anchors, top 5 pages.


Với mỗi backlink, bạn có thể kiểm tra được các thông tin chi tiết như:
- Referring page: Trang có gắn backlink trỏ về website bạn
- Domain Rating (DR): Sức mạnh của website liên kết
- URL Rating (UR): Sức mạnh của trang liên kết
- Organic Traffic: Lưu lượng truy cập tự nhiên đến trang liên kết
- Anchor & backlink: Đoạn văn bản đi backlink.
Mong rằng các thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của backlink là gì trong hạng mục Marketing online và xây dựng được backlinks có chất lượng, mang lại hiệu quả cho chiến dịch SEO và cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ cách tạo dựng backlink chất lượng đơn giản mà hiệu quả, comment bên dưới bài viết này nhé FIEX sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
Chúc bạn thành công!
Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến dịch vụ Marketing Online được xây dựng từ nhu cầu thực sự của khách hàng, với chiến lược Marketing tổng thể và áp dụng từng chiến thuật trên mỗi điểm chạm khách hàng.
SEO Đa Kênh hiện nay đang hỗ trợ các doanh nghiệp Start-up & SMIs, kết quả sẽ được thể hiện rõ trên doanh số tăng trưởng từng tháng. Tham khảo ngay!
Nguồn tham khảo:
- What is a Backlink? How to Get More Backlinks: https://ahrefs.com/blog/what-are-backlinks/
- What is a backlink? Why are backlinks important?: https://moz.com/learn/seo/backlinks
- What is: Backlink? How Can I Check My Backlinks?: https://www.wpbeginner.com/glossary/backlinks/
- https://fiexmarketing.com
Google Analytics là gì? Hướng dẫn sử dụng & cài đặt Google Analytics 2022
Google Analytics là gì? Hướng dẫn sử dụng & cài đặt Google Analytics 2022
Khi tạo ra một trang web, bạn sẽ muốn biết website của mình hoạt động ra sao; có đạt được mục đích như mong muốn không.
Công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn trong lĩnh vực này. Vậy Google Analytics là gì và cách sử dụng nó ra sao, mời bạn tìm hiểu trong bài viết nhé.
Google Analytics là gì?
Google Analytics (viết tắt: GA hoặc GG Analytics) là một công cụ phân tích cung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ chi tiết về hoạt động của website/app của bạn.

Google Analytics là gì?
Công cụ Google Analytics còn tích hợp với Google Marketing, những sản phẩm và nền tảng quảng cáo khác (bao gồm Google Ads, Search Console và Data Studio). Khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến với những ai sử dụng cùng lúc nhiều công cụ Google.
Doanh nghiệp có nên sử dụng Google Analytics?
Nếu bạn mong muốn thật nhiều dữ liệu, và quan trọng hơn hết là bạn có thời gian và khả năng để phân tích và xử lý những dữ liệu đó. Vậy thì Google Analytics là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Tuy nhiên, bạn cần nhiều thời gian để thiết lập, học hỏi, bổ sung, duy trì và sử dụng nó.
Một số công cụ phân tích khác, chẳng hạn như HubSpot. Có thể cho bạn những dữ liệu bạn cần mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Bên cạnh đó, chi phí cũng là một khía cạnh cần xem xét khi bạn cân nhắc liệu Google Analytics có phù hợp với mình hay không.
Tuy nhiên Google Analytics chỉ là một công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí và hiệu quả bên cạnh các phần mền phổ biến như yoast seo plugin của wordpress.
Đăng ký Google Analytics có miễn phí không?
Google Analytics có một phiên bản miễn phí và một phiên bản tính phí (gọi là Analytics 360). Phiên bản miễn phí có hầu hết những tính năng cần thiết cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong khi đó, với những tập đoàn lớn, bạn sẽ cần nâng cấp lên Analytics 360 nếu bạn muốn:
- Phễu lọc báo cáo và mô hình phân bổ nâng cao
- Báo cáo tổng hợp
- Nhiều góc nhìn, khía cạnh và chỉ số hơn trên mỗi thuộc tính
- Dữ liệu không giới hạn và chưa được lấy mẫu (unsampled)
Với Analytics 360, bạn có thể truy cập những công cụ hỗ trợ riêng. Bao gồm cả trình quản lý tài khoản của riêng mình. Chỉ riêng điều này thôi cũng xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra rồi phải không nào?
Vậy mức phí phải trả như ra sao? Bạn sẽ bắt đầu với mức giá 150.000 USD/năm (hóa đơn hàng tháng) và tăng thêm sau khi trang web của bạn nhận được hơn một triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Mức giá cho 360 có thể là quá sức đối với một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có ngân sách cho cả công cụ và chuyên viên phân tích (data analyst) để quản lý hoạt động phân tích. Thì bạn nên cân nhắc đầu tư cho gói này.
Google Analytics hoạt động như thế nào?
Giả sử, sau khi bạn hoàn tất cài đặt Google Analytics cho WordPress website. Khi người dùng truy cập vào website của bạn, một đoạn mã Javascript được kích hoạt. Nó ‘nói chuyện’ với cookies trên thiết bị của người dùng.
Sau đó báo cáo lại các hoạt động của người dùng với Google và lưu trữ thông tin trong tài khoản Google Analytics của bạn.

Cách hoạt động của Analytics Google
Thông qua sự kết hợp tài tình giữa Javascript và cookies. Google Analytics theo dõi trang web của bạn được người dùng xem bao nhiêu lần.
Dù vậy, nó không biết ai truy cập và họ xem gì trên web. Nó cũng không biết người dùng ở lại trang web bao lâu trừ khi họ truy cập vào trang khác và kích hoạt Javascript lần nữa.
Có rất nhiều thông tin không chính xác và nhiều thứ Google Analytics không theo dõi được.
Trừ khi tải trang, Google Analytics mặc định không theo dõi bất cứ thứ gì. Vì vậy bất kỳ ‘tương tác không xem trang’ nào cũng không được theo dõi trừ khi bạn sử dụng chức năng ‘event tracking’.
Sau đây là 16 dạng tương tác không được Google Analytics ghi lại:
- Chuyển sang slide kế tiếp
- Anchor link
- Nội dung chuyển đổi
- Bấm thả xuống để hiển thị nội dung mở rộng
- Liên kết ngoài trang web/Icon mạng xã hội
- Nút chia sẻ
- Khởi chạy video
- Tương tác livechat
- Tương tác trên bản đồ được chèn trên website
- Tabs/accordion clicks
- Bộ lọc
- Cuộn chuột
- Đăng bình luận, nhận xét
- Link dẫn tới mail
- Tải về file PDF, PPT, Word
- Tương tác với lightbox
Hệ thống phân cấp của Google Analytics
Trước khi thêm Google Analytics vào WordPress, bạn cần thiết lập một tài khoản Google. Nghĩa là bạn phải có một tài khoản Google đã đăng ký địa chỉ email và mật khẩu.
Tiếp đến, bạn cần đăng ký Google Analytics (sẽ được trình bày trong phần kế tiếp). Nhưng điều quan trọng cần nhớ khi cài đặt Google Analytics là bạn chỉ có thể truy cập công cụ với một tài khoản Google khả dụng.
Bên cạnh đó, để cài Google Analytics cho WordPress đúng cách, bạn cần hiểu các tầng khác nhau của công cụ này, cụ thể là hệ thống phân cấp.

Hệ thống phân cấp của GG Analytics
- Tổ chức/Doanh nghiệp (Organization)
Đây là cấp cao nhất, đại diện cho một công ty. Một organization có thể bao gồm nhiều account (tài khoản) Analytics Google.
Organization được khuyến cáo cho những doanh nghiệp lớn, nhưng không bắt buộc.
- Tài khoản (Account)
Để sử dụng Google Analytics, nhất thiết phải có ít nhất một (đôi khi một vài) tài khoản.
Một account không có nghĩa là một tài khoản người dùng. Nhiều người có thể sử dụng nhiều Google mail ID để đăng nhập vào cùng một account.
Một số chi tiết quan trọng:
- Bạn có thể chỉ định một hoặc nhiều property (tối đa là 50) cho mỗi account.
- Bạn có thể cho phép người dùng quyền truy cập vào cả một tài khoản Analytics, một property trong một account, hoặc chỉ một view trong một property.
Có thể bạn đang băn khoăn: “Liệu cái nào tốt hơn, tạo một account mới cho mỗi property hay thêm những account vào cùng một property?”
Điều này phụ thuộc vào trường hợp sử dụng và mục đích của bạn.
Ví dụ: Bạn có một website A và ba thư mục con gồm a, b, c.
Bạn sẽ muốn tạo những property cho mỗi thư mục con để nhân viên trong mỗi team a, b, c có thể hình dung mỗi phần của họ làm đang hoạt động ra sao trong khi vẫn nắm được tình hình của cả trang web.
Giả sử có một bên thứ ba cộng tác với công ty của bạn. Bạn muốn đối tác này xem được dữ liệu của thư mục a và b, nhưng không không muốn họ nhìn thấy thư mục c, vậy bạn tạo một account và property mới cho họ.
- Property
Property là một website hoặc app. Mỗi property có thể support lên tới 25 view.
- Trình xem (View)
Tối thiểu bạn cần 2 view cho mỗi property:
- Một view không cần cấu hình gì cả, về bản chất là phiên bản thô của view.
- Một view có thiết lập bộ lọc để loại trừ những lượt truy cập từ nội bộ công ty bạn cũng như bots và spam.
View chỉ thu thập thông tin sau khi bạn lọc và áp dụng những cài đặt đã được cấu hình. Và một khi bạn xóa một view, dữ liệu vĩnh viễn bị mất. Vì những lý do đó mà việc giữ lại một view chưa lọc dữ liệu là rất quan trọng.
Giờ khi bạn đã nắm được những điều căn bản của Google Analytics là gì rồi đúng không. Hãy cùng chuyển qua các bước chèn Google Analytics vào WordPress nhé!
Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress:
Bước 1: Tạo tài khoản Google Analytics
Truy cập trang https://analytics.google.com/analytics/web/ đăng nhập vào tài khoản gmail và click vào Set up for free để tạo tài khoản GA. Sau đó nhập tên Account vào ô và click Next

Bước 2: Khai báo Google Analytics: Tên, URL, lĩnh vực của Website

Chọn lựa tracking trên Google Analytics
Nhập tên website (đây cũng chính là tên property của bạn), URL của website cũng như ngành và chọn múi giờ GMT+07:00

Khai báo thông tin để đăng ký Google Analytics
Sau đó xác nhận chấp nhận các điều khoản và tick vào các thông báo mà bạn muốn Google Analytics gửi email cho mình
Bước 3: Chèn code Google Analytics vào WordPress
Lúc này, bạn sẽ được nhận một ID để tracking và một global site tag.
Global site tag là mã Google Analytics mà bạn cần chèn vào thẻ Head của trang web mà bạn muốn theo dõi. Đây là cách tích hợp Google Analytics vào Website giúp bạn có thể thu thập dữ liệu từ property.

Lấy mã Google Analytics (Global site tag) vào ngay phía sau thẻ head của website
Sau đó, hãy copy và dán global site tag của bạn ngay phía sau thẻ head của mỗi website mà bạn đang định theo dõi.
Bước 4: Thêm quyền truy cập
Đi đến account và property mà bạn muốn thêm view, vào menu và chọn Create a View, đặt tên view, chọn kiểu view (web hay app) và trả lời một số câu hỏi. Hãy nhớ rằng bạn có thể thêm vào tối đa 25 view cho mỗi property trong Analytics Google.

Tiếp theo để thêm quyền truy cập cho Analytic Google
Bước 5: Truy cập Google Analytics và xác thực code
Bạn có thể kiểm tra xem code của bạn có đang hoạt động không bằng cách nhìn vào phần báo cáo thời gian thực trong khi click vào trang web của bạn trong một tab khác hoặc trên điện thoại thông minh. Bản báo sẽ hiển thị ít nhất một lượt truy cập (chính là bạn).
Bước 6: Thiết lập mục tiêu trong Google Analytics
Khi một người dùng thực hiện một hành động nào đó, họ “chuyển đổi” thành khách hàng tiềm năng, người đăng ký, ứng viên cho một công việc, nhà tài trợ,… Mỗi lượt chuyển đổi là một thành công cho doanh nghiệp và website.
Tuy nhiên, website được tạo lập bằng nhiều cách khác nhau nên Google Analytics không biết định nghĩa “chuyển đổi thành công” là như thế nào đối với doanh nghiệp. Vì thế, bạn phải nói cho Google Analytics biết mục tiêu của bạn là gì.
Đây là cách thiết lập mục tiêu trong Google Analytics
Ghi chú: Chúng ta sắp sửa tạo mục tiêu “điểm đến”. Đó là những trang cảm ơn hoặc trang hóa đơn đối với e-commerce. Nếu khách truy cập nhìn thấy một thông điệp cảm ơn, thay vì một trang cảm ơn riêng với URL của riêng nó, việc thiết lập mục sẽ không hề đơn giản. Lúc này, bạn sẽ cần dùng tới “event tracking”. Có rất nhiều lý do mà bạn nên tạo một trang cảm ơn.
- 1. Click vào icon bánh răng ở góc dưới trái để đến phần “Admin”
- 2. Phía dưới “View”, cột bên tay phải, click “Goals”

Thiết lập mục tiêu trong GA
- 3. Click vào nút màu đỏ “New Goal” ở phía trên
- 4. Chọn mục tiêu của bạn

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics: Thiết lập mục tiêu cụ thể cho GA
- 5. Để xét việc truy cập một url cụ thể là mục tiêu, thay vì tick chọn “Template”, bạn hãy chọn “Custom” ở bên dưới. Rồi click “Continue”

Thiết lập Goal Details GA
- 6. Trong phần Goal Details, nhập vào địa chỉ trang Cảm ơn của bạn. Chú ý phần gợi ý bên dưới. Đừng nhập toàn bộ URL với tên miền. chỉ cần nhập địa chỉ của trang
- 7. Phía dưới “Value”, gạt qua On và gán một giá trị tiền tệ cho mục tiêu của bạn, kể cả là giá trị bất kỳ. Giá trị này sẽ được tính như số tiền bạn có được khi người dùng thực hiện hành động này.
- 8. Dưới “Funnel” gạt qua On
- 9. Nhập vào tên trang và URL của dạng liên hệ, sau đó phía dưới “Required?” gạt qua “Yes”
- 10. Click “Save” và bạn đã hoàn tất

Hoàn chỉnh các bước cài Google Anlytics và nhấn “Save”
Ghi chú: Bất kỳ điều gì cũng có thể được thiết lập là mục tiêu trong Analytics. Ví dụ, một khách truy cập dành 5 phút trên một trang web hoặc một khách truy cập 3 trang.
Dù vậy, bạn không nên tạo những mục tiêu kiểu này trừ khi bạn có lý do chính đáng. Nếu bạn tạo quá nhiều những mục tiêu kém quan trọng, tỷ lệ chuyển đổi chung của bạn trở nên vô nghĩa.
Bước 7: Kết nối với các tài khoản Google Search Console (GSC), Google Ads, E-commerce
a) Kết nối Google Analytics với Google Search Console
Google Search Console (là một Webmaster Tool Submit được cung cấp bởi Google nhằm index url cho trang web) là một công cụ anh em với Google Analytics.
Nó là một nguồn cung cấp những thông tin giá trị liên quan tới tìm kiếm. Tuy nhiên những bản báo cáo hơi khó đọc, vì vậy bạn nên kết nối hai công cụ này để có thể nhìn thấy dữ liệu từ GSC ngay trong Google Analytics.
Một khi đã kết nối, bạn sẽ nhận được báo cáo trong phần Acquisition. Những bản báo cáo này cho bạn biết hoạt động của website trong những công cụ tìm kiếm.
Tìm hiểu thêm về Google Webmaster Tool là gì, chức năng, cách hoạt động của nó thông qua bài viết hướng dẫn sử dụng Webmaster Tool
Sau khi đã cài đặt và xác minh quyền sở hữu GSC, dưới đây là cách kết nối Google Search Console với Google Analytics:
- Click vào icon bánh răng ở góc dưới trái để đến phần “Admin”
- Phía dưới “Property” ở cột thứ hai, click “Property Settings”

Kết nối Google Analytics với Google Search Console
- Cuộn xuống đến phần “Search Console”, click “Adjust Search Console”
- Trong phần thả xuống, chọn Search Console như thế nào để kết hợp với tài khoản Google Analytics của bạn.
Ghi chú: nếu không có phần thả xuống, click “add” và bạn sẽ được chuyển tới GSC. Miễn là bạn đã đăng nhập vào một tài khoản có quyền truy cập GSC, chọn tài khoản liên quan rồi bấm “Save”. Khi cửa sổ Add association hiện ra, click “ok”. Bạn sẽ trở về lại Google Analytics.
- Click “Save”
Khi đã hoàn tất, dữ liệu sẽ không xuất hiện ngay. Bạn có thể kiểm tra lại sau và tối ưu hóa blog bằng những dữ liệu này.
Kết nối Google Analytics với AdWords
- Đăng nhập vào tài khoản AdWords của bạn tại adwords.google.com
- Click vào thẻ Analytics
- Click vào “I already have a Google Analytics account”
- Từ danh sách những tài khoản Google Analytics đang tồn tại được thả xuống, chọn tài khoản Analytics mà bạn muốn kết nối. Nếu bạn không thấy tài khoản mình cần, bạn cần thêm username AdWords vào tài khoản Analytics như một Account Admin
- Để nguyên những checkbox đã được tích trên trang này, trừ khi bạn muốn tắt tính năng gắn thẻ tự động (auto-tagging) và nhập dữ liệu chi phí (cost data imports)
- Click “Link Account”
Thiết lập theo dõi E-commerce trong Google Analytics
- Sau khi đã tạo tài khoản Google Analytics, bạn chuyển đến địa chỉhttps://analytics.google.com/analytics/web/
- Click vào icon bánh răng ở góc dưới trái để đến phần ”Admin”
- Click vào “Tracking Info” trong menu thả xuống dưới phần “Property“
- Click vào “Tracking Code”
- Sao chép Google Analytics tracking code (global site tag) trong hộp thoại bên dưới phần “Website Tracking”
- Dán Google Analytics tracking code trên tất cả những website bạn muốn theo dõi (trong phần <head>…</head>). Nếu bạn dùng template file thì hãy dán code vào header template file như header.php
- Chuyển đến trang web của bạn, đến phần báo cáo Real Time > Overview trong tài khoản GA
Nếu bạn thấy con số chỉ những người dùng đang hoạt động trong báo cáo thời gian thực, thì có nghĩa bạn đã cài đặt Google Analytics cho website thành công.
- Chuyển đến Conversions > Ecommerce > Overview
Mỗi khi bạn chuyển tới một trong những báo cáo e-commerce của GA view mà tính năng theo dõi e-commerce chưa được bật, bạn sẽ thấy dòng thông báo “This report requires ecommerce tracking to be set up for the view”. Bạn sẽ phải bật Ecommerce reporting cho mỗi view mà bạn muốn nhìn thấy dữ liệu e-commerce
- Click vào icon bánh răng “Admin”
- Click “Ecommerce Settings” dưới cột View
- Gạt nút “Enable Ecommerce” rồi bấm nút “Save”
Vậy là bạn đã hoàn tất việc cho phép báo cáo e-commerce trong GA view. Khi này nếu bạn trở lại phần Conversions > Ecommerce > Overview, bạn sẽ không còn thấy dòng thông báo lúc nãy nữa.
Dù vậy, bạn vẫn chưa thể nhìn thấy dữ liệu e-commerce bởi vì bạn chưa cài đặt e-commerce tracking code trên website.
Đến lúc này, bạn chỉ mới cho phép GA view thu thập và báo cáo dữ liệu e-commerce, chứ chưa thiết lập theo dõi e-commerce.
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics theo dõi báo cáo
Sau khi đã tìm hiểu về Google Analytics là gì và cách thêm Google analytics vào WordPress xong. Giờ là lúc tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics sẽ đem lại cho bạn những thông tin gì.
Đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy trang chủ Google Analytics, nó thể hiện cái nhìn tổng quan về website của bạn. Bạn có thể thấy những thông số như:

Cách sử dụng Google Analytics
- Users: bao nhiêu khách hàng xem trang web của bạn (trong vòng 7 ngày gần đây)
- Sessions: khách hàng tương tác bao nhiêu lượt (như xem trang, click vào link hoặc mua một sản phẩm nào đó) với trang web của bạn trong một khoảng thời gian (thường là 30 phút)
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trong Google Analytics hiển thị bao nhiêu khách bấm nút quay trở lại hoặc đóng website mà không thực hiện một tương tác nào (được tính thông qua một thuật toán)
- Session Duration: thời gian trung bình một khách hàng ở lại trang web của bạn là bao lâu
- Active Users right now: số lượng khách hiện đang trực tuyến trên website của bạn.
Trong panel bên trái, bạn sẽ thấy những dạng báo cáo khác nhau. Mỗi dạng report sẽ cho bạn biết hành vi của người dùng và tương tác của họ với website ra sao.
1. Real time report (Thời gian thực)
Cái tên nói lên tất cả, báo cáo Thời gian thực cho bạn biết những gì đang diễn ra trên trang web của bạn ngay tại thời điểm đó.

Cách dùng Google Analytics để xem báo cáo Real time
Bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu khách đang truy cập vào website, họ đang xem những trang gì, họ đến từ những nền tảng xã hội nào, họ đang ở vị trí địa lý nào, và nhiều hơn thế nữa.
Sau đây là một số trường hợp bạn có thể sử dụng báo cáo Thời gian thực:
- Khi bạn muốn biết mình nhận được bao nhiêu lượt truy cập từ một bài viết mới trên blog hoặc mạng xã hội
- Nhận biết ngay liệu đợt khuyến mãi hoặc sự kiện chỉ kéo dài một ngày có thu hút nhiều lượt xem hay lượt chuyển đổi không
- Kiểm tra xem việc theo dõi URL và những sự kiện bạn vừa thiết lập có hoạt động không
Bản báo cáo tổng quát sẽ biểu thị những thông tin quan trọng, nhưng bạn có thể dùng thêm nhiều tính năng như traffic sources, content, event và location để biết thêm nhiều chi tiết về hoạt động thời gian thực của website.
2. Audience report (Đối tượng)
Audience report cung cấp thông tin chi tiết về những lượt truy cập vào trang web của bạn.
Cụ thể, dưới phần “Overview”, bạn sẽ thấy “Audiences” cùng với menu mở rộng gồm nhiều mục Demographics, Interests, Geo, Behavior, Technology, Mobile, Cross-Device, Customs và Benchmarking.

Cài đặt Google Analytics cho phép bạn phân tích sâu hơn về khách truy cập trang với Báo cáo Audience
Ví dụ: Bạn có thể chọn mục Demographics để xem tuổi và giới tính của khách truy cập.
Nếu bạn chọn Geo, báo cáo sẽ hiển thị những quốc gia có số lượt truy cập nhiều nhất.
Một tính năng quan trọng nữa là Mobile, nó cho bạn biết khách hàng đang sử dụng thiết bị gì để truy cập website của bạn. Nếu khách sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn máy tính, laptop, bạn có thể tối ưu trang web theo hướng cho điện thoại hơn.
3. Acquisition report (Chuyển đổi/ Thu nhận)
Khi mới bắt đầu sử dụng Google Analytics, Acquisition report cực kỳ hữu dụng cho bạn. Nó cho bạn biết những lượt truy cập đến website của bạn như thế nào.

Báo cáo Acquisition trên website
GG Analytics sẽ phân lượt truy cập thành 4 nhóm chính:
- Organic Search: đây là những lượt truy cập tự nhiên đến từ những công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing
- Direct: đây là khi người dùng nhập trực tiếp URL của website của bạn, mở website thông qua bookmark hoặc khi Google không nhận dạng được nguồn truy cập
- Referral: những lượt truy cập này đến từ bất cứ nguồn nào ngoài các công cụ tìm kiếm, như link trên một website khác hoặc từ một video Youtube
- Social: những lượt truy cập đến từ mạng xã hội như Facebook hay Twitter
Nếu bạn muốn nhiều thông tin chi tiết hơn nữa, bạn có thể sử dụng Google Analytics thêm những tính năng mở rộng trong Acquisition report để tìm nguồn truy cập.
Ví dụ: nếu bạn muốn biết công cụ tìm kiếm nào đem lại nhiều lượt truy cập Organic nhất, chọn Acquisition > All Traffic > Source/Medium, nó sẽ hiển thị chính xác bao nhiêu khách truy cập từ công cụ tìm kiếm nào.
Bạn cũng có thể làm tương tự cho những lượt truy cập dạng Referral.
Với thông tin từ dạng báo cáo này, bạn sẽ biết được nên đầu tư vào đâu. Chẳng hạn như, nếu bạn đang thiếu Organic traffic, bạn sẽ cần tập trung hơn trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Nếu bạn chưa biết gì về SEO thì hãy tham khảo ngay SEO web là gì để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình nha!
Bạn còn có thể tích hợp Search Console và Google Ads như đã hướng dẫn ở trên. Cả hai dạng báo cáo này đều nằm trong phần Acquisition.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để xem các báo cáo về Organic Traffic, Organic Keyword, Referral Domain,… của website bạn và cả website đối thủ. Thật hữu ích đúng không, để tìm hiểu thêm về Ahrefs, bạn xem ngay bài viết “Hướng dẫn sử dụng Ahrefs“.
4. Behavior report (Hành vi)
Khi bạn cần nắm bắt những hành vi của khách truy cập trên website, Behavior report là lựa chọn thích hợp cho bạn.

Trong phần Overview, bạn sẽ nhìn thấy một bản tóm tắt nhanh những hành vi của khách hàng:
- Pageviews: tổng số trang mà khách hàng xem
- Unique pageviews: khi một người dùng đã từng xem một trang nhất định ít nhất một lần trên website của bạn
- Average Time on Page: lượng thời gian trung bình mà một khách ở lại trên trang web
- Bounce Rate: phần trăm số khách chỉ xem một trang duy nhất và rời đi mà không tương tác gì
- Percentage Exit: thông số này cho bạn biết tần suất khách hàng thoát khỏi website ra sao
Bên cạnh những thông số trên, bạn cũng có thể thấy những trang hoạt động hiệu quả nhất trên website của bạn.
Một bước tiến xa hơn nữa dành cho bạn chính là báo cáo Behavior Flow. Nó cho bạn cái nhìn toàn diện về toàn bộ quá trình người dùng truy cập, tương tác với trang web ra sao. Bạn nhìn thấy được trang nào mà khách truy cập vào xem và họ thoát khỏi website ở trang nào.
Tiếp đến, bạn có thể xem báo cáo Site Content để thấy những kiểu content hoặc các trang hoạt động ra sao.
Và có nhiều báo cáo bên dưới phần này hơn nữa.
Giả sử bạn muốn sử dụng Google Analytics để xem hành vi của khách trên những trang hàng đầu của bạn. Khi đó bạn sẽ xem ở phần báo cáo All Pages.
Bạn cũng thấy được landing page nào đang hoạt động hiệu quả hơn những trang còn lại bằng cách dùng báo cáo Landing Pages. Nó thể hiện landing page thu hút được bao nhiêu lượt truy cập (acquisition). Khách dành bao nhiêu thời gian trên trang đó (behavior) và tỷ lệ chuyển đổi của landing page (conversions).
Với báo cáo Exit Page, bạn biết được người dùng thường thoát ra tại trang nào nhất.
Một báo cáo quan trọng khác mà bạn muốn lưu ý khi mới làm quen với GA là Events. Báo cáo này dành cho theo dõi lượt bấm nút; liên kết ngoài (external links); video và những tương tác khác.
Ví dụ như bạn có 5 eBook trên website của mình. Bạn muốn tìm hiểu eBooks nào được download nhiều nhất. Hãy đến Behavior > Events > Top Events. Nhờ đó ban có thể tạo ra những eBook tương tự hoặc tối ưu hóa những eBook còn lại để nhận được nhiều lượt click và download hơn.
5. Conversion report (Chuyển đổi)
Dạng báo cáo này cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của website đang hoạt động ra sao.

Tỷ lệ chuyển đổi hiểu đơn giản là bất cứ hoạt động nào của khách truy cập. Có thể là tải về một video, mua một sản phẩm hoặc đăng ký nhận thư thông báo.
Đây chính là những mục tiêu khi bạn lập ra website. Từ những thông tin mà Conversion report đem lại, bạn có thể tự đánh giá liệu đã đạt mục tiêu đề ra chưa. Từ đó điều chỉnh để ngày càng tối ưu hiệu quả trang web của mình.
Kết luận
Không nghi ngờ gì nữa, Google Analytics chính là công cụ phân tích phổ biến nhất hiện nay. Và là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing Online.
Qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu qua Google Analytics là gì? Nó hoạt động ra sao, cách cài đặt Google Analytics cho WordPress như thế nào? Và làm sao để sử dụng Google Analytics để xem những báo cáo.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc sử dụng công cụ này.
Nếu bạn chưa nắm rõ các hạng mục của một chiến dịch Marketing thì hãy tham khảo ngay dịch vụ Marketing Online trọn gói của SEO Đa Kênh nhé!
Chúng tôi cung cấp các giải pháp Marketing Online – Tối ưu Experience Marketing giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu vượt trội. Cùng tham khảo ngay các gói dịch vụ Marketing của SEO Đa Kênh dưới đây:
Nguồn tham khảo:
- The Ultimate Guide to Google Analytics in 2020: https://blog.hubspot.com/marketing/google-analytics
- How Does Google Analytics Work?: https://www.monsterinsights.com/how-does-google-analytics-work-beginners-guide/
- How to Set Up Google Analytics: https://www.orbitmedia.com/blog/how-to-setup-google-analytics/
- https://fiexmarketing.com
Top 8 Cách kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google 2022
Top 8 Cách kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google 2022
Thứ hạng từ khóa có tác động đến lưu lượng truy cập website cũng như khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hơn một nửa người dùng có xu hướng click vào những website được xếp hạng trên trang đầu của kết quả tìm kiếm.
Chính vì vậy, SEOer và chủ sở hữu website đều có chung mối quan tâm rằng: Trang web của họ đang được xếp hạng theo từ khóa nào? Từ khóa nào đang hoạt động không hiệu quả và gây ảnh hưởng xấu đến website?
Đừng quá lo lắng vì giờ đây, các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí có thể giúp bạn giải quyết những câu hỏi trên.
Thứ hạng từ khóa là gì?
Thứ hạng từ khóa (Keyword ranking) được hiểu đơn giản là vị trí mà từ khóa xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google (đối với những url đã được Google Submit url).
Nếu từ khóa nằm ở vị trí càng cao thì chứng tỏ mức độ tin tưởng của Google dành cho website của bạn càng cao.
Kiểm tra từ khóa Google cũng là một trong những yếu tố đánh giá tính hiệu quả của chiến lược search engine optimization. Chúng ta có thể nhìn vào thứ hạng từ khóa và hiểu rõ được tình hình hiện tại của website. Từ đó đưa ra những chiến lược củng cố vị trí của từ khóa.
Nhưng làm thế nào để kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!
Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google thủ công
Check thủ công là phương pháp kiểm tra thứ hạng trang web khá nhanh chóng và dễ dàng. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Mở giao diện ẩn danh:
+ Nếu bạn sử dụng Google Chrome thì nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N. Hoặc góc bên trái phía trên giao diện có biểu tượng 3 chấm, bạn có thể click vào đó và chọn mục “Cửa sổ ẩn danh mới” (New incognito window)

+ Nếu bạn sử dụng Firefox thì nhấn vào biểu tượng 3 thanh ngang trên giao diện và chọn “New Private Window”
Vì sao phải sử dụng trình tìm kiếm ẩn danh?
Nếu bật chế độ tìm kiếm thường, thì cùng 1 từ khóa nhưng tìm trên 2 thiết bị khác nhau, kết quả sẽ hiển thị khác nhau. Lý do là vì Google sẽ xem xét lịch sử, ngữ cảnh tìm kiếm và vị trí của bạn để đề xuất kết quả phù hợp nhất.
Nếu bạn thường xuyên vào một website nào đó thì Google sẽ ghi nhớ lịch sử. Sau này khi bạn tìm kiếm thông tin nào đó liên quan đến website cũ thì dĩ nhiên Google sẽ đề xuất cho bạn chính website đó đầu tiên. Trong trường hợp này, sử dụng tab ẩn danh là một cách hiệu quả và trung lập nhất.
Bước 2: Vào Google.com.vn hoặc Google.com
Bước 3: Tra cứu từ khóa mà bạn đang muốn xem xét
Bạn nên sử dụng cách check từ khóa Google này khi muốn kiểm tra website của mình tức thời. Nhưng hạn chế của cách này là nếu bạn có một list keyword dài hoặc nhiều URL cần kiểm tra, bạn phải mất nhiều thời gian và công sức kiểm tra từng từ khóa với từng URL để biết trang web của mình đang nằm ở vị trí nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ khó có thể quan sát được thứ hạng từ khóa tăng hay giảm so với kỳ trước, hay URL đó có được Google nhận diện từ khóa mới hay không.
Chính vì vậy, trường hợp bạn có nhiều từ khóa, URL và cần theo dõi kiểm tra thứ hạng các từ khóa này định kỳ, tôi thường sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí.
Check thứ hạng từ khóa Google bằng công cụ kiểm tra từ khóa
Ahrefs
Khi sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Ahrefs, bạn sẽ phải trả phí khoảng 100 USD – 180 USD/ tháng
Ưu điểm:
- Chức năng kiểm tra thứ hạng từ khóa chính xác nhất
- Số lượng từ khóa kiểm tra lớn, từ 1000 (gói Standard) đến 4000 từ (gói Advance)
- Có biểu đồ theo dõi
- Kiểm tra được các backlink
- Có các chỉ số về độ khó, traffic,…
- Có thể kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất dựa vào chỉ số Volume
- Tự động kiểm tra
Nhược điểm:
- Thường mất từ 1-3 ngày mới cập nhật
- Do chi phí khá cao nên nhiều người dùng chung một tài khoản dẫn đến việc khó bảo mật thông tin.
- Thường xuyên đổi mật khẩu (từ 1-2 tuần) nếu dùng chung tài khoản và mất dữ liệu trước đó
Các bước trong quy trình kiểm tra, tìm kiếm từ khóa trên Google bằng Ahrefs
- Bước 1: Vào phần Site Explorer, sau đó nhập URL của bạn => click vào icon tìm kiếm
- Bước 2: Nhấp vào phần Organic keywords nằm dưới phần Organic search ở thanh menu bên trái. Công cụ sẽ cho bạn nhiều từ khóa kèm theo thứ hạng của chúng trên Google.

SEMrush
SEM Rush giúp bạn kiểm soát dễ dàng sự thay đổi thứ hạng từ khóa trên website cũng như so sánh, kiểm tra vị trí từ khóa của mình so với đối thủ cạnh tranh.
SEM rush cập nhật từ khóa tự động, bạn không cần nhập thủ công từng từ khóa như cách check thủ công. Vừa tiết kiệm thời gian lại không có từ khóa nào bị bỏ sót. Công cụ này luôn cập nhật sự thay đổi liên tục và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, công cụ check từ khóa Google này cũng thường xuyên được liên tục cải tiến kỹ thuật tool để bắt kịp xu thế mỗi ngày.
Những ưu điểm mà phần mềm check thứ hạng từ khóa SEMrush có được:
- Phân tích được traffic
- Theo dõi thứ hạng, vị trí từ khóa
- Kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất dựa vào chỉ số Volume
- Nghiên cứu ads cũng như chủ đề bài viết
- Đề xuất giải pháp cho những vấn đề đang gặp rắc rối cho từng tên miền hay từng dự án.
Các bước cơ bản khi sử dụng SEMrush:

- Bước 1: Truy cập vào https://semrush.vn sau đó tạo tài khoản. Bạn có 14 ngày được sử dụng miễn phí
- Bước 2: Sau khi nhập tên miền, công cụ sẽ đưa ra báo cáo thứ hạng của tất cả từ khóa có lượng traffic lớn
SERPWatcher (SERPs.com)
Ưu điểm:
Điểm cộng lớn nhất của công cụ này chính là khi kiểm tra thứ hạng từ khóa, bạn sẽ xem được những trang đích nào nằm trên top cao. Và đây cũng là công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí, bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo trả phí hàng tháng.
Bên cạnh đó, nó cho phép chúng ta kiểm tra trên nhiều vị trí, nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do đó, nếu bạn đang nhắm đến khách hàng tiềm năng ở nước ngoài, thì công cụ này cũng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu từ khóa.
Nhược điểm:
Mỗi lần kiểm tra, bạn chỉ áp dụng được với 1 từ khóa mà thôi.

Các bước sử dụng công cụ check thứ hạng từ khóa Google – SERPs.com
- Bước 1: Truy cập vào link: https://serps.com/tools/rank-checker/
- Bước 2: Nhập các thông tin như từ khóa, domain. Lưu ý, bạn nên bấm vào chữ g để chọn vị trí và ngôn ngữ. Chúng ta nên chọn vị trí là Vietnam và ngôn ngữ là Vietnamese. Sau đó, chọn máy tính bàn hoặc thiết bị di động
- Bước 3: Nhấn vào nút Go!
Spineditor
Ưu điểm:
- Sử dụng dễ dàng và miễn phí dùng thử trong vòng 3 ngày
- Tra cứu thứ hạng từ khóa có độ chính xác cao và không giới hạn số lượng chữ
- Thanh toán đơn giản và chi phí thấp
- Phù hợp với những dự án nhỏ
- Chức năng spin bài viết và đăng các bài viết lên diễn đàn
Nhược điểm:
- Khi kiểm tra được khoảng 40-50 từ khóa thì công cụ yêu cầu cần nhập mã captcha thủ công
- Không phù hợp với các dự án lớn và có độ khó cao
Các bước sử dụng Spineditor:

- Bước 1: Truy cập vào link: https://spineditor.com và tạo tài khoản đẻ dùng thử 3 ngày. Sau khi hết thời gian dùng thử, bạn phải gia hạn sử dụng bằng cách trả phí
- Bước 2: Sử dụng các tiện ích của công cụ như: Gợi ý từ khóa, kiểm tra domain, Spin bài viết, đăng lên forum, báo cáo thứ hạng từ khóa,….
Google Rank Checker
Google Rank Checker là một công cụ check thứ hạng website tuyệt vời của Google. Nó cho phép kiểm tra từ khóa mà không cần nạp tiền.
Sử dụng phần mềm Rank Checker rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhập từ khóa mình muốn kiểm tra cùng với tên domain. Và kết quả hiển thị chính là thứ hạng của từ khóa đó trong Google.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến chất lượng nội dung và tối ưu hóa nội dung bài viết chuẩn SEO. Điều đó giúp cho từ khóa của bạn giữ vững được thứ hạng, cũng như góp phần cải thiện thứ hạng của những từ khóa khác.
Google Search Console
Google Search Console là công cụ từ Google, cho phép bạn kiểm tra từ khóa Google mà không cần trả phí. Google Search Console có tên gọi cũ là Google Webmaster Tool.
Tham khảo bài viết Google Webmaster Tool là gì để hiểu hơn về chức năng, cách hoạt động của công cụ này.
Ưu điểm:
Nhờ vào việc phân tích tìm kiếm, bạn sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về mọi thứ đang diễn ra trên website của bạn. Ví dụ như lượng người dùng Google truy cập vào, tần suất quay lại, thứ hạng từ khóa, những sự cố kỹ thuật,…
Nhược điểm:
- Cập nhật các chỉ số muộn 3 ngày so với thực tế. Nhưng trong 3 ngày đó có rất nhiều sự thay đổi. Đây là một điểm trừ khá lớn của công cụ này.
- Chỉ đưa ra thứ hạng trung bình, không đưa ra con số chính xác
- Thiếu chỉ số cạnh tranh và chỉ kiểm tra những từ khóa đơn giản
- Không xác định rõ bài viết được xếp hạng theo từ khóa nào.

Để xem thứ hạng từ khóa, website bạn cần được liên kết với công cụ Google Search Console trước.
Khi truy cập vào công cụ, bên góc trái màn hình chọn Status – click vào Performance và chọn mục Queries để xem các từ khóa được người dùng tìm kiếm và thông qua đó tuy cập vào website bạn.
SERP’s Keyword Rank Checker
Công cụ kiểm tra từ khóa SERP’s Keyword Rank Checker cũng khá phổ biến và không phải trả phí. Chúng ta có thể check mà không cần đăng nhập. Thế nhưng, khi bạn đăng nhập và dùng công cụ này để kiểm tra vị trí từ khóa thì công cụ tự ghi nhớ tài khoản của bạn.
Không một công cụ kiểm tra từ khóa nào là hoàn hảo và SERP’s Keyword Rank Checker cũng tương tự. Nhược điểm của nó là giao diện cũ, xuất hiện quá nhiều quảng cáo từ Google và cỡ chữ khá nhỏ.
SEOCentro Rank Checker
Việc kiểm tra thứ hạng từ khóa với công cụ SEOCentro Rank Checker rất đơn giản. Bạn cũng không cần trả phí khi sử dụng công cụ này.
Nó cho phép kiểm tra từ khóa trên nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau như Google, Bing, Yahoo. Bạn sẽ nhận được kết quả khá là đầy đủ và chi tiết bao gồm thứ hạng của nó trong nhiều công cụ tìm kiếm cùng với lịch sử của từ khóa.
Vì sao bạn cần đến công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa?
Quản lý website tốt hơn
Nhờ vào việc kiểm tra thứ hạng từ khóa bằng các công cụ nêu trên, bạn có thể sẽ nắm rõ tình hình hiện tại của SEO. Nhờ đó có thể đưa ra được các phương án tốt hơn nhằm cải thiện thứ hạng của trang web.

Nếu chiến lược SEO của bạn không đạt được kết quả như mong đợi. Hãy vạch ra những điểm nào làm được và những vấn đề nào cần phải giải quyết. Cũng như xem xét lại những mối quan tâm mà khách hàng mục tiêu của bạn thường tìm kiếm.
Liệt kê được những từ khóa mang lại hiệu quả
Khi nắm bắt được bộ từ khóa chất lọc, bạn nên sử dụng chúng vào những bài viết mới hoặc có thể cải thiện những trang có thứ hạng thấp.
Điều này sẽ mang lại kết quả tích cực cho trang web của bạn. Đồng nghĩa với việc quá trình SEO cũng dễ dàng hơn và website của bạn có cơ hội lên top trong kết quả tìm kiếm.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Các công cụ tìm kiếm trả lại kết quả khá nhanh. Do đó, bạn có thể có nhiều thời gian để thực hiện các công đoạn khác trong SEO như nghiên cứu người dùng, phân tích kết quả hay tối ưu trang web,…
Ví dụ, đa phần khách hàng có xu hướng click vào top 10 website nằm trong trang đầu của kết quả tìm kiếm. Dường như họ không quan tâm tới những trang 2. Thậm chí nhiều người dùng còn không biết đến sự tồn tại của trang 2, trang 3 và những trang sau nữa.
Điều gì sẽ xảy ra nếu website của bạn không được nằm trong trang đầu. Chính là khách hàng sẽ không biết đến website cũng như sản phẩm của bạn.
Website của bạn sẽ có cơ hội nằm ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm nếu thứ hạng từ khóa của bạn được xếp hạng cao. Và hiển nhiên là khả năng website của bạn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng càng cao.
Từ khóa TOP cao và hàng ngàn traffic vào mỗi tháng sẽ không có nghĩa lý gì, nếu:
❌ Từ khóa không giúp bạn chuyển đổi được? Traffic thu hút những đối tượng không tiềm năng?
❌ Bạn chưa có chiến lược tận dụng Organic Traffic dồi dào và để nó lãng phí mỗi ngày?
👉 Hãy để SEO Đa Kênh giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Với Dịch vụ SEO web và Dịch vụ Content tại SEO Đa Kênh, chúng tôi sẽ tư vấn cho doanh nghiệp bộ từ khóa và chiến lược SEO phù hợp để tránh lãng phí tiền bạc.
Thứ hạng từ khóa nói gì về website của bạn?
Đối với các SEOer
Việc kiểm tra thứ hạng từ khóa Google thường xuyên cho phép bạn nắm bắt bức tranh tổng thể hiện tại của website, đồng thời nhìn thấy được những gì đã đạt được và chưa làm được. Bên cạnh đó, cũng xác định được
- Mức độ hoàn thành dự án SEO
- Vị trí của những từ khóa chiến lược
- Những tiêu chí và điều kiện mà Google dùng để đánh giá từ khóa
- Mức độ cạnh tranh từ khóa với các đối thủ khác
- Điểm mấu chốt là giúp bạn xác định được hướng đi của dự án đã đúng hay chưa
Một điều hiển nhiên là thứ hạng từ khóa luôn luôn thay đổi mỗi ngày. Những website của bạn sẽ gặp vấn đề lớn khi mà các từ khóa đều cùng rớt hạng hoặc tăng hạng.
- Nếu thứ hạng của từ khóa tăng đồng nghĩa với việc bạn đang đi đúng hướng và thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo.
- Nếu từ khóa bị rớt hạng, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó và đưa ra các giải pháp cần thiết.
Thông qua việc nghiên cứu từ khóa bằng các công cụ, bạn sẽ biết được nên tối ưu từ khóa quan trọng nào. Cũng như cần tập trung xây dựng nội dung cho những từ khóa bổ trợ nào. Cách sắp xếp và triển khai các link như nào, …. à đặc biệt với một trang web thông thường cần sử dụng Yoast SEO nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều đấy!
Chiến lược đúng đắn và có trọng tâm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian lại vừa thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.
Đối với khách hàng
Mục tiêu cuối cùng mà khách hàng quan tâm đến chính là hiệu quả của dự án SEO. Nếu nó mang lại hiệu quả tốt thì tất nhiên là lượng người dùng biết đến website của bạn càng nhiều và khả năng trở thành khách hàng của bạn càng cao.
Thứ hạng từ khóa và traffic chính là 2 yếu tố cơ bản nhất để đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược SEO.
Điều này được hiểu là khi từ khóa được xếp hạng cao đồng nghĩa với việc traffic cao. Khách hàng truy cập nhiều vào website thì họ dễ dàng chú ý đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.
Thông qua báo cáo về thứ hạng từ khóa, khách hàng có thể biết được chiến lược SEO hiện tại có phù hợp và hiệu quả chưa. Nếu chưa đạt được như mong đợi, khách hàng có thể cùng với các SEOer tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Kết luận
Việc kiểm tra thứ hạng từ khóa Google thường xuyên là việc làm cần thiết không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt website mà còn vạch ra được chiến lược Marketing tối ưu tốt hơn trước.
Trong bài viết này, tôi đã mang đến cho bạn các cách kiểm tra từ khóa của website cũng như phần mềm, công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa được sử dụng phổ biến. Hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn!
Bạn đọc cùng tham khảo!
Chúc bạn thành công!
Bên cạnh đó, Dịch vụ Marketing Online trọn gói của SEO Đa Kênh sẽ giúp bạn lên chiến lược Marketing tổng thể, đẩy nhanh tốc độ kinh doanh cho doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay về giải pháp Marketing toàn diện 2022!
Nguồn tham khảo:
- 7 Best Rank Tracking Software To Check Google Keyword Rankings: https://www.searchenginecoach.com/seo-blog/how-to-check-keyword-ranking-google-website/
- How to Check Keyword Ranking in Google: https://themeisle.com/blog/google-keyword-rankings-checker/
- Five best Google keyword rankings checker tools: https://themeisle.com/blog/google-keyword-rankings-checker/
- https://fiexmarketing.com
7 Bí quyết quản lý Keyword có volume thấp trong chiến dịch Google Ads
7 Bí quyết quản lý Keyword có volume thấp trong chiến dịch Google Ads
Thông thường, khi triển khai một chiến dịch Quảng cáo Google, chúng ta có thói quen cho vào chiến dịch đó càng nhiều từ khóa liên quan tới sản phẩm nhất càng tốt.
Tuy nhiên, chỉ 1-2 ngày sau, bạn sẽ phát hiện ra rằng từ khóa của bạn không tạo ra bất kỳ hiển thị nào và còn có trạng thái “lượng tìm kiếm thấp”.
Sự thật là, dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ rơi vào trường hợp “cố ý” hoặc “vô ý” lựa chọn từ khóa có lượng tìm kiếm thấp (hay keyword có volume thấp).
Trước khi đi vào vấn đề này như đã nêu ở đề bài, tôi muốn chia sẻ thêm với bạn.
Tôi luôn cảm thấy Google Ads rất thú vị, vì nó luôn tạo cho chúng ta những cơ hội, những công cụ và tính năng tuyệt vời nhằm đem đến những kết quả tối ưu nhất.
Và để luôn có được nhiều kết quả tốt từ quảng cáo, bạn hãy luôn ghi nhớ trong đầu rằng mỗi nhà quảng cáo sẽ luôn mong muốn:
- Giảm chi phí mỗi click (CPC)
- Tăng tỷ lệ click (CTR)
Câu hỏi được đặt ra: “Làm cách nào để bạn đạt được cả 2 mục tiêu này?”
Giờ thì theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay về từ khóa có lượng tìm kiếm thấp và 7 thủ thuật giúp bạn quản lý chúng đồng thời tăng ROI trong Google Ads nhé!
Từ khóa có lượng tìm kiếm thấp là gì?
“Từ khóa có lượng tìm kiếm thấp” là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng những từ khóa không có đủ lưu lượng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google.
Điều này thường xảy ra đối với từ khóa dài hoặc từ khóa liên quan đến thương hiệu mới.
Các từ khóa sai chính tả hoặc tối nghĩa cũng được xem là từ khóa có lượng tìm kiếm thấp. Google loại bỏ các từ khóa có volume search thấp ra khỏi phiên đấu giá nhằm phân phát quảng cáo hiệu quả hơn và giảm lượng từ khóa trên hệ thống.

Khi bạn nhận được thông báo như trên, có nghĩa là từ khóa sẽ không hoạt động và không kích hoạt quảng cáo cho đến khi lưu lượng tìm kiếm (volume search) của từ khóa đó tăng lên.
Ngược lại, nếu volume search của từ khóa tăng lên, dù chỉ 1 lượng nhỏ, thì Google cũng sẽ kích hoạt lại quảng cáo cho bạn.
Từ khóa có lượng tìm kiếm thấp có phải là vấn đề lớn không?
Đa số mọi người đều cho rằng những từ khóa volume search thấp không có giá trị và cần phải xóa đi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Thực ra, có vài từ khóa có lượng tìm kiếm thấp trong quảng cáo/tài khoản sẽ không ảnh hưởng tới hiệu suất của quảng cáo/ tài khoản đó. Chỉ cần đừng quên xem xét các lý do khác nhau có thể giải thích tại sao Google quyết định gắn nhãn các từ khóa của bạn như vậy.
Trong nhiều trường hợp, việc thiếu lưu lượng tìm kiếm thường là do thiếu liên quan, nhưng Google có thể gắn thẻ “lượng tìm kiếm thấp” vào từ khóa của bạn vì những lý do khác bao gồm:
- Chúng không liên quan đến đa số khách hàng mục tiêu
- Chúng quá cụ thể hoặc quá tối nghĩa
- Chúng quá dài (có quá nhiều từ)

- Từ khóa của bạn liên quan đến các sự kiện và sản phẩm theo mùa (và đang không đúng thời điểm)
- Bạn có các loại đối sánh hạn chế
- Từ khóa của bạn là các cụm từ khóa thương hiệu
Khi bạn đã đi đến gốc rễ của vấn đề, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những từ khóa cụ thể này, hoặc là bạn bỏ chúng đi hoặc sử dụng chúng để có lợi hơn.
Tuy nhiên, điểm chất lượng của quảng cáo và traffic sẽ bị ảnh hưởng nếu có khá nhiều từ khóa đặc biệt kể trên.
7 cách để quản lý từ khóa có lượng tìm kiếm thấp trong Google Ads
Bạn có thấy lo khi từ khóa liên quan tới sản phẩm của bạn được đánh giá có lượng tìm kiếm thấp? Nhất là khi chúng ta thường sử dụng những từ khóa dài nhằm mục tiêu tiếp cận những khách hàng có khả năng chuyển đổi nhất?
“Dù thế nào đi chăng nữa mình cũng phải tìm cách giải quyết thôi!” – Tôi đã tìm ra vài thủ thuật giúp chiến dịch Google Ads của bạn có thể “cắn” tiền và tăng ROI tốt hơn.
Vậy nên đừng lo lắng nữa mà hãy tập trung vào phần sau đây: 7 bí quyết giúp bạn quản lý Từ khóa có lưu lượng tìm kiếm thấp.
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định những từ khóa đang có lượng tìm kiếm thấp trong chiến dịch.
Dưới đây là các bí quyết bạn có thể áp dụng để tăng lợi ích từ khóa có lượng tìm kiếm thấp lên cao hơn:
1. Giữ nguyên từ khóa
Bạn có thể giữ nguyên từ khóa ở đó và đợi đến khi truy vấn tìm kiếm cho từ khóa đó tăng lên, quảng cáo sẽ tự động được hiển thị. Lựa chọn này có hiệu quả nhất khi từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Bạn có thể giữ nguyên nếu từ khóa có liên quan sản phẩm, dịch vụ
Nếu bạn đang tung ra một sản phẩm mới hay một website mới, từ khóa thương hiệu sẽ không mang lại traffic ngay lập tức.
Tuy nhiên, khi người dùng bắt đầu nhận thức được, từ khóa này sẽ mang lại được lượng traffic làm bạn bất ngờ đấy.
2. Thay đổi đối sánh từ khóa
Thông thường từ khóa dài có đối sánh chính xác thường được “gắn mác” Lượng tìm kiếm thấp. Điều này là vì xác suất đề tìm kiếm một từ khóa có 5-6 từ theo một thứ tự cụ thể là rất thấp.
Trong trường hợp này, bạn có thể đổi sang đối sánh cụm từ để mở rộng phạm vi tìm kiếm của từ khóa. Theo như update về đối sánh từ khóa của Google mới đây, dạng từ khóa cụm từ sẽ bao gồm phạm vi mở rộng của từ khóa đối sánh mở rộng.

Dưới đây là cách đổi đối sánh từ khóa nhanh chóng trong Google Ads:
- Vào tài khoản Google Ads → Chọn “Chiến dịch” → Chọn “Từ khóa”

- Chọn tất cả những từ khóa đang là Từ khóa có lượng tìm kiếm thấp mà bạn muốn thay đổi đối sánh

- Ở phần edit, chọn “Thay đổi kiểu so khớp”

- Khi bạn trỏ vào “Thay đổi các kiểu so khớp”, một số lựa chọn sẽ xuất hiện, bạn chọn “Thay đổi tất cả các kiểu khớp”.

- Đổi Từ khóa dạng cụm từ và Từ khóa dạng chính xác sang “Đối Sánh Rộng/ Khớp Cụm từ”
Còn nếu bạn muốn đổi đối sánh cho 1 số keyword nhất định, bạn có thể đổi theo cách này sẽ nhanh hơn: Click vào cây bút ngay từ khóa và lựa chọn loại đối sánh.

Với cách thay đổi đối sánh từ khóa sẽ giúp quảng cáo thu hút nhiều lượng truy cập tới website hơn, tốn ít thời gian để xây dựng danh sách từ khóa và tập trung vào phần chi ngân sách cho từ khóa hiệu quả.
3. Tìm kiếm từ khóa mới
Nếu từ khóa quan trọng nhất của bạn lại là từ khóa có lượng tìm kiếm thấp, trong trường hợp này tôi có thể lựa chọn những từ khóa tương tự, hoặc có ý nghĩa tương tự, có lượng tìm kiếm lớn thay vì cứ khư khư với những từ khóa không có lượng click nào.
Vậy làm sao để bạn tìm kiếm thêm những từ khóa đó?
- Sử dụng ngay Google Search để tìm từ khóa, tôi tin rằng cách này hiệu quả hơn nhiều vì nó cho phép tìm ra từ khóa có lượng search lớn nhưng cạnh tranh thấp.
- Cách thứ 2 là dùng những gợi ý của Google nằm dưới cùng kết quả tìm kiếm. Bạn có thể thấy rất nhiều loại từ khóa liên quan. Đây là nguồn khá giá trị mang đến cho bạn những từ khóa liên quan có thể đưa vào chiến dịch Google Ads.
- Cách 3 là sử dụng công cụ từ khóa trong tài khoản Google Ads để tìm thêm những từ khóa mới phù hợp với mục tiêu của bạn, sau đó thêm những từ khóa có volume search tốt vào chiến dịch có sẵn.
4. Tạm dừng những từ khóa có điểm chất lượng thấp
Bạn cần xem xét các chiến dịch có những từ khóa có khối lượng tìm kiếm thấp, hãy cân nhắc tạm dừng những từ khóa chung chung và có điểm chất lượng thấp.
Rất dễ nhận biết được bộ key của bạn liệu đang có bao nhiêu từ khóa có điểm chất lượng thấp. Google Ads cung cấp tính năng điểm chất lượng để bạn dễ dàng vận dụng vào quá trình chạy quảng cáo.

Ngoài ra, một tips nhỏ cho bạn trước khi lựa chọn tạm dừng từ khóa có điểm chất lượng thấp, hãy cân nhắc review lại các chỉ số như CTR, Conversions và CPL của từ khóa đó. Biết đâu những chỉ số này của từ khóa mà đang-có-điểm-chất-lượng-thấp lại tốt hơn so với mong đợi.
Nếu điểm chất lượng của từ khóa trên 2 và đáp ứng được những điều kiện trên thì bạn cứ giữ lại từ khóa. Có khi lợi tức đầu tư tốt sẽ luôn vượt trội so với Điểm chất lượng thấp.
5. Mở rộng nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý
Bạn không nhìn nhầm đâu, khả năng nhắm mục tiêu mà Google Ads cung cấp rất đa dạng và đó là lý do tại sao nhiều người lại yêu thích nó đến vậy. Chắc chắn rằng, người dùng cũng đang quan tâm đến dịch vụ/ sản phẩm của bạn nhé!
Nói thật với các bạn, từ khóa cho phép chúng ta tiếp cận dễ dàng tới khách hàng lý tưởng nhưng đây không phải là cách duy nhất đâu.
Nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý cũng là 1 phương pháp giúp bạn chắc chắn hơn về việc tiếp cận đúng khách hàng theo quốc gia, thành phố, ngôn ngữ bất kể dịch vụ của bạn cung cấp gì.

Khi tôi mới chạy Google Ads, tôi thường phải ngưng những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp đặc biệt là những từ khóa chung chung và có điểm chất lượng thấp. Nhưng sau vài lần thử nghiệm, tôi thấy cách này giúp tôi quản lý chiến dịch tốt hơn.
Hay nói cách khác, bạn sẽ cần mở rộng tiếp cận địa lý của chiến dịch nếu doanh nghiệp hoạt động linh hoạt. Đối với các từ khóa dài, mở rộng mục tiêu vùng sẽ tăng lượng volume search, nhờ vào việc này, quảng cáo của bạn sẽ được kích hoạt.
5 bước thực hiện tối ưu vị trí hiển thị:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Ads
- Chọn tab Chiến dịch
- Chọn tab Vị trí
- Điền tên thành phố, hoặc địa điểm bạn muốn nhắm tới
- Chọn Lưu để thêm vị trí
6. Chuyển từ khóa sang một chiến dịch khác
Thông thường volume search của từ khóa còn phụ thuộc vào thời điểm, sự kiện chưa diễn ra hoặc sản phẩm chưa được ra mắt. Ví dụ những từ khóa liên quan tới lễ Giáng sinh, ngày Valentine, Trung thu… hầu hết có lượng search thấp sau lễ.
Google thường cho những từ khóa đó là từ khóa có lượng search thấp nếu không phù hợp với thời điểm/dịp lễ.
Tuy nhiên, đừng bỏ cuộc chỉ vì nó là từ khóa theo sự kiện. Hãy tập trung theo dõi vào từng dịp để tìm ra những từ khóa phù hợp với chiến dịch PPC nhằm mang lại hiệu quả về leads và doanh thu.
Cho đến khi dịp lễ hay sự kiện đó đến, bạn sẽ nhận được rất nhiều clicks chất lượng và chắc chắn lượng tìm kiếm cũng sẽ tăng rất nhiều.
Bạn có thể chọn ra 1 vài từ khóa quan trọng theo mùa và thử check nó trên Google trend để xem chất lượng của nó ra sao.
VD như tôi check từ khóa bánh trung thu, kết quả như sau:

Nhờ đây, bạn sẽ biết chắc được là từ khóa nên được sử dụng khi nào để mang lại hiệu quả chuyển đổi cao.
Ngoài Google Trend, bạn cũng có thể sử dụng Google Analytics để lấy được những từ khóa phù hợp cho chiến dịch mà trước đó người dùng đã tìm kiếm.
Tuy nhiên, việc cứ tập trung điều hướng các từ khóa có lượng search thấp mỗi khi bạn review và phân tích lại hiệu suất tài khoản khá là lãng phí thời gian đấy.
Một cách đơn giản hơn mà tôi thường sử dụng là chuyển những từ khóa này vào một nhóm quảng cáo/ chiến dịch khác.
Đặt tên nhóm quảng cáo có thêm “Lượng tìm kiếm thấp”. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để phân tích các từ khóa đang mang lại hiệu quả mà không bị ảnh hưởng bởi tác động do những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp đem lại.
Và tất nhiên, cách này sẽ giúp cải thiện tổng thể chiến dịch một cách rõ rệt đấy.
7. Tạo tín hiệu để tăng traffic vào từ khóa thương hiệu
Mọi người không thể tìm kiếm thứ mà họ còn không biết sự tồn tại. Để tạo nhận thức về thương hiệu với người dùng, bạn có thể thử nghiệm trước với chiến dịch Google hiển thị.
Khi mọi người bắt đầu biết đến sản phẩm và thương hiệu của bạn, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm nó trên Google. Điều này sẽ làm tăng lượng tìm kiếm cho các từ khóa thương hiệu và các từ khóa đang có volume search thấp sẽ bắt đầu được kích hoạt.
Để thấy được kết quả, thông thường chúng ta sẽ phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng.
Trên đây là hướng dẫn của tôi về 7 Bí Quyết Quản Lý Keyword Có Lượng Tìm Kiếm Thấp Trong Chiến Dịch Google Ads.
Bằng cách hiểu chúng là gì và tại sao Google đặt cho chúng cái tên này, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin và tìm hiểu cách khai thác nhiều hơn thay vì bế tắc như đi vào ngõ cụt.
Nếu bạn đang tìm kiếm trợ giúp về chiến dịch Google Ads của mình hoặc chưa quen với Digital Marketing nói chung, vui lòng liên hệ với chuyên gia tư vấn tại FIEX Marketing nhé!

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Digital Marketing, SEO Đa Kênh có thể review chiến dịch Quảng cáo hiện tại của Doanh nghiệp bạn và cung cấp cho bạn bảng báo giá phù hợp, giúp bạn đạt mục tiêu kinh doanh nhanh chóng.
Liên hệ ngay với SEO Đa Kênh!
Phễu Marketing: Quy trình 5 bước xây dựng phễu bán hàng giúp X2 lợi nhuận
Phễu Marketing: Quy trình 5 bước xây dựng phễu bán hàng giúp X2 lợi nhuận
Cho tôi hỏi bạn một câu nhé?
Doanh nghiệp bạn đã xây dựng một phễu chuyển đổi hay phễu bán hàng chưa? Ủa mà phễu chuyển đổi theo bạn ở đây là gì?
Cơ bản thì bạn có thể hiểu:
“Phễu chuyển đổi là hành trình dẫn dắt khách hàng tiềm năng dạo trên website của bạn và đến điểm đích – chuyển đổi thành đơn hàng/ khách hàng”
Theo Neil Patel, co-founder của Crazy Egg, Hello Bar và KISSmetrics.
Hoặc:
“Phễu chuyển đổi là một chiến dịch bao gồm nhiều giai đoạn được triển khai với nhiều phương thức khác nhau dẫn dắt một cách tinh tế khiến khách hàng tiềm năng làm theo các hành động mà bạn mong muốn.
Theo Digital Marketer
Và bạn cũng có thể gọi phễu chuyển đổi này là “phễu marketing”, “phễu bán hàng”, “chu kỳ bán hàng”, “quy trình bán hàng”, “đường ống/ đường dẫn marketing (marketing pipeline)”, “đường ống/ đường dẫn bán hàng (sales pipeline)”, …
Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có loại phễu hay phương pháp khác nhau để thu lead mới, chuyển đổi lead thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ có một vài doanh nghiệp mới có phễu chuyển đổi được tối ưu đúng cách. Vậy phễu chuyển đổi đó là gì và tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp?
1. Tại sao cần triển khai quy trình xây dựng phễu bán hàng?
Bạn cứ thử tưởng tượng:
Điều gì sẽ xảy ra nếu một cái phễu hay cái xô đựng nước bị nứt/thủng nhỉ?

Có phải nước đang bị thoát ra ngoài khá nhiều, đúng không? Và nếu tối ưu không tốt phễu bán hàng của mình thì bạn cũng đang làm thất thoát một lượng lớn:
- Leads – Khách hàng tiềm năng
- Khách hàng mới
- Giá trị đơn hàng trung bình chuyển đổi của mỗi khách hàng
- Số lần chuyển đổi mua hàng của mỗi khách hàng
- …
Nếu sở hữu một phễu bán hàng hay phễu chuyển đổi được tối ưu tốt là bạn đã tiến một bước quan trọng, xây nền tảng ban đầu để phát triển doanh nghiệp bạn mà không tốn quá nhiều chi phí, tự động dẫn dắt khách hàng vào quá trình chuyển đổi đấy!

Vậy làm sao để tối ưu phễu bán hàng đúng cách?
Hay đúng hơn là… Phễu bán hàng được tối ưu hiệu quả trông như thế nào?
Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn quy trình 5 bước xây dựng phễu bán hàng chuyển đổi cao bạn có thể áp dụng:

2. Hướng dẫn quy trình 5 bước tạo phễu Marketing chuyển đổi hiệu quả
Cách tạo phễu khách hàng bao gồm 5 bước cơ bản dưới đây:
1. Lead Magnet Offer: Một sản phẩm/dịch vụ miễn phí để thu lead mà bạn cung cấp cho khách hàng tiềm năng và họ để lại email (hoặc thông tin liên hệ khác như SĐT, họ tên, địa chỉ, …).
2. Tripwire Offer: Một sản phẩm/dịch vụ giá trị thấp để chuyển đổi càng nhiều lead – khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự sẽ chi tiền càng tốt.
3. Core Offer: Một sản phẩm/dịch vụ chủ lực của doanh nghiệp bạn và thường có giá trị cao hơn Tripwire offer để tăng giá trị chuyển đổi trung bình trên mỗi đơn hàng/khách hàng.
4. Profit Maximizer (hay còn gọi là High-end offer): Một sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao nhất mà công ty bạn cung cấp. Có thể nói đây là hình thức upsell từ giai đoạn Core offer lên High-end offer để tối đa hóa giá trị chuyển đổi trung bình trên mỗi đơn hàng/ khách hàng.
5. Return Path: Thủ thuật giúp tăng số lượng chuyển đổi trên mỗi khách hàng. Thủ thuật này có thể là chiến lược Email Marketing, Social Media hay viết blog,… Giai đoạn này tương tự như giai đoạn “Delight – Làm hài lòng trong phương pháp Inbound Marketing”.

Giai đoạn chuẩn bị thông tin
Tuy nhiên, trước khi đi chi tiết vào 5 bước xây dựng phễu chuyển đổi, bạn cần giải quyết 2 vấn đề này trước:
- Tìm kiếm Product/ Market fit (sản phẩm/dịch vụ cung cấp phù hợp với thị trường, làm hài lòng khách hàng)
- Lựa chọn nguồn mang lại traffic cho doanh nghiệp (Facebook Ads, Google Ads, SEO, Blog, Social media, …)
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tại sao phải cần giải quyết 2 vấn đề này trước đúng không? Hãy tham khảo hình ảnh bên dưới để hiểu hơn về workflow của phễu chuyển đổi đúng cách đã nhé!

Xác định Product/Market Fit
Như tôi đã chia sẻ trước đó, Product/Market fit là sản phẩm/dịch vụ cung cấp phù hợp với thị trường, làm hài lòng khách hàng. Hay nói cách khác, Product/Market fit là hình thức cung cấp giải pháp đến đúng đối tượng không chỉ muốn mà còn thực sự cần.
Lưu ý: Đây là sản phẩm/dịch vụ bạn sẽ cần sử dụng để thiết kế core offer cho phễu chuyển đổi mà lát nữa tôi sẽ chia sẻ với bạn đấy!
Và đa số các doanh nghiệp start-up thường bỏ qua bước quan trọng này.
Có 2 vấn đề mà đa số các công ty startup thường xuyên gặp phải, đó là:
- Sản phẩm/dịch vụ không giải quyết được vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang cần.
- Hoặc, sản phẩm/dịch vụ không được cung cấp đến đúng tệp khách hàng tiềm năng.
Do vậy, việc xác định product/market fit là bước đầu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp startup của bạn. Nếu doanh nghiệp bạn đã xác định được vấn đề này, hãy bỏ qua bước này nhé!
Lựa chọn nguồn mang lại traffic cho doanh nghiệp
Đối với phễu chuyển đổi, nguồn traffic đầu phễu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định số lượng khách hàng thực sự chuyển đổi mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Do vậy, hãy cố gắng thu hút nguồn traffic “khổng lồ” đổ thẳng vào phễu chuyển đổi càng nhiều càng tốt nhé!
Giữa vô số nền tảng mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Zalo, LinkedIn, …), các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, …) và khả năng mua link báo, PR, … hãy tận dụng tất cả các nguồn này để kéo lượng traffic khủng về website của bạn!
Việc này vừa giúp doanh nghiệp bạn phủ sóng thương hiệu khắp mọi nơi khách hàng tiềm năng có mặt góp phần tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Đồng thời thu hút nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng vào phễu chuyển đổi.
Các nguồn traffic bạn có thể tham khảo:
- Email Traffic
- Organic traffic (SEO Google)
- Direct traffic (nguồn traffic trực tiếp vào website bạn bằng link search hoặc brand của bạn mà không qua bên website trung gian nào)
- Nguồn traffic tự nhiên từ nền tảng social media
- Paid traffic (Traffic có trả phí từ Facebook/ Twitter/ YouTube/ Google Ads, …)
- Referral traffic (nguồn traffic giới thiệu thông qua một bên trung gian khác, vd: zalo, tiktok, website khác, …)

Lưu ý: Tùy theo lĩnh vực, buyer persona và thói quen/ hành vi của tệp khách hàng tiềm năng mà lựa chọn nguồn traffic đầu phễu phù hợp.


Google Ads là gì?
Hãy tập trung vào một nguồn traffic trước tiên, trở thành chuyên gia trong khía cạnh thu hút traffic từ nguồn đó. Và kết hợp bổ sung các nguồn traffic khác để thu hút thêm các tệp khách hàng tiềm năng khác sau nhé!
Vd bạn đang kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé, chân dung khách hàng (buyer persona) của bạn đa phần là nữ, sử dụng facebook là chủ yếu.
Vậy chắc hẳn bạn sẽ tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Facebook, điều hướng khách hàng tiềm năng truy cập link website để mua hàng với ưu đãi,… Để từ đó đưa khách hàng tiềm năng vào phễu chuyển đổi một cách tự nhiên nhất.
Sau khi đã xác định được nguồn traffic phù hợp, chuyển đến bước đầu tiên “Thu lead magnet” trong quy trình 5 bước tạo phễu chuyển đổi hiệu quả thôi nào!
Cùng tôi tìm hiểu tiếp nhé!
#Bước 1: Thu lead magnet
Mục tiêu của Lead Magnet là để cung cấp offer (món quà hay một ít giá trị nào đó) giải quyết nỗi đau (Pain Point) của khách hàng tiềm năng thông qua việc trao đổi với họ để lại thông tin cá nhân.
Một lead magnet có thể là một file report kết quả, PDF hướng dẫn step-by-step, câu đố, khảo sát, hướng dẫn sử dụng tool, video training, chương trình giảm giá, file download phần mềm hoặc dùng thử, webinar, … để người dùng đăng ký và để lại thông tin.
Thông tin này có thể là họ tên, email, SĐT, địa chỉ, ….tùy theo mục tiêu bạn muốn thu thập thông tin gì từ khách hàng.
Lưu ý: Hãy chỉ thu thập những thông tin thực sự cần thiết. Đừng yêu cầu người dùng để lại quá nhiều thông tin khiến họ cảm thấy phiền phức.
Đôi khi điều bạn cần chỉ là email của họ để triển khai chiến dịch Email Marketing hoặc SĐT để triển khai SMS Marketing sau đó.

Sau khi người dùng đăng ký thường sẽ xuất hiện một trang cảm ơn riêng biệt hoặc một popup nhỏ gọn. Tuy nhiên, trong trang cảm ơn hoặc popup này, đừng gượng ép bán hàng nhé!
Và đây như là một dấu hiệu bạn ngầm thông báo cho người dùng biết “Waooo! Bạn đã rơi vào phễu chuyển đổi của tôi rồi đấy!”

Nếu mục tiêu của bạn muốn chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự, bước tiếp theo trong phễu chuyển đổi mà tôi sẽ đề cập tiếp sau đây sẽ giúp bạn.
#Bước 2: Tạo dựng idea Tripwire ấn tượng
Phễu bán hàng đã được tối ưu sẽ thu hút lead và giới thiệu cho họ sản phẩm đầu tiên của doanh nghiệp bạn – đề xuất tripwire. Vậy tiêu chí nào để lựa chọn sản phẩm này giới thiệu đến khách hàng? Cùng tôi tìm hiểu tiếp nhé!
Tripwire là gì?
Hiểu đơn giản, Tripwire là một Offer hay mẫu sản phẩm/dịch vụ với ưu đãi đi kèm có giá trị thấp trong doanh nghiệp của bạn nhưng có thể giải quyết được một vấn đề nào đó của khách hàng.
Tripwire biến khách hàng tiềm năng chưa có ý định mua hàng thành khách hàng thực sự.
Trong khi lead magnet đảm nhiệm chức năng thu hút khách hàng tiềm năng, Core Offer mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp thì Tripwire sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và sàng lọc các leads chất lượng.
Ý nghĩa thực sự của Tripwire là gì?
Về cơ bản, thu lead trong Inbound Marketing thường không phải là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Chuyển đổi từ lead (khách hàng tiềm năng) thành khách hàng thực sự mới thực sự là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Và đây là ý nghĩa thực sự của tripwire.
Mục đích chính của Tripwire là biến một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.
Tripwire sẽ giúp bạn chuyển mối quan hệ từ người chỉ theo dõi yêu thích thương hiệu bạn trở thành người mua hàng thực sự.
Vậy làm sao để triển khai tripwire hiệu quả?
4 yếu tố quyết định thành công của một Tripwire
Để đảm bảo tripwire có thể sàng lọc lead chất lượng, tăng tỷ lệ chuyển đổi mang lại một ít lợi nhuận cho doanh nghiệp, bạn cần kết hợp 5 yếu tố quan trọng sau đây nhé!
1. Tripwire có mức giá thấp nhưng mang lại giá trị cao
Tripwire cung cấp giải pháp vô cùng hữu ích với mức giá hời mà khách hàng không thể bỏ qua.
Giá trị của tripwire tùy theo mức giá trung bình sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Chẳng hạn, tripwire thông thường có giá 200.000 VNĐ – 1 triệu hoặc có giá 10 triệu trở lên với các thương hiệu cao cấp (high-end brand).
Giá càng thấp thì tripwire của bạn càng thu hút khách nhưng chắc bạn không muốn đề xuất sản phẩm/dịch vụ rẻ đến khách hàng thôi đâu nhỉ?
Khách hàng thực sự không mua sản phẩm, họ mua giải pháp như cách giáo sư kinh tế Theorore Levitt từng chia sẻ một câu nói rất nổi tiếng trong Marketing: “Khách hàng không mua một mũi khoan ba phân, họ mua một lỗ khoan ba phân”.
Do vậy, thay vào đó, hãy làm rõ cho khách hàng hiểu rằng, bạn cung cấp cho họ giải pháp vô cùng hữu ích với mức giá hời mà họ không thể bỏ qua.
Nếu giá trị khách hàng nhận được từ tripwire ít hơn mức phí mà họ bỏ ra, sẽ rất khó để thu hút giữ chân họ và thôi thúc họ mua hàng. Cũng vì lý do này, mà nhiều doanh nghiệp chấp nhận đưa ra tripwire miễn phí hoặc miễn phí dùng thử trong vài ngày.
Lưu ý: Dù sản phẩm/ dịch vụ tripwire bạn cung cấp dùng thử miễn phí thì cũng phải đảm bảo thực sự chất lượng để xây dựng lòng tin và uy tín của thương hiệu, thôi thúc khách hàng tiếp tục mua sản phẩm upsell ở giai đoạn kế tiếp.
Hãy nghĩ tripwire là một phần nhỏ của sản phẩm/ dịch vụ đề xuất trong Core Offer. Nếu mẫu dùng thử không thực sự chất lượng thì họ sẽ không sẵn lòng mua Core Offer hay High-end offer của bạn.
Nếu tripwire của bạn là ưu đãi dùng thử sản phẩm/ dịch vụ, hãy nhắn gửi thông điệp rõ ràng đến khách hàng tiềm năng cách để nhận ưu đãi này, đảm bảo rằng họ có thể thoải mái hủy trạng thái dùng thử bất kỳ khi nào họ muốn và không có bất kỳ phụ phí kèm theo nào.
Tham khảo các tripwire bên dưới nhé!

Như tôi đã nói ở trên, việc kiếm khoản lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp không phải mục đích chính của tripwire. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá từ giai đoạn tripwire này.
Và bạn sẽ không chỉ kiếm được một ít lợi nhuận từ việc cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ tripwire mà còn sàng lọc lead chất lượng, chuyển đổi để tăng số lượng khách hàng và bù vào khoản phí để tạo dựng lead magnet trước đó.
Hoặc một ví dụ tripwire dùng thử sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng không hề tốn bất kỳ chi phí nào:

2. Sản phẩm/ dịch vụ đề xuất trong tripwire hữu ích nhưng chưa đầy đủ
Sản phẩm tripwire mang lại giá trị cao, giải pháp hữu ích nhưng vẫn còn một số thiếu sót thôi thúc khách hàng muốn thêm. Tripwire nên khơi gợi sự khao khát để khách quay lại website mua thêm sản phẩm/ dịch vụ.
Ví dụ, nếu bạn kinh doanh khóa học online, bạn có thể thiết lập tripwire là các chương đầu khóa học được xem miễn phí. Bằng cách này, nếu khóa học online của bạn chất lượng, khách hàng hứng thú sau khi xem các chương đầu tiên, họ sẽ sẵn sàng mua các chương còn lại của khóa học.

Và như trường hợp của ELSA Pro tôi kể trên, khách hàng sẽ có 3 ngày sử dụng app miễn phí nhưng nếu các tính năng ELSA Pro tiện ích phù hợp với nhu cầu của họ, tripwire này sẽ thôi thúc khách quay lại mua với giá 289.000 VNĐ/ quý.
Vì thế, hãy chắc chắn rằng tripwire của bạn có thể dễ dàng upsell sản phẩm/dịch vụ lên core offer một cách tự nhiên nhất nhé!
3. Tạo yếu tố khẩn cấp
Để tripwire thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, hãy tạo tính khẩn cấp của tripwire, cho khách hàng biết offer của bạn không duy trì mãi mãi hoặc số lượng sản phẩm có giới hạn, sắp hết hàng kêu gọi khách mua ngay.

Hoặc:

Tính khẩn thiết tạo nên nỗi sợ mất mát (FOMO – Fear of missing out) sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng mua tripwire offer này ngay kẻo lỡ.
4. Sản phẩm/dịch vụ tripwire có liên quan mật thiết với Lead Magnet và Core Offer
Nếu bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tripwire hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đề cập trong core offer, sẽ khó thu hút khách hàng chuyển đổi, mua core offer của bạn.
Hãy chắc chắn rằng có mối liên kết giữa sản phẩm bạn đề xuất trong lead magnet, tripwire, core offer, high-end offer nhé!
Tất cả các sản phẩm này nên có mối liên quan với nhau để dẫn dắt khách rơi vào phễu mua hàng và nuôi dưỡng để tự chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết của thương hiệu.
Ví dụ, nếu bạn giới thiệu một lead magnet offer là cuốn Ebook về “Trồng rau hữu cơ, quy trình triển khai”, thì tripwire của bạn nên đề xuất cho khách là một ưu đãi tham gia webinar về “Xu hướng trồng rau hữu cơ vi sinh theo công nghệ 4.0”.
Đồng thời, Core offer có thể là một khóa học Online về “Hướng dẫn mô hình & kỹ thuật trồng rau hữu cơ vi sinh theo công nghệ 4.0 chi tiết từ A-Z”, …
Do vậy, khi thiết kế tripwire hoặc lead magnet, bạn nên dựa trên sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mà bạn đang thiết kế cho Core offer để dễ dàng nuôi dưỡng, dẫn dắt khách hàng tiềm năng rơi vào phễu chuyển đổi nhé!
#Bước 3: Xây dựng & Marketing sản phẩm Core offer
Core offer là sản phẩm/dịch vụ flagship, cốt lõi của doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu ích mà doanh nghiệp bạn muốn gây ấn tượng trên thị trường và muốn được nhiều người biết đến.
Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cốt lõi trực tiếp đến Cold Prospects (khách hàng tiềm năng chưa có ý định mua hàng) là một “siêu thử thách” của một doanh nghiệp. Bạn không thể giới thiệu một người lạ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt lắm mua đi. Nghe có vẻ hơi kỳ đúng không?
Và hầu hết các doanh nghiệp sẽ không marketing sản phẩm theo cách này. Tuy nhiên với phễu Marketing dẫn dắt từ Lead Magnet – Tripwire Offer đến Core Offer thì hiệu quả hơn nhiều.
Sử dụng phễu chuyển đổi, bạn không thể kiếm lợi nhuận từ lead magnet offer hoặc tripwire offer (đôi khi cũng kiếm được một ít lợi nhuận) nhưng bạn có thể kiếm được một khoản lợi nhuận lớn từ core offer.
Sau khi thiết kế Lead Magnet offer và tripwire thì giai đoạn giữa phễu – Core offer sẽ khá nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều công sức của bạn đâu.
Tại sao tôi lại nói vậy?
Vì bản chất bạn đã chuẩn bị sẵn từ ngay ban đầu ở giai đoạn chuẩn bị thông tin – Bước xác định Product/Market Fit rồi đấy. Sử dụng Product/Market Fit để thiết kế core offer tối ưu chuyển đổi, tăng doanh thu cho doanh nghiệp bạn nhé!
#Bước 4: Upsell lên sản phẩm high-end offer
Mục đích của Profit Maximizer (High-end Offer) là cung cấp thêm giá trị cho khách hàng, tăng doanh thu tổng và giá trị chuyển đổi trung bình trên mỗi khách hàng bằng cách gợi ý thêm các sản phẩm/ dịch vụ đi kèm họ có thể cần.

Chiến lược Phễu Marketing ẩn đằng sau high-end offer đơn giản chính là:
Thực tế chi phí lớn nhất của một doanh nghiệp là chi phí doanh nghiệp chi trả để có thể thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.
Do vậy, vai trò của Profit Maximizer là tối đa hóa Customer Lifetime Value – giá trị vòng đời của khách hàng (tổng chi phí mà một khách hàng chi trả để mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn trong suốt cuộc đời).
Có thể bạn sẽ tốn ít chi phí hơn khi xây dựng phễu chuyển đổi, nuôi dưỡng đến bước profit maximizer so với dồn chi phí để kiếm một khách hàng mới đấy!
Lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn nhé!
Nếu bạn đề xuất một offer 200.000 VNĐ bán cho 100 khách hàng. Tổng doanh thu là 20.000.000 VNĐ. Bạn có lẽ không nhận ra nhưng rõ ràng rằng, với high-end offer trong phễu chuyển đổi hoạt động hiệu quả, sẽ có tầm 25% trong số 100 khách hàng đó mua high-end offer với giá 500.000 VNĐ thì bạn sẽ có thêm 12tr500.
Đây là sức mạnh của Profit Maximizer.
Về cơ bản, Profit Maximizer Offer có thể là các hình thức upsell, cross-sell (bán chéo), bán theo gói/ combo, sản phẩm giá trị cao hơn có thể phù hợp với nhu cầu khách hàng, …
Một vài ví dụ Profit Maximizer bạn có thể tham khảo:
Nếu không triển khai Profit Maximizer (high-end offer), thương hiệu McDonald’s có thể đã phá sản và không thể phát triển nhanh như hiện tại.
Và đa phần lợi nhuận của McDonald’s không phải đến từ sản phẩm chủ chốt – hamburger. Chính xác đa phần lợi nhuận đến từ chiến lược cross-sell mua combo hamburger – khoai tây chiên – coca cola.
Về lý mà nói, McDonald’s sẽ kiếm được khoảng $0.18 lợi nhuận khi đầu tư khoảng $1.91 để kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, với combo upsell: hamburger – khoai tây chiên – coca cola thì McDonald’s đã kiếm thêm được $1.14. Tổng lợi nhuận là $1.32 (gấp x7,3 lần so với lợi nhuận thu được từ giai đoạn core offer).

Nếu bạn kinh doanh đa dạng các sản phẩm/ dịch vụ, hình thức Cross-Sell có thể là dạng Profit Maximizer bạn nên cân nhắc sử dụng.
#Bước 5: Follow up khách hàng trung thành – Return Path
Bước cuối cùng để có thể phát triển doanh nghiệp là tăng số lượng chuyển đổi mua sản phẩm của mỗi khách hàng.
Return Path là chiến lược giữ mối quan hệ thân thiết, thường xuyên tương tác với khách hàng để thuyết phục họ mua thêm các sản phẩm/ dịch vụ (hoặc giới thiệu thương hiệu bạn đến những người xung quanh).
Và đây là giai đoạn tối ưu Return Path để chăm sóc khách hàng trung thành. Mục đích chính của giai đoạn này là giữ chân các khách hàng trước đó và không cần tốn quá nhiều chi phí để thuyết phục họ quay lại mua hoặc mua thêm thường xuyên hơn.
Một số loại return path dẫn dắt khách hàng quay trở lại website:
- Email marketing
- Các offer với ưu đãi cuối cùng
- Lượt truy cập tự nhiên các nền tảng social media
- Chương trình dành cho khách hàng thân thiết/ trung thành
- Content marketing
- Các cuộc gọi telesale tư vấn
- Chiến lược quảng cáo retargeting
Email marketing automation nhìn chung là loại return path hiệu quả được khá nhiều Inbound marketer áp dụng để triển khai cho doanh nghiệp.
3. Tổng kết
Có một sự thật là hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng ngay lần đầu tiên truy cập website. Họ cần thời gian để tìm hiểu các sản phẩm/dịch vụ họ quan tâm.
Do vậy phễu chuyển đổi sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng nếu bạn muốn tối đa số lượng lead và customer lifetime value – giá trị vòng đời của khách hàng.
Và một điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng: Nuôi dưỡng khách hàng qua phễu chuyển đổi là quá trình thu thập – duy trì – phát triển số lượng tệp khách hàng tiềm năng.
Vì vậy, bạn cần sự kiên nhẫn, triển khai chiến lược phễu Marketing – Marketing Automation để mang lại hiệu quả nhất.
Nếu bạn nghĩ đầu tư ngân sách kéo traffic vào trang sản phẩm sẽ giải quyết vấn đề thì có lẽ bạn đã nhầm. Đúng! Có càng nhiều traffic đầu phễu thì càng tốt.
Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là nếu nhiều traffic đầu phễu nhưng không thể chuyển đổi từ người lạ trở thành khách hàng thực sự thì phễu chuyển đổi (hay phễu mua hàng) của bạn chưa được tối ưu hiệu quả rồi đấy!
Hy vọng chia sẻ của tôi về phễu marketing sẽ giúp bạn tối ưu ngân sách, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể nhắn tin qua Fanpage FIEX để tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn nhé! Chúc bạn thành công!
Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến mô hình dịch vụ Digital Marketing được xây dựng từ nhu cầu thực sự của khách hàng, từ đó tạo dựng Chiến lược Marketing tổng thể và áp dụng từng chiến thuật trên mỗi điểm chạm khách hàng.
Nguồn tham khảo:
- https://fiexmarketing.com
TikTok là gì? Cách chạy TikTok Ads trên ứng dụng Tik Tok kiếm tiền 2022
TikTok là gì? Cách chạy TikTok Ads trên ứng dụng Tik Tok kiếm tiền 2022
Nếu 2017 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ứng dụng Snapchat thì 2020 lại được Tik Tok “tiếp quản” đầy ngoạn mục, vươn lên trở thành một trong các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Trẻ con yêu thích xem video Tik Tok, những cô cậu học sinh và thế hệ Gen Z cũng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội này. Nhiều người lại xem Tik Tok như một sự lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, không một ai có thể phủ nhận sự phổ biến của TikTok. Bằng sự kết hợp giữa âm nhạc “lip-sync” và các video ngắn, Tik Tok đã và đang dần dần là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vương của các trang mạng xã hội.
Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin về Tik Tok và cũng như cách sử dụng trang mạng xã hội này để bắt kịp xu hướng Marketing Online nhé!
Nếu 2017 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ứng dụng Snapchat thì 2020 lại được Tik Tok “tiếp quản” đầy ngoạn mục, vươn lên trở thành một trong các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Trẻ con yêu thích xem video Tik Tok, những cô cậu học sinh và thế hệ Gen Z cũng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội này. Nhiều người lại xem Tik Tok như một sự lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, không một ai có thể phủ nhận sự phổ biến của TikTok. Bằng sự kết hợp giữa âm nhạc “lip-sync” và các video ngắn, Tik Tok đã và đang dần dần là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vương của các trang mạng xã hội.
Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin về Tik Tok và cũng như cách sử dụng trang mạng xã hội này để bắt kịp xu hướng Marketing Online nhé!
Tik Tok là gì?
Tik Tok là một ứng dụng mạng xã hội phổ biến cho phép người dùng xem, tạo và chia sẻ video ngắn (15 giây) được quay trên điện thoại di động của họ.

Với newfeed được cá nhân hóa gồm các video ngắn “kỳ quặc” và sáng tạo, ứng dụng Tik Tok thu hút một lượng đông đảo user bởi chất lượng video gây nghiện và mức độ tương tác cao.
Bên cạnh việc thêm các hiệu ứng như bộ lọc, nhạc nền và nhãn dán vào video của họ, người dùng cũng có thể cộng tác trên nội dung ngay cả khi họ ở các vị trí khác nhau và tạo video song ca chia đôi màn hình.
Ai đã phát minh ra ứng dụng Tik Tok?
Vào năm 2014, một ứng dụng truyền thông xã hội có tên Musical.ly đã trở nên cực kỳ phổ biến với nhóm đối tượng người dùng từ 13-18 tuổi.
Với Musical.ly, người dùng có thể quay video trên nền nhạc của các bài hát phổ biến hoặc có thể hát nhép và nhảy theo điệu nhạc. Vào giữa năm 2017, Musical.ly đã có hơn 200 triệu người dùng.
Năm 2016, ByteDance – nhà phát triển ứng dụng Trung Quốc – đã tạo ra một ứng dụng mới có tên Douyin, đối thủ của Musical.ly.
Ban đầu Douyin chỉ ra mắt ở Trung Quốc. Sau đó, nó đã được đổi tên thành TikTok để thu hút lượng người dùng từ quốc tế tốt hơn. Trong vòng một năm kể từ thời điểm ra mắt, TikTok đã có hơn 100 triệu người dùng.
Vào cuối năm 2017, Musical.ly đã được ByteDance mua lại với mức giá 800 triệu đô la. Vào năm 2018, Bytedance đã hợp nhất tài khoản người dùng của Musical.ly và TikTok, hợp nhất hai ứng dụng này thành một dưới tên TikTok.
Với thương hiệu và cơ sở người dùng thống nhất này, phần mềm Tik Tok ngày càng phát triển và cực kỳ thịnh hành đối với tệp người dùng trẻ.
TikTok đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple App Store vào đầu năm 2018, vượt qua Instagram, WhatsApp và YouTube. Tính đến tháng 7, 2019, ứng dụng Tik Tok đã có tổng số hơn 500 triệu lượt cài đặt trên Cửa hàng Google Play.
Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào?
Không giống như Instagram đã chia sẻ cởi mở về cách xếp hạng nguồn dữ liệu, TikTok vẫn chưa chính thức công bố về các thuật toán của mình. Thông tin về thuật toán hoạt động của TikTok vẫn đang được giữ bí mật.
Vậy nên những chia sẻ sau đây đều dựa trên trải nghiệm thực tế của chúng tôi khi sử dụng Tik Tok. Dưới đây là 5 yếu tố mà tôi rút ra được về thuật toán của ứng dụng Tik Tok:
#1. Mức độ viral được tính dựa trên hiệu suất của mỗi video

Video trào lưu TikTok của bạn có thể nhận được hàng triệu view ngay cả khi bạn không có bất cứ người theo dõi nào. Đó là vì thuật toán TikTok đang tính lượt tương tác trên từng video riêng lẻ thay vì trên toàn bộ trang của bạn.
Một khi bạn publish video của mình, video này sẽ được TikTok phát tán đến một số ít người dùng ngay trên tab “Dành cho bạn” của họ. Đây cũng là lý do vì sao khi bạn chuyển sang tab Dành cho bạn, bạn thường sẽ thấy một video có rất ít lượt like tại đây.
Nếu nhóm người dùng ban đầu này yêu thích video của bạn (họ like, share, comment trên video của bạn) thì TikTok sẽ cho phát tán video đến nhiều người dùng hơn nữa.
#2. Thuật toán của TikTok dựa trên nhiều chỉ số
Vậy thuật toán của TikTok dựa vào tiêu chí nào trên tài khoản của bạn để quyết định đẩy video vào mục Dành cho bạn?
Đó chính là các chỉ số về lượt xem lại, lượt xem hết video, lượt chia sẻ, nhận xét và lượt like.
Vì vậy rất có thể nếu video Tik Tok của bạn thực sự mang tính giải trí hoặc cung cấp thông tin, nó có thể sẽ hoạt động rất tốt và được đề xuất đến đông đảo người dùng. Có khi sẽ trở thành trào lưu Tik Tok mà bạn là người khởi xướng đấy ^^
#3. Đề xuất video ban đầu tùy thuộc vào vị trí địa lý
Vị trí địa lý chắc chắn là yếu tố quan trọng trong việc giới thiệu video cho người dùng trên mục “Dành cho bạn” của họ. Với những người dùng ở vị trí địa lý khác nhau, người dùng sẽ được đề xuất các video khác nhau, và những người ở cùng vị trí địa lý lại nhận được những video tương tự.
Điều này mang lại nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp nhỏ khi giúp người dân địa phương dễ dàng biết đến thương hiệu hơn.
Và nếu video Tik Tok đó nhận được phản ứng tốt ở khu vực đó thì có khả năng video sẽ được đề xuất đến người dùng trên toàn thế giời.
#4. Sử dụng hashtag và nhạc đang thịnh hành
Sử dụng hashtag và nhạc là hai trong số những cách tốt nhất để tăng khả năng tương tác cho video của bạn.
Ví dụ: các video có hashtag thịnh hành trong phần caption sẽ được đưa vào mục “Khám phá” và thậm chí có thể được đẩy lên mục “Dành cho bạn”.
Không có hướng dẫn cụ thể nào về thẻ hashtag nào mang lại nhiều tác động nhất, nhưng hashtag #fyp, #foryou và #foryoupage được cho là sẽ giúp cơ hội xuất hiện trên trang For You cao nhất.

Ngoài các thẻ hashtag có nội dung đang thịnh hành bạn cũng nên thêm các thẻ có nội dung phù hợp với video của bạn để giúp thuật toán TikTok hiểu được nội dung của bạn và đề xuất đến những người quan tâm đến nội dung đó.
Tương tự việc sử dụng âm nhạc thịnh hành cũng giúp tăng khả năng hiển thị nội dung của bạn.
Bạn có thể chọn sound để xem tất cả các video liên quan. Những âm thanh thịnh hành được được TikTok ưu tiên hơn trên ứng dụng.
#5. Video có thể đột ngột lan truyền, ngay cả những video cũ
Một trong những điều thú vị nhất về thuật toán TikTok là video có “thời hạn” lâu hơn nhiều so với trên các nền tảng khác.
Thuật toán Tik Tok liên tục theo dõi hiệu suất video của bạn ngay cả những video cũ. Vì vậy, nếu một trong các video của bạn bất ngờ nhận được lượng tương tác (có thể do nhạc hoặc hashtag của bạn bắt đầu thịnh hành), video đó vẫn có thể được lan truyền đến mọi người.
9 Sự thật về Tik Tok mà bạn chưa hề biết

- Khác với các mạng xã hội phổ biến khác như Facebook, Youtube, Instagram đều được sinh ra ở Mỹ, TikTok lại mang quốc tịch Trung Quốc.
- Số lượng người dùng lên đến 800 triệu người chỉ trong thời gian 3 năm
- Đạt hơn 1.5 tỷ lượt tải xuống trên ứng dụng App Store và Google Play
- TikTok là công ty startup đáng giá nhất thế giới với mức định giá là 75 tỷ USD
- Người dùng chủ lực là thế hệ Z, là lực lượng người dùng trẻ nhất hiện nay. 70% có độ tuổi từ 16 đến 14 và 30% người dùng trên 25 tuổi
- Thời lượng sử dụng trung bình của người dùng TikTok là 50 phút một ngày. Tương tự với thời gian sử dụng của người dùng Facebook và Instagram
- Mức độ hoạt động cực cao với 34% người dùng upload ít nhất một video mỗi ngày
- Video chân thật hơn các mạng xã hội khác
- Địa phương hóa nội dung dù là ứng dụng toàn cầu
Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng quảng cáo TikTok Ads
Ứng dụng Tik Tok có những đặc tính giúp mang lại hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp nên cân nhắc để sử dụng:
Người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau
TikTok phần lớn được ưa chuộng bởi thế hệ Z, nhưng nhiều người dùng ở độ tuổi lớn hơn cũng đã bắt đầu sử dụng nền tảng này.
Trong quý 1 năm 2020, tỷ lệ người dùng từ 24-34 tuổi của TikTok đã tăng từ 22,4% lên 27,4%. Độ tuổi từ 35-44 tăng từ 13,9% lên 17,1%.
Với lượng người dùng có độ tuổi trải đều như vậy, rất có thể khách hàng tiềm năng của bạn đang nằm trong số đó.
Vị trí quảng cáo có giá trị
Ngoài ra, nội dung của Tik Tok chỉ bao gồm các video dài từ 15 đến 180 giây. Định dạng này đồng nghĩa với việc vị trí của các quảng cáo cũng có giá rất cao vì chúng không có khả năng bị lạc trôi trong một biển quảng cáo như trên các nền tảng khác.
TikTok cũng có một nền tảng quảng cáo tự phục vụ rất dễ sử dụng, giúp bạn có thể dễ dàng tạo một chiến dịch quảng cáo hấp dẫn.
Tiếp cận và tương tác hiệu quả
Người dùng của Tik Tok trải dài hơn 150 quốc gia và cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào năm 2020 nên khả năng tiếp cận và tương tác là rất lớn.
Nhắm chính xác khách hàng tiềm năng
Tik Tok cho bạn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, độ tuổi, giới tính, vị trí, sở thích v.v… bạn cũng có thể chọn đối tượng giống với những khách hàng hiện tại của bạn.
Đo lường minh bạch, dữ liệu đáng tin cậy
Tik Tok có các công cụ đo lường để bạn tự có thể theo dõi hiệu suất quảng cáo của mình. Tương tự như Facebook, Tik Tok sử dụng pixel theo dõi để tracking hiệu suất quảng cáo và đo lường kết quả bằng cách theo dõi hành vi hoặc khách hàng truy cập trang web của bạn.
Tuy nhiên, cũng như nhiều nền tảng quảng cáo khác, Tik Tok không dành cho tất cả các thương hiệu.
Bạn cần phải xác định đối tượng mục tiêu của bạn là ai và tìm hiểu xem họ có đang sử dụng nền tảng này hay không. Ứng dụng TikTok phần lớn được ưa chuộng bởi thế hệ Z và Millennial. Nên nếu mục tiêu của bạn là Baby Boombers thì không nên chạy quảng cáo trên TikTok.
Sơ bộ về TikTok Ads Manager
TikTok Ads Manager có tất cả các công cụ giúp bạn tạo, khởi chạy, quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo Tik Tok của mình trên 4 trang chính:
- Dashboard – Trang tổng quan cho bạn cái nhìn tổng quan về dữ liệu quảng cáo TikTok của mình và theo dõi được cả các thay đổi về hiệu suất. Tại đây bạn có thể tìm thấy các thông tin liên quan đến các chiến dịch đang hoạt động, chi tiêu ngân sách quảng cáo, hiệu suất quảng cáo theo thời v.v…
- Campaign – trang Chiến dịch cho bạn xem tất cả các chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo của bạn và quản lý chung. Click vào Create bạn sẽ tạo được quảng cáo ngay lập tức
- Library – Thư viện là nơi chứa các nguồn tạo quảng cáo. Tại đây bạn sẽ tìm thấy mọi thứ bạn cần để tạo hoặc quản lý quảng cáo, đối tượng, pixel v.v…
- Reporting – Báo cáo giúp bạn tạo báo cáo quảng cáo tùy chỉnh hoặc tạo báo cáo theo mẫu. Bạn cũng có thể chạy báo cáo một cách nhanh chóng hoặc lên lịch báo cáo sẽ được gửi khi nào và đến đâu nếu bạn cần.
Các bước chuẩn bị trước khi chạy TikTok Ads
Để chạy quảng cáo trên Tik Tok bạn hãy chuẩn bị cho mình:
- Địa chỉ email đang hoạt động để đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok. Email này có thể là email công ty hay email cá nhân đều được.
- Landing page dùng để bán hàng để chuyển hướng khách hàng đến khi họ click vào quảng cáo trên TikTok
- Video mà bạn muốn quảng bá là thứ quan trọng và cơ bản nhất vì TikTok là mạng xã hội video nên bạn chỉ có thể chạy quảng cáo trên chính video của mình. Khi người dùng xem được video, quảng cáo sẽ xuất hiện, nếu người dùng có hứng thú họ sẽ click vào đó và được chuyển hướng đến landing page của bạn.
- Thẻ Debit Visa/ Mastercard để thanh toán chi phí chạy quảng cáo cho TikTok
- Không dùng video của người nổi tiếng hoặc có bản quyền để quảng bá mà hãy dùng video do chính bạn sáng tạo ra hoặc có bản quyền nếu không sẽ không được duyệt
Trong phần kế tiếp, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Tik Tok để chạy quảng cáo
Cách sử dụng Tik Tok chạy quảng cáo hiệu quả
Cách dùng Tik Tok để chạy quảng cáo bắt đầu bằng việc:
- Tạo tài khoản TikTok Ads Manager
- Thiết lập Campaign
- Xây dựng Ad Groups
- Tạo quảng cáo của bạn.
Mỗi thành phần này đều hoạt động cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp bạn thiết lập được đối tượng mục tiêu, thiết lập ngân sách, thiết kế quảng cáo bắt mắt, mở rộng phạm vi tiếp cận quảng cáo và cải thiện hiệu suất quảng cáo để đáp ứng các mục tiêu quảng cáo TikTok của bạn.
Hãy cũng đi tìm hiểu chi tiết về từng bước dịch vụ Online Marketing trên TikTok:
#1. Tạo tài khoản TikTok Ad Manager
Việc đầu tiên cần làm khi bạn muốn chạy quảng cáo trên TikTok là tạo tài khoản TikTok Ad Manager.
Bước 1: Truy cập Tiktok Ad Manager
Hãy click vào link www.tiktok.com/business/vi và chọn Bắt đầu để đăng ký tài khoản.

Lúc này, giao diện sẽ hiện lên 2 lựa chọn tương ứng với 2 loại tài khoản chạy quảng cáo, trong đó:
- Individual: Chọn nếu bạn chỉ muốn chạy quảng cáo cho 1 doanh nghiệp. Một khi bạn điền các thông tin đầy đủ, click vào Register để tạo tài khoản.

Note: Ở một số vùng, người quản lý tài khoản sẽ cần một Account Manager sẽ phê duyệt yêu cầu thiết lập các tài khoản cá nhân của bạn. Account Manager này sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
- Business: Dành cho agency quảng cáo mong muốn chạy ads cho nhiều doanh nghiệp. Bạn cần tạo cho mỗi khách hàng của mình một tài khoản cá nhân và sử dụng TikTok Business Center để quản lý các tài khoản này.

Điền các thông tin và xác thực mã code. Sau đó chọn Sign Up.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cho tài khoản chạy quảng cáo.
Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công, tại Dashboard của TikTok, chọn nút “u” ở góc bên phải trên thanh menu => Click Account Setting

Điền đầy đủ thông tin vào các tab Business Information, Primary Contact, Tax Information vàPayment Type.

Ở bước này, bạn đã hoàn tất các thông tin thiết yếu để có thể chạy được quảng cáo trên TikTok. Và giờ thì bắt đầu tạo chiến dịch thôi!
#2. Thiết lập Campaign
Bạn cần thiết lập chiến dịch và mục tiêu chiến dịch của mình. Để tạo chiến dịch quảng cáo cần:
- Chọn mục tiêu chiến dịch của bạn
- Đặt ngân sách chiến dịch
Bước 1: Thiết lập chiến dịch
Đăng ký tài khoản TikTok Ads và đăng nhập vào TikTok Ads Manager. Để tạo quảng cáo, click vào Campaign => Create

Bước 2: Chọn mục tiêu cho chiến dịch
Mục tiêu của bạn là những gì bạn muốn người xem làm khi họ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Bạn muốn tăng lượng truy cập vào trang web của mình? Hay muốn thúc đẩy chuyển đổi? Hay muốn thu hút nhiều người xem nội dung video của bạn hơn?

Bước 3: Đặt tên chiến dịch và ngân sách
Ngân sách chiến dịch là số tiền bạn sẵn sàng chi ra để chạy quảng cáo của mình. Đặt ngân sách giúp bạn theo dõi ngân sách marketing, kiểm soát việc chạy quảng cáo và đo lường hiệu suất quảng cáo.

Có 2 lựa chọn cho việc thiết lập ngân sách là:
- No limit: nếu chọn ngân sách không giới hạn, quảng cáo của bạn sẽ không có bất kỳ hạn chế nào trong chiến dịch
- Daily budget/ lifetime budget: việc phân phối quảng cáo sẽ bị giới hạn bởi ngân sách hàng ngày hoặc tổng ngân sách ở cấp chiến dịch.
Với mỗi chiến dịch quảng cáo trên TikTok, bạn có thể có nhiều nhóm quảng cáo giúp dễ dàng tối ưu hóa quảng cáo và đo lường hiệu suất. Hãy xem cách tạo nhóm quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo của TikTok.
Sau khi chọn ngân sách xong, click chọn Continue để bắt đầu tạo Ad Group.
#3. Xây dựng Ads Group
Quảng cáo TikTok cho phép bạn thiết lập vị trí đặt quảng cáo, đối tượng mục tiêu, ngân sách, lịch trình, mục tiêu và giá thầu cho từng nhóm quảng cáo.
Để thiết lập nhóm quảng cáo bạn hãy:
- Chọn vị trí đặt quảng cáo
- Thêm chi tiết quảng cáo
- Thiết lập đối tượng mục tiêu
- Thiết lập ngân sách và lịch trình
- Chọn mục tiêu tối ưu hóa và đặt giá thầu
Bước 1: Chọn vị trí đặt quảng cáo
Bạn có thể chọn vị trí đặt quảng cáo mà mình muốn hoặc chọn vị trí tự động để TikTok tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo của bạn trên tất cả các vị trí cho phép.

Bước 2: Thêm chi tiết quảng cáo
Hãy điền tất cả các chi tiết liên quan đến landing page hoặc ứng dụng mà bạn đang quảng cáo:
- Promotion Type: Loại quảng cáo
- Display NameTên hiển thị: đặt tên thương hiệu hoặc ứng dụng của bạn
- Profile image: Ảnh đại diện
- Category: Danh mục quảng cáo
- Ad tags: thêm khoảng 20 thẻ tags để mô tả về website hoặc app của bạn
- User comment: Bình luận của người dùng: có thể tắt nếu bạn không muốn nhận bình luận
- Video download: người dùng sẽ không tải được video nếu bạn tắt mục này
Bước 3: Thiết lập Creative Type
TikTok cung cấp tính năng tối ưu hóa quảng cáo tự động nên khi tùy chọn này được bật, TikTok sẽ tự kết hợp nội dung quảng cáo của bạn và cung cấp các nhóm nội dung có hiệu suất cao nhất.
Bước 4: Nhắm mục tiêu với Targeting

Bạn có thể tạo đối tượng, loại trừ đối tượng hoặc chọn các đối tượng giống với một tiêu chuẩn sẵn có.
Ngoài ra bạn cũng có thể thu hẹp đối tượng của mình theo nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích v.v…
Bước 5: Thiết lập ngân sách và lịch trình với Budget & Schedule

Sau khi đã đặt mục tiêu cho quảng cáo, đã đến lúc xác định ngân sách và lên lịch của bạn.
Đối với ngân sách, bạn cần đặt ngân sách hàng ngày ít nhất 20$ cho dù bạn chọn Daily hay Lifetime budget.
Lên lịch cho phép bạn đặt thời gian bắt đầu và kết thúc quảng cáo. Hãy đặt theo phạm vi ngày hoặc chạy quảng cáo liên tục.
Bước 6: Đặt giá thầu và tối ưu hóa

Mục tiêu tối ưu hóa: Với các mục tiêu chiến dịch nhất định, mục tiêu tối ưu hóa của bạn sẽ được đặt theo mặc định. Nếu không, bạn có thể tùy chọn tối ưu hóa cho chuyển đổi, click chuột hoặc tối ưu phạm vi tiếp cận.
Thanh toán: Tik Tok sẽ tự động tính toán chi phí dựa trên mục tiêu tối ưu hóa mà bạn đã chọn. Đối với tối ưu phạm vi tiếp cận, chi phí sẽ được tính dưới dạng CPM Cost per mille. Đối với tối ưu click chuột sẽ dựa trên CPC. Và đối với tối ưu chuyển đổi sẽ có phương pháp oCPC.
Tối ưu hóa thông minh: Kích hoạt tối ưu hóa thông tin cho phép Tik Tok tối ưu hóa các hoạt động chuyển đổi và phân phối quảng cáo của bạn tốt hơn.
Chiến lược giá thầu: Chế độ giá thầu tiêu chuẩn cung cấp khả năng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với giá của mỗi kết quả
Đặt giá thầu: Đặt số tiền mà bạn sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột, chuyển đổi hoặc mỗi nghìn lần hiển thị.
Loại phân phối: Với phân phối bình thường, ngân sách quảng cáo của bạn sẽ được chi đều trong thời gian chiến dịch. Nhưng với Accelerate ngân sách của bạn có thể sẽ bị vơi đi nhanh nhất có thể.
Việc có một quảng cáo hoặc nhiều quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo cho phép bạn so sánh việc phân phối các quảng cáo khác nhau và tối ưu hóa dựa trên hiệu suất của chúng.
#4. Tạo quảng cáo TikTok
Bây giờ, hãy tạo quảng cáo TikTok của mình. Đây sẽ là nội dung mà bạn cung cấp cho người dùng mục tiêu dưới dạng hình ảnh hoặc video, đi kèm với các lời kêu gọi hành động và nội dung text. Để tạo quảng cáo TikTok hãy:
- Tải lên hình ảnh hoặc video
- Thêm nội dung quảng cáo và các nút kêu gọi hành động
Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1 : Thêm quảng cáo
Hãy bắt đầu bằng cách chọn định dạng quảng cáo của bạn, hình ảnh hoặc video.

Vị trí đặt quảng cáo TikTok chỉ hỗ trợ quảng cáo video nhưng bạn vẫn có thể chọn định dạng hình vì chúng sẽ được sử dụng trên các bảng tin của TikTok.
File của bạn có thể được tải lên từ máy tính, chọn từ thư viện TikTok hiện có, tạo video mới, sử dụng mẫu video hoặc sử dụng Smart video.
Bước 2: Chọn cover
Để chọn ảnh bìa, hãy nhấp vào Tùy chỉnh ảnh thu nhỏ của video. Dựa trên độ dài của video, TikTok sẽ hiển thị tối đa 8 khung hình để bạn lựa chọn. Bạn cũng có thể tải lên ảnh bìa của riêng mình.
Bước 3: Xem trước quảng cáo
Bản xem trước quảng cáo sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thiết bị và mạng. TikTok khuyên bạn nên xem trước quảng cáo trên thiết bị thực tế của mình để điều chỉnh hình thức cho phù hợp.
Bước 4: Đặt tên quảng cáo
Đặt tên cho quảng cáo để bạn dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên tên này chỉ để tham khảo nội bộ chứ người xem sẽ không nhìn thấy được.

Bước 5: Nhập nội dung quảng cáo (text)
Phần nội dung văn bản này sẽ xuất hiện phía trên quảng cáo của bạn. TikTok hỗ trợ người dùng 12-100 ký tự tiếng anh và 6-50 ký tự cho tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Nhật (bao gồm cả dấu câu và dấu cách). Nội dung này cũng không được sử dụng biểu tượng cảm xúc, dấu ngoặc nhọn hoặc thẻ hashtag.
Bước 6: Thêm Call-to-action
Bạn có thể thêm một trong các lựa chọn mà TikTok đưa ra gồm
- Download now
- Learn morer
- Shop now
- Sign up
- Contact us
- Apply now
- Book now
Sau khi chọn được lời kêu gọi hành động, nhấp vào nút Submit để tạo quảng cáo của bạn.
#5. Theo dõi hiệu suất quảng cáo
Việc cần làm sau khi tạo được mỗi quảng cáo là phải theo dõi hiệu suất của nó. Bạn sẽ có được cái nhìn về dữ liệu tổng thể trên bảng tổng quan Dashboard và dữ liệu chi tiết trên trang Campaign.
- Dashboard: Trang tổng quan là nơi bạn có thể xem được thông tin cập nhật về hiệu suất quảng cáo tổng thể, chi tiêu cho quảng cáo và trạng thái của tất cả chiến dịch quảng cáo TikTok của bạn.
- Campaign: Trang chiến dịch cho bạn xem thông tin chi tiết của chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo.
- TikTok cũng hỗ trợ bạn nhiều cách để lọc, tùy chọn và xem dữ liệu của bạn
- Filtering: Lọc theo các tiêu chí khác nhau để xem dữ liệu của các chiến dịch bạn muốn xem. Bạn có thể thay đổi tiêu chí dễ dàng hoặc kết hợp nhiều tiêu chí để có được báo cáo mình cần. Lưu các bộ lọc cũng giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn cho lần sau.
- Customizing: chọn các cột tùy chỉnh để chỉ nhìn thấy dữ liệu muốn xem
- Viewing data: nhấp vào xem dữ liệu trong mỗi chiến dịch, quảng cáo và nhóm quảng cáo giúp bạn kiểm tra được dữ liệu hiệu suất và phân tích đối tượng trong một khoảng thời gian tùy ý. Một số dữ liệu này bao gồm: chi phí, số lần hiển thị, số lượt click chuột, số lần chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí chuyển đổi v.v…
Kết luận
Bất chấp nhiều tranh cãi và phản đối của chính phủ của nhiều quốc gia về quyền kiểm duyệt, mập mờ trong việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng cũng như quyền sở hữu, ứng dụng Tik Tok ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ và đang dần trở thành một mạng xã hội lớn trên toàn thế giới.
Có thể nói, TikTok chính là một đại dương xanh cho các doanh nghiệp có tệp khách hàng là Gen Z hoặc Millenial. Bên cạnh triển khai các hạng mục về Facebook Marketing, SEO Website,…
Hy vọng những thông tin chia sẻ về Tik Tok là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng Tik Tok để chạy quảng cáo của tôi, có thể giúp bạn thêm kiến thức về ứng dụng này.
Hãy nhanh chóng bắt tay vào sử dụng ngay để bắt kịp trào lưu xu hướng nhé. Và hãy chia sẻ cùng tôi cách thức mà bạn marketing trên Tik Tok nhé!
SEO Đa Kênh mang đến giải pháp dịch vụ Marketing trọn gói với Chiến lược Marketing tổng thể tập trung vào khách hàng và áp dụng từng chiến thuật trên mỗi điểm chạm. Hiệu quả sẽ được thể hiện qua kết quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp!
Nguồn tham khảo:
- The Ultimate Guide to TikTok Marketing: https://later.com/blog/tiktok-marketing/
- The Ultimate Guide to TikTok Advertising 2020: https://influencermarketinghub.com/tiktok-advertising-guide/
- How To Develop a TikTok Marketing Strategy (And Why You Need One): https://medium.com/the-dopamine-effect/how-to-develop-a-tiktok-marketing-strategy-and-why-you-need-one-d4a43c922018
- https://fiexmarketing.com
Marketing Facebook là gì? Cách Marketing Online trên Facebook hiệu quả
Marketing Facebook là gì? Cách Marketing Online trên Facebook hiệu quả
Facebook được xem là trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Cùng với lượng truy cập nhiều nhất, đa dạng đối tượng sử dụng, Facebook còn được xem là thị trường giàu tiềm năng cho các hoạt động marketing.
Vậy Facebook marketing là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn để khai thác tối ưu các lợi ích mà Marketing Facebook có thể mang lại cho doanh nghiệp bạn.
Hãy cùng SEO Đa Kênh tìm hiểu nhé!
Facebook Marketing là gì?
Facebook Marketing là hình thức tiếp thị thông qua một trang facebook của cá nhân, nhóm hay tổ chức.

Định nghĩa Marketing Facebook là gì?
Tiếp thị Facebook được doanh nghiệp sử dụng chủ yếu với mục đích truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nhằm thu hút, tìm kiếm và tương tác với khách hàng.
Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng Facebook Marketing?
1. Tiếp cận lượng khách hàng lớn
Theo số liệu thống kê năm 2017 đã có hơn 1.37 tỷ người dùng thường xuyên truy cập Facebook.

Số lượng người dùng hoạt đồng hàng tháng của Facebook tăng đều đặn hàng năm với khu vực châu Á – Thái Bình Dương có lượng người dùng lớn nhất trong tất cả các khu vực.
Ngoài ra Facebook cung cấp nhiều nền tảng để tiếp thị dưới dạng trang, nhóm và quảng cáo. Người dùng có thể tham gia nhóm này và cũng có thể tương tác thông qua các chủ đề thảo luận.
Bên cạnh đó, Marketing Facebook có các dữ liệu về đối tượng người dùng. Từ đó bạn có thể sàng lọc để nhắm tới các đối tượng phù hợp với sản phẩm của mình.
2. Chi phí tiếp thị thấp
Một doanh nghiệp có thể bắt đầu với một trang Facebook hiển thị tất cả thông tin về sản phẩm và dịch vụmà gần như không mất phí.
Ngoài ra, nếu chạy quảng cáo Facebook có thể cho phép người dùng:
- Kiểm soát chi phí
- Linh hoạt ngân sách
- Thay đổi chiến dịch quảng cáo nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Hướng tới đối tượng là các khách hàng tiềm năng
Dịch vụ quảng cáo Facebook là cơ sở duy nhất cho phép bạn nhắm tới các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua dữ liệu thông tin cá nhân người dùng do Facebook cung cấp.

Với khả năng thu thập thông tin người dùng chi tiết, Facebook giúp marketer dễ dàng target đối tượng mục tiêu chính xác
Marketing Facebook cũng cho phép xem lại những khách hàng đã truy cập trang web của bạn trước đó. Nhờ đó bạn có thể tập hợp lượng khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả hơn.
4. Nâng cao sự trung thành với thương hiệu
Facebook cho phép tương tác dễ dàng, nhanh chóng giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Điều này giúp người bán và người mua có sự kết nối liên tục, chặt chẽ, kịp thời. Đồng thời tạo nên sự hài lòng cho khách hàng, nâng cao uy tín thương hiệu. Đây chính là điều kiện thuận lợi tạo niềm tin và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
Hơn nữa, Facebook có sự ảnh hưởng và lan truyền rộng rãi. Đó cũng là lợi thế giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm cũng như danh tiếng thông qua khách hàng tiềm năng sẵn có.
5. Tăng lượng truy cập vào trang Web của bạn
Điều này có nghĩa là:
Khi một người dùng thích trang của bạn, không chỉ họ cập nhật được các thay đổi trên trang Facebook của bạn mà bạn bè của họ cũng có thể xem và cập nhật các bài đăng.
Từ đó giúp Facebook tiếp cận phạm vi người dùng rộng rãi. Lượng khách ghé thăm trang Facebook bạn nhiều hơn. Và xác suất người dùng tìm hiểu sản phẩm bạn cung cấp cao hơn.
6. Thông tin hữu ích về người dùng và đối thủ cạnh tranh
Khi bạn chạy Marketing Online trên Facebook, bạn có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích từ Facebook Insights.
Hệ thống quản lý quảng cáo của Facebook cho phép bạn theo dõi một loạt các chỉ số. Chẳng hạn như số lần hiển thị quảng cáo, số người truy cập vào trang của bạn, …
Từ đó có thể đo lường và đánh giá hiệu quả cách tiếp thị. Nó giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Theo dõi các chỉ số về người dùng trên nền tảng Facebook Marketing
Đồng thời, bạn cũng nhận được thông tin chi tiết sự cạnh tranh trong lĩnh vực của mình.
Ngành nào nên triển khai Facebook Marketing Online
Vì đối tượng người dùng của Facebook rất đa dạng cả về độ tuổi, giới tính lẫn sở thích. Chính vì vậy mà nền tảng mạng xã hội này phù hợp cho marketing của hầu hết các ngành nghề.
Dưới đây là các ngành đặc biệt phù hợp để triển khai Marketing Facebook:
- Dịch vụ tài chính
- Dịch vụ Marketing Online
- Thương mại điện tử
- Bán lẻ
- Game
- Giải trí và truyền thông
- Công nghệ viễn thông
- Hàng tiêu dùng đóng gói
- Ô tô
- Bất động sản
- Nhà hàng
3 Kênh Marketing hiệu quả trên Facebook
1. Facebook profile cá nhân
Là việc sử dụng trang Facebook cá nhân của bạn cho mục đích kinh doanh.

Sử dụng profile cá nhân trên để Marketing Facebook
– Ưu điểm:
- Thu hút người theo dõi từ bạn bè và gia đình của bạn (cũng như bạn bè và gia đình của họ).
- Bạn có thể cá nhân hóa doanh nghiệp.
- Giúp khách hàng tiềm năng có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp.
– Nhược điểm:
- Dễ bị vi phạm điều khoản dịch vụ của Facebook và bị xóa tài khoản hoặc khiến cho tài khoản Facebook bị khóa.
- Bạn bè và gia đình có thể không phải là khách hàng chính của bạn.
- Bạn không thể đăng quảng cáo có liên kết với kênh đặt hàng trực tuyến hoặc các trang khác trên trang web của mình.
- Khó khăn trong việc mở rộng quy mô.
– Cách thực hiện:
Hãy lưu ý đến việc cài đặt quyền riêng tư và tránh đăng nội dung cá nhân một cách công khai. Bạn cần xem trước hồ sơ công khai để biết được những gì người quen và khách hàng nhìn thấy trên trang của bạn.
Tìm hiểu cách hồ sơ cá nhân kết nối với các trang và nhóm doanh nghiệp để nắm được nơi có thể xuất hiện các nội dung để từ đó viết content Facebook hiệu quả hơn. Bên cạnh đó phải kiểm soát được hình ảnh mà bạn đăng tải.
Cần tạo ảnh hồ sơ và ảnh bìa có tính chuyên nghiệp cao.
Thêm chi tiết chuyên nghiệp vào hồ sơ như thông tin liên lạc, địa chỉ doanh nghiệp…
Chia sẻ những khoảnh khắc hậu trường từ doanh nghiệp để tăng thêm tính hấp dẫn, độ tin cậy cho sản phẩm.
2. Trang Facebook doanh nghiệp
Facebook cũng cho phép bạn tạo hồ sơ doanh nghiệp tách biệt với hồ sơ cá nhân.

Tạo trang fanpage để marketing online trên facebook cho doanh nghiệp sẽ chuyên nghiệp hơn
Việc có một trang Facebook riêng cho doanh nghiệp sẽ giữ cho tài khoản ở trạng thái tốt hơn. Và cho phép bạn tự do đăng, quảng cáo và tập trung nội dung vào doanh nghiệp, sản phẩm và khách hàng của bạn.
– Ưu điểm:
- Cung cấp quyền truy cập vào quảng cáo Facebook.
- Tách biệt cuộc sống cá nhân của bạn khỏi công việc kinh doanh.
- Cung cấp quyền truy cập vào Facebook Analytics.
– Nhược điểm:
- Quản lý một trang kinh doanh có thể tốn nhiều thời gian.
- Phải tuân theo chính sách quảng cáo của Facebook. Và quảng cáo mà bạn đăng tải có thể không được phê duyệt nếu không phù hợp với các chính sách đó.
– Cách thực hiện:
- Tránh các nội dung mang nhiều tính quảng cáo.
- Tìm, tạo và chia sẻ nội dung có liên quan đến sản phẩm.
- Tạo một câu chuyện để thu hút khách hàng.
3. Facebook groups
Nhóm Facebook là cộng đồng bao gồm những người có cùng mối quan tâm. Và các tổ chức liên kết với nhau để thảo luận và chia sẻ ý tưởng xung quanh sở thích chung.

Facebook marketing online trên group
Thông thường, các nhóm như vậy có quy tắc riêng để giữ tương tác tập trung vào mục đích của họ. Bạn có thể tạo nhóm của riêng mình hoặc tham gia một hoặc nhiều nhóm Facebook được thành lập liên quan đến sản phẩm của bạn.
– Ưu điểm:
Đây là một cách tuyệt vời để tìm các kết nối, khách hàng và đối tác mới.
Thật dễ dàng để hình thành các mối quan hệ, kéo khách hàng về trang của bạn đồng thời đây là môi trường tốt để bạn học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Thành viên của một nhóm Facebook thường là các đối tượng có tiềm năng, có khả năng tiếp thu cao.
– Nhược điểm:
Nếu bạn không phải là admin, tài khoản bạn có thể bị xóa vô cớ, hoặc do tương tác của bạn không hiệu quả.
Có thể mất rất nhiều thời gian để theo kịp các nhóm đang hoạt động.
– Cách thực hiện:
- Hãy giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.
- Tránh suy nghĩ hoặc hành động chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp – bạn ở đây để trở thành một phần của cộng đồng, không phải quảng bá.
- Đừng lạm dụng nó. Chỉ tham gia một hoặc hai nhóm và vẫn hữu ích và tích cực.
- Đảm bảo đọc các quy tắc của một nhóm mới gia nhập.
- Nếu bạn định thêm người vào một nhóm Facebook, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ thêm những người bạn biết là quan tâm.
- Chỉ tạo một nhóm nếu bạn có mục đích rõ ràng.
Cách Marketing trên Facebook hiệu quả
Bước 1. Xác định khách hàng tiềm năng
Để thu hút khách hàng, trước hết bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới là ai?
Hãy đặt các câu hỏi:
- Những người theo dõi bài viết ở độ tuổi bao nhiêu?
- Họ sống ở đâu?
- Công việc họ là gì?
- Điều gì khiến họ quan tâm và hứng thú?
- Khi nào họ sử dụng Facebook và cách họ sử dụng như thế nào?
Sử dụng các thông tin chi tiết của khách hàng để đi sâu thực tế vào các khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm về các thông tin như:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Giáo dục
- Tình trạng hôn nhân
- Vị trí nơi ở
- Ngôn ngữ
- Các sản phẩm họ đã mua trước đây
Hiểu được khách hàng của bạn là ai và họ muốn xem những gì trên Facebook là vô cùng quan trọng.
Thông qua đó doanh nghiệp có thể tạo nội dung mà họ sẽ thích, nhận xét và chia sẻ. Từ đó biến những người theo dõi trên mạng xã hội trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Bước 2. Thiết lập mục tiêu
Trên thực tế trong bất cứ công việc gì để đạt hiệu quả cao bạn cần có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Và Facebook Marketing cũng không ngoại lệ.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau. Nhưng tất cả đều phải tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu quả cuối cùng là doanh thu cho doanh nghiệp. Ví dụ:
- Tạo hệ thống khách hàng tiềm năng
- Thường xuyên cải tiến trang Web
- Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Mọi hoạt động Marketing Facebook như bài đăng, nhận xét hay quảng cáo đều phải có nội dung hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.

Hương dẫn Facebook Marketing Online: Thiết lập mục tiêu
Hay nói cách khác là bạn cần xây dựng kế hoạch chi tiết cùng với nội dung phù hợp. Để làm sao Facebook chính là đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài việc thiết lập và cụ thể hoá các mục tiêu thì bạn cũng cần phải đo lường được các hoạt động của mục tiêu đó. Nhằm có sự điều chỉnh, cân đối phù hợp và kịp thời.
Một khi bạn có một bức tranh rõ ràng về mục tiêu bạn sẽ quản lý trang Facebook hiệu quả hơn. Điều này sẽ đảm bảo duy trì sự nhất quán về hình ảnh thương hiệu đồng thời tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Bước 3. Xây dựng nội dung
Như đã đề cập ở trên, tất cả nội dung bạn đăng tải đều nhằm mục đích cụ thể hoá các mục tiêu để hướng tới khách hàng. Do đó việc lập kế hoạch Facebook Marketing Online cần kết hợp với xây dựng nội dung phù hợp.
Các doanh nghiệp có thể dựa theo quy tắc 1/3 trên mạng xã hội để đăng tải nội dung Marketing online trên Facebook:
- Một phần ba nội dung đăng tải nên chia sẻ những ý tưởng và câu chuyện có giá trị.
- Một phần ba nên liên quan đến các tương tác doanh nghiệp với những người theo dõi. Đây là phần tạo sự giao tiếp 2 chiều giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng.
- Phần ba còn lại là phần quảng bá cho doanh nghiệp
Để thu hút nhiều người theo dõi bạn nên cung cấp những thông điệp giá trị hơn là một tài liệu quảng cáo.

Việc sử dụng thông tin quảng cáo quá nhiều có thể vi phạm điều khoản Facebook. Hơn nữa đôi khi nó lại phản tác dụng do người theo dõi bị “quá tải” về thông tin sản phẩm.
Là một marketer, bạn cũng nên nắm rõ điều đó và xây dựng nội dung phù hợp để …
- Thu hút người xem, người theo dõi
- Tăng lượt thích và chia sẻ
- …
Cuối cùng bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn và đưa thương hiệu của bạn lên tầm nhìn mới.
Bước 4. Tối ưu page để tăng tương tác
Có nghĩa là bạn phải tạo một page mang tính độc đáo và chuyên nghiệp để làm sao người xem quyết định like, theo dõi và chia sẻ trang của bạn ngay lần đầu tiên.
Nếu bạn chưa biết fanpage là gì, fanpage mang lại lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp thì hãy tham khảo bài viết fanpage là gì để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho công việc của mình nhé!
Mẹo để tối ưu page:
Cover facebook
Hãy đầu tư vào ảnh bìa vì đó sẽ là ấn tượng đầu tiên khi khách hàng ghé thăm tường của bạn. Ảnh bìa cần hình ảnh sắc nét, chất lượng, kích thước ảnh bìa Facebook đúng chuẩn để tăng tính hấp dẫn.
Ảnh bìa thể hiện tên sản phẩm (thương hiệu) kèm hình ảnh và hotline liên hệ.
Thu hút lượt xem, lượt thích và lượt theo dõi
Trước hết, hãy để người dùng dễ dàng tìm thấy trang Facebook của bạn bằng cách liên kết trang trong email, blog hay các kênh khác.
Ngoài việc đăng nội dung có giá trị thì vấn đề tương tác trên fanpage là vô cùng quan trọng. Tương tác càng nhiều đồng nghĩa với việc bài đăng của bạn càng xuất hiện nhiều. Và chắc chắn càng thu hút sự chú ý của mọi người.

Thu hút lượt like, theo dõi fanpage facebook là một trong những cách marketing hiệu quả trên facebook
Bên cạnh đó tần suất đăng bài và thời gian đăng bài cũng là yếu tố quyết định. Lựa chọn khung giờ vàng Facebook là một trong những mẹo để thu hút lượt xem, like và chia sẻ.
Cập nhật fanpage thường xuyên
Liên tục cập nhật và làm mới trang Facebook Marketing của bạn để tăng tính hấp dẫn và chuyên nghiệp. Hãy xoá các thông tin lỗi thời và đăng tải các nội dung chính xác, cập nhật các xu hướng mà nhiều người quan tâm.
Và còn rất nhiều cách để tăng tương tác, thu hút lượt xem trên Facebook mà bạn có thể tham khảo qua bài viết “Cách tăng tương tác Facebook“
Bước 5. Sử dụng các công cụ Marketing hiệu quả trên Facebook
Facebook Groups
Nhóm Facebook là những người có cùng đam mê, cùng tư tưởng hay là mối quan tâm.
Bạn có thể sử dụng Facebook Groups để thể hiện, trao đổi kiến thức chuyên môn của mình đồng thời cung cấp thêm các thông tin giá trị mà khách hàng đang cần.
Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng và duy trì lòng tin cũng như sự trung thành của khách hàng đối với uy tín của cá nhân, của thương hiệu.
Facebook Chatbot
Chatbot là kênh trao đổi trực tiếp qua tin nhắn facebook giữa khách hàng và doanh nghiệp. Các vấn đề được phản hồi ngay lập tức là một trong những điểm cộng cho doanh nghiệp của bạn.
Business Manager
Nó còn được gọi là trình quản lý Facebook. Đây là công cụ được cung cấp miễn phí cho phép doanh nghiệp quản lý tài khoản của mình trên trang Facebook Marketing Online một cách hiệu quả.
Nó bao gồm việc tạo và quản lý tài khoản, kiểm soát quyền truy cập đồng thời theo dõi quảng cáo trên facebook.
Đồng thời Business Manger được cập nhật các tính năng quảng cáo mới nhất, sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận khách hàng, hỗ trợ quảng cáo.
Trên đây là các tool Facebook phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể thể tham khảo và cập nhật cho chiến dịch Facebook Marketing cho doanh nghiệp của mình sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.
Bước 6. Kết hợp Facebook Ads và Pixel Facebook
Facebook Ads là gì?
Facebook Ads (viết tắt của Facebook Advertising) là một dịch vụ quảng cáo của Facebook.
Đây là hình thức quảng cáo mà bạn phải trả phí để sản phẩm cũng như các những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của bạn đến được tới những đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook và những mạng xã hội liên kết với Facebook.
Do Facebook có dữ liệu thông tin của người dùng như độ tuổi, giới tính, sở thích… nên họ biết được người này là ai và họ quan tâm tới sản phẩm nào. Thông qua đó quảng cáo Facebook nhắm tới các mục tiêu mà khách hàng quan tâm.
Tuy nhiên, nếu bạn là doanh nghiệp Start-up, bận trăm công nghìn việc, không có thời gian cũng như chi phí tuyển dụng nhân viên Facebook Marketing ngay lập tức. Đừng lo, FIEX luôn ở đây đồng hành cùng bạn.
Chỉ cần bạn ngỏ lời, SEO Đa Kênh sẵn sàng trở thành phòng Marketing thuê ngoài của doanh nghiệp bạn. Với đội ngũ am hiểu chuyên môn cao, kỹ năng, kinh nghiệm thực chiến nhiều dự án lớn nhỏ.
Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel là một đoạn mã đơn giản mà bạn đặt trên trang web của mình để:
- Thu thập dữ liệu, theo dõi thay đổi từ Facebook Ads.
- Tiếp thị lại cho những người đã truy cập trang web của bạn
- Tối ưu hóa quảng cáo, xây dựng các đối tượng khách hàng mục tiêu cho các quảng cáo tiếp theo.

Thiết lập Facebook Pixel theo dõi dữ liệu từ Facebook Ads
Sự kết hợp Facebook Ads và Pixel Facebook là cách làm nhằm giảm chi phí tiếp thị tối đa do có thể đo lường, đánh giá kịp thời các hoạt động quảng cáo facebook để có thay đổi hay điều chỉnh hợp lý.
Hơn thế nữa, đây là hai công cụ tối ưu Marketing Facebook để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
7 Loại bài post Facebook phổ biến
Bài đăng trạng thái
Đây là loại bài đăng cơ bản nhất, đơn giản đó là một bài đăng ở dạng văn bản. Với hình thức post bài ở dạng này đặt câu hỏi là cách để thu hút người tham gia.
Post hình ảnh
Các bài đăng trên Facebook có hình ảnh thu hút sự tham gia gấp 2,3 lần so với những bài đăng không có hình ảnh và chiếm 87% tổng số tương tác .
Hãy lựa chọn các hình ảnh hấp dẫn, đúng kích thước và phù hợp với nội dung để tăng sự tương tác.
Bài đăng liên kết
Những bài đăng này thu hút người xem hơn các bài đăng trạng thái nhưng kém hấp dẫn hơn so với bài đăng có hình ảnh và video.
Để bài đăng ngắn gọn, bạn không nên đưa liên kết vào văn bản. Vì người xem có thể nhấp vào tiêu đề được tạo cho URL đó để truy cập bài đăng trên blog, trang web hoặc bất kỳ URL nào mà bạn đang liên kết đến.
Post video
Để tải video lên Facebook, hãy nhấp vào “Ảnh/Video”, nhấp vào dấu nhắc “Ảnh/Video” bên dưới có nội dung “Viết bài đăng …” và chọn “Tải lên ảnh / video”. Chọn tệp từ máy tính của bạn.
Nhằm khuyến khích người dùng xem toàn bộ video bạn nên đầu tư cho phần đầu hấp dẫn nhất về mặt hình ảnh lẫn nội dung.
Phát trực tiếp trên Facebook
Facebook Live là một tính năng cho phép khả năng phát trực tiếp cho người dùng trên máy tính để bàn hoặc điện thoại thông minh của họ.

Facebook Live Stream
Đây là cách tăng độ tin cậy cũng như tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu livestream để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Facebook instant Articles
Facebook Instant Articles là một tính năng được Facebook xây dựng giúp quá trình trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động nhanh hơn đặc biệt là trên SmartPhone.
Khi bấm vào liên kết được chia sẻ, Facebook sẽ hiển thị trực tiếp và tức thì bài viết thay vì người dùng phải đợi trình duyệt mở bài đó ra.
Điều này giúp giảm đáng kể thời gian tải nội dung trên thiết bị di động, đồng thời mang đến trải nghiệm liên tục cho người dùng.
Facebook Virtual Reality
Nổi bật của hình thức này là trải nghiệm bài đăng sử dụng video 360 độ. Tính năng này giúp bài đăng của bạn trở nên hấp dẫn và sống động, thu hút người xem.
5 Mẹo đăng bài Facebook Marketing để tăng tương tác
- Tạo nội dung hình ảnh và video có thể chia sẻ được, thực tế cho thấy các bài đăng có hình ảnh và video thu hút sự chú ý của người xem.
Nếu bài đăng của bạn không có một trong hai nội dung đó, hãy sử dụng câu hỏi để gây sự chú ý và tăng tương tác cho bài đăng. - Tận dụng giờ vàng để post bài facebook, các bài đăng vào Chủ nhật và các ngày lễ thu hút khách hàng hơn so với các ngày thường.
- Đăng tải nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng và hấp dẫn.
- Sử dụng các chia sẻ liên kết ngoài Facebook để kích thích người xem khám phá.
- Sử dụng hình ảnh đăng trực tiếp trên facebook thay vì qua các ứng dụng khác để tăng tính hấp dẫn.
Kết luận
Dù ban đầu được sáng lập như một mạng xã hội thuần túy giúp mọi người kết nối với gia đình và bạn bè, Facebook ngày nay đã dần trở thành một kênh truyền thông hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp và marketing online cho thương hiệu.
Để các hạng mục của kế hoạch Facebook Marketing được tiến hành đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao thì nên hiểu rõ về các khái niệm có liên quan như: Marketing online là gì, tiếp thị liên kết là gì, content Marketing là gì, ad break là gì,…
Trong bài viết này, tôi đã giúp bạn có được cái nhìn bao quát về định nghĩa Facebook Marketing là gì cũng như cách Marketing trên Facebook.
Hãy chú ý đón đọc các bài viết tiếp theo nhé! Tôi sẽ chia sẻ các thủ thuật về Marketing Facebook chuyên sâu; top email marketing; marketing gồm những mảng nào; chiến dịch marketing giúp bạn bứt phá doanh thu của mình!
Nguồn tham khảo:
- Facebook Marketing: Explore the strategy of Facebook Marketing: https://www.marketing-schools.org/types-of-marketing/facebook-marketing.html
- 6 Unbeatable Benefits of Facebook Marketing: https://www.digitalvidya.com/blog/benefits-of-facebook-marketing/
- Facebook Marketing: The Ultimate Guide to Facebook for Business: https://www.socialmediaexaminer.com/facebook-marketing-ultimate-guide-facebook-business/
- https://fiexmarketing.com
Hệ thống CRM là gì? 14 Tiêu chí chọn phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Hệ thống CRM là gì? 14 Tiêu chí chọn phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều cần chú trọng đến việc xây dựng và quản lý quan hệ với khách hàng.
Nhằm giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, sự xuất hiện của phần mềm CRM chính là công cụ hỗ trợ đắc lực không thể bỏ qua.
Vậy phần mềm CRM là gì và CRM system được áp dụng như thế nào trong quản trị quan hệ khách hàng? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. CRM là gì?
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management, có nghĩa là “quản trị quan hệ khách hàng”.
Hệ thống CRM là một công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ và sự tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Từ đó CRM system giúp tăng trưởng doanh nghiệp.

Khi nhắc đến thuật ngữ trong Marketing – CRM, thông thường mọi người thường ám chỉ 2 ý sau:
- CRM là quy trình cho phép bạn quản lý và tối ưu hóa mối quan hệ với khách hàng
- CRM là phần mềm được sử dụng để tự động hóa quy trình quản lý quan hệ khách hàng
Ở bài viết này chúng ta sẽ hiểu thêm về quy trình của CRM (CRM as process) và phần mềm CRM là gì (tools).
Quy trình của hệ thống CRM
CRM là một quy trình có hệ thống, quản lý tất cả các giai đoạn trong mối quan hệ của bạn với khách hàng. Bao gồm:
- Quản lý thông tin
- Marketing (4P Marketing, Marketing Online, …)
- Sales
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Doanh thu

Hệ thống CRM sẽ giúp bạn:
- Thu thập thông tin khách hàng và khách hàng tiềm năng
- Phân khúc, phân nhóm khách hàng thành từng tệp nhỏ hơn có những đặc trưng riêng biệt giống nhau để chạy các chiến dịch marketing được cá nhân hóa hiệu quả hơn.
- Sử dụng thông tin thu thập được từ khách hàng để tối ưu quy trình bán hàng của bạn.
- Theo dõi và quản lý các tương tác để khách hàng có được sự hài lòng nhất, đồng thời liên tục nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.
Một khi bạn áp dụng CRM vào kinh doanh không chỉ giúp quản lý được các vấn đề nêu trên mà còn đạt được nhiều kết quả hơn thế nữa.
Phần mềm CRM là gì?
Phần mềm quản lý quản hệ khách hàng CRM là công cụ có thể tự động thực hiện thao tác chăm sóc khách hàng, giúp bạn quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả và tối ưu thời gian và sức lực nhất. Cụ thể:
- Thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng thông tin khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
- Sử dụng hồ sơ của người mua để xác định khách hàng tiềm năng
- Theo dõi tương tác với khách hàng tiềm năng trong suốt chu kỳ bán hàng.
- Tối ưu hoá việc quản lý nhóm bán hàng, để bạn xác định và tận dụng nhóm giỏi nhất.
- Theo dõi chỉ số và cải thiện hiệu suất dịch vụ khách hàng
- Xác định được những khách hàng không hài lòng và đưa ra chiến lược giữ chân họ.
- Cung cấp thông tin khách hàng có liên quan để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại các cửa hàng.
2. Chức năng, vai trò của CRM
Thay vì bạn phải tốn thời gian, công sức và hiệu quả không cao khi sử dụng phương pháp quản lý thủ công. Thì với phần mềm CRM sẽ giúp bạn đơn giản hoá các quy trình quản lý quan hệ khách hàng, cho phép bạn cải thiện hiệu suất làm việc.
Các chức năng cụ thể của CRM bao gồm:
Quản lý data khách hàng
Trước khi phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM ra đời, các doanh nghiệp đều lưu lại thông tin liên hệ với khách hàng bằng phương pháp thủ công như viết tay.
Tiếp đó máy tính cá nhân được phát minh, các công ty bắt đầu chuyển sang lưu bằng bảng tính (spreadsheet) trong phần mềm Excel.
Dần dần, khi công nghệ phát triển hơn, đặc biệt vào năm 1990, Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM được ra đời và cung cấp một số lợi thế hơn so với bảng tính Excel thông thường
Từ đó phần mềm quản lý CRM trở nên phổ biến và là một giải pháp tốt hơn thay thế cho bảng tính (spreadsheet) để giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn.
Triển khai các chiến dịch marketing
Các nhóm tiếp thị đã sử dụng dữ liệu trong CRM đồng thời áp dụng những chức năng hữu ích của phần mềm vào chiến dịch như:
- Phân khúc khách hàng tiềm năng và khách hàng quen thuộc nhờ đó giúp bạn xác định được thông tin nhân khẩu học (demographic) nào có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn.
- Đánh giá và xếp hạng mức độ phù hợp giữa người mua với khách hàng tiềm năng, để ưu tiên cho nhóm đối tượng này hơn.
- Cho phép các marketer cung cấp được những nội dung mang tính cá nhân hoá của khách hàng dựa trên dữ liệu cá nhân, giúp cải thiện conversion rate của chiến dịch marketing.
- Phân tích sự thành công và nhân rộng các chiến dịch marketing có hiệu suất cao, tránh được những lãng phí đã có trước đó.
Các lợi ích mà Marketing đem lại cho dịch vụ chắm sóc khách hàng của doanh nghiệp là vô cùng lớn. Hãy tìm hiểu về Marketing ngay bạn nhé!
Tối ưu hoá sale
Phần mềm CRM ngày càng phát triển và phổ biến như một công cụ để tối ưu hiệu suất bán hàng hiệu quả.

Các công cụ quản lý quy trình bán hàng CRM cho phép các nhóm bán hàng “cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng”, bằng cách:
- Chủ động dự đoán nhu cầu của khách hàng dựa trên thông tin lịch sử thu thập được từ các tương tác của khách hàng trên nhiều kênh.
- Rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng khi trực tiếp cung cấp dữ liệu khách hàng cho tổng đài trả lời tự động (IVR), trợ lý chatbot
- Xác định các cơ hội để giữ chân những khách hàng có nguy cơ từ bỏ bạn
- Giảm bớt khối lượng công việc cho con người, CRM system sử dụng dữ liệu và công cụ tự động thực hiện các công việc không cần đến con người
- Dựa vào dữ liệu người dùng có sẵn để hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu.
- Thu thập phản hồi từ khách hàng và phân tích những xu hướng hiện tại để cải thiện dịch vụ của bạn.
- Hỗ trợ và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng được tốt hơn trên website sao cho phù hợp với insight của mỗi khách hàng.
3. Phần mềm CRM hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của phần mềm CRM gồm 4 bước chính, bao gồm Thu thập – Lưu trữ – Phân tích – Ứng dụng
a) Thu thập
Bước đầu tiên trong quy trình CRM là thu thập dữ liệu khách hàng từ các nguồn khác nhau, hệ thống sẽ ghi nhận thông tin từ các nguồn:
- Đối thoại/tư vấn trực tiếp với khách hàng
- Các cuộc gọi
- Ngành digital marketing (như chiến dịch PPC)
- Form online
- Các kênh mạng xã hội (như chiến dịch viral marketing)
- Danh sách email marketing trực tiếp (Direct marketing mailing)
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm CRM. Dữ liệu được nhập vào chương trình CRM thường qua 2 dạng tệp sau:
b) Lưu trữ
- Với các tệp đã được số hóa sẽ được nhập trực tiếp vào chương trình CRM
- Ngược lại, các tệp chưa được số hóa cần phải được chuyển đổi trước khi được đưa vào CRM
Thông thường, các file đã được số hóa thường được lưu ở định dạng CSV. Bạn có thể hiểu CSV cũng giống như một file excel nhưng đã được mã hóa giúp các cột trong file excel khớp với các trường thông tin trong CRM.
Việc sử dụng file CSV sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng upload các dữ liệu về khách hàng đã có sẵn lên công cụ CRM mà không phải cần phải tốn nhiều thời gian nhập thủ công.
Bạn còn có thể chuyển dữ liệu trực tiếp từ CRM này sang CRM khác bằng cách sử dụng các dịch vụ di chuyển dữ liệu của bên thứ ba, chẳng hạn như Data2CRM.
c) Phân tích
Sau khi dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống CRM, bạn có thể bắt đầu phân tích và lên kế hoạch kinh doanh cho mình.

Bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi KPI cho của một team hay cá nhân cụ thể và so sánh nó với mục tiêu của doanh nghiệp
- Marketing KPI: doanh thu của campaign, cost per lead, CLV (customer lifetime value, giá trị vòng đời khách hàng)
- Sale KPI: khách hàng tiềm năng mới, tỷ lệ chuyển đổi lead thành khách hàng và doanh thu trung bình của mỗi account.
- KPI của team chăm sóc khách hàng: thời gian chờ trung bình, thời gian trung bình để giải quyết vấn đề và tỷ lệ khách hàng được giải quyết vấn đề trong lần đầu tiên.
Để bạn có cái nhìn trực quan về các số liệu này, CRM tự động tạo các báo cáo cụ thể và hiển thị dữ liệu trong Dashboard.
Ngoài ra, nhiều công cụ CRM còn cho phép bạn tuỳ chỉnh báo cáo bán hàng, để bạn có thể tự phân tích các dữ liệu quan trọng cho doanh nghiệp của mình.
d) Ứng dụng
Báo cáo CRM và dashboard cung cấp thông tin bạn có thể sử dụng trong thực tế. Và để sử dụng dữ liệu CRM vào thực tế, bạn cần phân bổ thông tin này cho các nhóm marketing, nhóm bán hàng và nhóm chăm sóc khách hàng của bạn.
Chương trình CRM cho phép bạn được phân quyền để các thành viên trong nhóm có thể xem được dữ liệu, tuỳ vào từng vai trò mà họ đang làm.
Áp dụng dữ liệu CRM có thể liên quan đến việc đồng bộ hoá với chương trình khác để sử dụng.
Ví dụ, phần mềm có thể tích hợp với nền tảng Email Marketing cho phép bạn lưu trữ và phân đoạn dữ liệu của mình trong CRM, đưa dữ liệu này vào danh sách gửi thư trong phần mềm Email Marketing. Khi đồng bộ hai chiều, các chỉ số chính như lượt nhấp và mở sẽ tự động được thêm vào CRM của bạn.
4. Những ứng dụng phổ biến của CRM
Một CRM có thể được sử dụng như một phần mềm quản lý liên hệ đơn giản hoặc có thể giúp ta quản lý hành trình của khách hàng từ lúc họ quan tâm sản phẩm đến khi trở thành khách hàng lâu dài.
Tuy nhiên, phần CRM vẫn được sử dụng cho các nhiệm vụ chính:
- Quản lý thông tin liên hệ khách hàng
- Tự động lên danh sách người đăng ký và theo dõi trên email hoặc các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội
- Theo dõi tương tác của tiếp thị, kinh doanh bán hàng và dịch vụ chăm sóc với các khách hàng
- Quản lý các công việc và hoạt động của một nhóm.
- Tự động hoá các nhiệm vụ liên quan đến dịch vụ khách hàng, như kích hoạt email chăm sóc khách hàng khi đang có một khách hàng không hài lòng về bạn.
- Phân tích hiệu suất marketing, bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
5. Ai nên sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng?
Sau khi đã hiểu rõ về CRM là gì và cách hoạt động của hệ thống quản lý này, tôi có thể tự tin nói với cả thế giới rằng:
CRM phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp, vì việc quản lý tốt các mối quan hệ khách hàng của bạn là điều cốt lõi để tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Startup sử dụng CRM để thu hút khách hàng mới và tiết kiệm thời gian quản lý dữ liệu
- Doanh nghiệp nhỏ sử dụng CRM để sắp xếp quy trình làm việc hợp lý, mở rộng quy mô hoạt động và cải thiện năng suất làm việc.
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn sử dụng CRM để tối ưu hoá hiệu suất marketing, sale và dịch vụ chăm sóc khách hàng, tối ưu hoá doanh thu của họ.
Vì vậy, tất cả các ngành đều nên sử dụng phần mềm CRM, để có thể tuỳ chỉnh giúp cải thiện hiệu suất làm việc của họ.
Tuy nhiên, CRM sẽ phát huy hết khả năng và lợi ích của phần mềm nếu được sử dụng trong các lĩnh vực:
- Sales sử dụng CRM để sắp xếp hợp lý, quản lý và tối ưu hoá quy trình bán hàng.
- Marketer sử dụng CRM để phân khúc khách hàng, theo dõi lead và cung cấp nội dung tuỳ chỉnh phù hợp.
- Senior Business Manager sử dụng thông tin kinh doanh của CRM để đưa ra quyết định cho chiến lược của mình.
- Tổng đài (Call Center) tận dụng dữ liệu của CRM để giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và tăng thêm sự hài lòng ở khách hàng.
- Công ty bất động sản cho rằng CRM rất hữu ích trong việc quản lý thông tin liên hệ, đồng nhất với danh sách khách hàng tiềm năng, hỗ trợ hoạt động sale của họ.
- Công ty du lịch sử dụng CRM để lưu trữ sở thích du lịch của khách hàng và mang lại trải nghiệm có tính cá nhân hoá cho khách hàng
- Kế toán sử dụng CRM để quản lý các quy trình thanh toán, tích hợp được với các ứng dụng kế toán khác để khách hàng có được cái nhìn tổng quan hơn chẳng hạn về ngân sách phân bổ cho hợp lý.
6. 3 loại CRM System phổ biến hiện nay
Customer Management System được chia thành 3 loại chính dựa trên tính năng chính, bao gồm: hoạt động (operation), phân tích (analytic) và cộng tác (collaborate).

Mặc dù mọi CRM đều có những tính năng này, nhưng các công ty có nhu cầu khác nhau sẽ thiên về một tính năng cụ thể hơn.
- Operational CRM hỗ trợ quản lý các hoạt động hằng ngày của các phòng ban trong doanh nghiệp.Ví dụ, thay vì các đại diện phải tạo hồ sơ khách hàng thủ công, CRM sẽ tự động chèn thông tin liên hệ của khách hàng vào platform. Với những công ty có chu kỳ bán hàng ngắn thì tính năng này sẽ hoạt động hiệu quả nhất.
- Analytical CRM – Phân tích và quản lý lượng lớn dữ liệu để hiểu rõ hơn trải nghiệm của khách hàng.Ví dụ, doanh nghiệp phân tích hành vi mua hàng trước đây trong CRM để xác định triển khai chiến dịch nào cho phân khúc khách hàng nào. Các công cụ CRM thiên hướng phân tích sẽ có ích cho những công ty có đối thủ cạnh tranh mạnh và sở hữu nhiều dữ liệu về khách hàng.
- Collaborative CRM là giải pháp kết nối dữ liệu giữa các bộ phận sale, marketing và hỗ trợ khách hàng. Sự liên kết này giúp các doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng của mình được tốt hơn.Ví dụ, khi các nhân viên hỗ trợ có thể thấy cuộc trò chuyện mà đại diện bán hàng đang có với khách hàng, có thể cung cấp thêm thông tin dịch vụ tốt hơn phù hợp hơn cho khách hàng.
7. 14 Tiêu chí chọn lựa phần mềm CRM phù hợp cho doanh nghiệp
Khi bạn đã quyết định chọn hệ thống CRM cho doanh nghiệp, bạn cần xem xét các tiêu chí sau để tìm kiếm một giải pháp CRM phù hợp nhất với mô hình quản lý và quy mô hiện tại của mình
1. Khả năng lưu trữ thông tin
- Xem tất cả các file (bản note, file đính kèm, email, file PDF, …) ở cùng một nơi
- Gắn tag phân loại lead theo danh sách với nhiều đặc điểm khác nhau (VD: lead, khách hàng, nhà cung cấp)
- Nhập và xuất file dưới định dạng excel hoặc gửi trực tiếp dữ liệu qua Outlook, Gmail
- Lập danh sách các contact liên lạc dựa trên các tiêu chí khác nhau.
2. Quản lý quy trình bán hàng (Sale pipeline)

- Dashboard cho phép bạn xem nhanh các dữ liệu sale quan trọng
- Khả năng theo dõi tiến độ các cơ hội bán hàng
- Dự báo doanh thu dựa trên sale pipeline
- Các chỉ số hoạt động của các kênh bán hàng (VD tỷ lệ chuyển đổi)
- Khả năng hiển thị KPIs của nhân viên bán hàng
3. Phân tích và báo cáo
- Hiển thị các thống kê hiệu quả bán hàng theo từng mục đích cụ thể
- Phân tách hiệu quả của quy trình bán hàng theo từng cá nhân, team sale
- Hiển thị dữ liệu theo dạng bảng chi tiết (tabular)
- Khả năng xây dựng các báo cáo tùy chỉnh theo yêu cầu
- Khả năng tích hợp với các công cụ phân tích bên ngoài để có các chức năng mở rộng khác
4. Quản lý công việc và lên thời gian biểu
- Khả năng giao task (kèm theo thông tin của lead) cho nhân viên sales liên lạc
- Tự động thực hiện các nhiệm vụ, tối ưu quy trình làm việc
- Khả năng lên lịch cho cá nhân và lịch nhóm
5. Phân quyền vai trò
Hệ thống CRM cung cấp quản lý nhóm và vai trò giúp gia tăng khả năng hợp tác của cá nhân với nhóm.
CRM cho phép bạn kiểm soát quyền truy cập thông tin của nhân viên, làm cho quá trình làm việc của được tốt hơn, cũng như tăng tính bảo mật.
- Cấp quyền truy cập vào CRM cho các thành viên theo từng team riêng và ấn định lead mà mỗi team có thể tiếp cận
- Chỉ định vai trò cho thành viên trong team (admin, sale, marketing, content,…) và xác định dữ liệu nào thành viên đó có thể truy cập.
- Track được KPI và hoạt động theo từng nhóm hoặc cá nhân từng thành viên
6. Tự động hoá quy trình làm việc
- Khả năng tích hợp để tự động hóa việc theo dõi doanh số và lập kế hoạch marketing
- Tích hợp với các nền tảng khác như marketing hoặc các phần mềm kế toán.
7. Khả năng tùy chỉnh

CRM cho phép tuỳ chỉnh các hạng mục:
- Trường thu thập thông tin khách hàng
- Tên team và vai trò trong team
- Báo cáo hiển thị
- Giao diện dashboard
8. Khả năng tích hợp
Tùy theo nhu cầu mà các công cụ CRM có khả năng tích hợp với các phần mềm dành cho business, hoặc kết nối với hàng loạt các ứng dụng khác thông qua công cụ của bên thứ ba (như Zapier).
Một số công cụ có thể được tích hợp với CRM bao gồm:
- Phần mềm kế toán
- Công cụ email marketing
- Google Suite
- Help desk tool
- Phần mềm quản lý hàng tồn khi
- Nền tảng marketing
- Web chat
- Web form
9. Thân thiện với thiết bị di động
Mobile CRM ngày càng được nâng cấp hơn, vì phần mềm không chỉ dùng cho giao diện máy tính để bản mà nay còn sử dụng được trên cả giao diện thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động.
Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ xem nhà cung cấp của bạn sử dụng phần mềm dựa trên ứng dụng điện toán đám mây hay cài đặt phần mềm truyền thống nhé.
10. Thân thiện với người dùng
Trải nghiệm người dùng có tác động lớn đến sự thành công khi áp dụng giải pháp CRM (Customer Relationship Management).
Để đáp ứng nhu cầu người dùng bạn phải đảm bảo nội dung cung cấp đúng thông tin đến họ. Vậy làm thể nào để viết nội dung hướng tới người dùng một cách chính xác nhất? Hãy tham khảo cách viết content hiệu quả nhé!
Một giao diện được thiết kế tốt có thể giúp bạn tinh giản quy trình làm việc, vì nếu thiết kế kém có thể cản trở chức năng và lãng phí thời gian của bạn.
Hầu hết công cụ CRM đều cho phép hiển thị nhiều dashboard khác nhau tùy theo thông tin chính mà bạn mong muốn nhận được.
Hãy xem trước các màn hình dashboard của hệ thống CRM trước khi quyết định chọn lựa. Bạn cũng có thể xem video demo, online review để biết được CRM đó có được tối ưu thân thiện với người dùng hay không.
11. Thời gian hoạt động
Khi bạn sử dụng CRM dựa trên đám mây hoặc truy cập CRM thông qua cổng trực tuyến, thì khả năng sử dụng phần mềm của bạn phụ thuộc vào độ tin cậy máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.
Nếu máy chủ có thời gian hoạt động 99.999% thì chỉ trải qua khoảng 5.26 phút ngừng hoạt động hằng năm, điều này chứng tỏ dịch vụ có độ tin cậy cao.
Trường hợp máy chủ có thời gian hoạt động là 99.99%, thời gian ngừng hoạt động trong 1 năm sẽ là 52.6 phút.
Hãy chú ý đến điểm này khi chọn lựa CRM.
12. Độ bảo mật
Dữ liệu trong CRM là một trong những mục tiêu béo bở cho tin tặc. Chính vì vậy hãy cân nhắc tính bảo mật khi chọn lựa công cụ CRM.
Tính báo mật của CRM phụ thuộc vào nhà cung cấp và loại công cụ bảo mật được xây dựng bên trong CRM như xác thực 2 bước chẳng hạn.
Để tránh khỏi cái nguy cơ đánh cấp dữ liệu, tính năng phân quyền trong CRM có thể giúp bạn hạn chế quyền truy cập vào thông tin quan trọng để những người dùng được phân quyền mới có thể xem thông tin đó.
13. Hỗ trợ khách hàng (Customer support)
Vì CRM (Customer Relationship Management) là sản phẩm công nghệ nên bạn sẽ cần được hỗ trợ để vận hành tốt nhất. Bạn cần kiểm tra và đặt câu hỏi với nhà cung cấp những vấn đề sau:
- Được hướng dẫn hay tự thực hiện các thao tác
- Đội ngũ support sẽ liên lạc qua kênh nào?
- Ai là người chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi dữ liệu từ các file hiện có vào phần mềm CRM
- Chính sách của nhà cung cấp để sao lưu và khôi phục dữ liệu trong trường hợp khẩn cấp là gì
14. Chi phí
Cân nhắc chi phí phù hợp để có được hiệu quả, năng suất và doanh thu mà CRM có thể đạt được để cân bằng ngân sách đầu tư. Đối với phần mềm CRM bạn có thể bắt đầu sử dụng gói cơ bản/ miễn phí.
Nếu có ngân sách cao, bạn có thể chọn gói cao cấp hơn. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra với nhà cung cấp một cách chi tiết các chi phí liên quan như:
- Phí cài đặt
- Phí chuyển đổi dữ liệu
- Chi phí hướng dẫn, đào tạo
- Lệ phí cấp giấy phép
- Nâng cấp miễn phí
- Phí huỷ sử dụng
Kết luận
Tóm lại, phần mềm CRM luôn là một công cụ hỗ trợ lý tưởng, giúp các bạn giải quyết bài toán quản lý dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó bạn nên xem xét các công ty dịch vụ Email Marketing tốt nhất bởi họ sẽ có những gói CRM VIP sẽ có đủ dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp bạn đang cần.
Và hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn quan nhất về hệ thống CRM là gì và có những tính năng và tầm quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu bạn đang cần một đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể chuyên nghiệp, hiệu quả và đặc biệt, cam kết doanh số tăng trưởng theo từng tháng thì SEO Đa Kênh chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia dịch vụ tư vấn Marketing giải đáp về bài toán Marketing toàn diện nhất 2021!
Nguồn tham khảo:
- What Is a CRM? The Ultimate Guide: https://capsulecrm.com/what-is-a-crm-the-ultimate-guide/
- What is a CRM?: https://www.hubspot.com/growth-stack/what-is-crm
- The ultimate guide to customer relationship management: https://blog.getbase.com/customer-relationship-management
- https://fiexmarketing.com
SEO là gì trong Marketing? Tìm hiểu về kiến thức SEO cơ bản từ A – Z
SEO là gì trong Marketing? Tìm hiểu về kiến thức SEO cơ bản từ A – Z
Khi bạn mới tiếp cận về SEO, bạn sẽ tự hỏi rằng SEO là gì và cách làm SEO như thế nào?
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về SEO là gì và tổng quan các kiến thức SEO cơ bản từ A-Z cần biết trong năm 2022
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), đây là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…
Là một trong những chiến lược quan trọng của Digital Marketing, SEO xem xét cách thức hoạt động, các thuật toán kiểm soát hành vi của công cụ tìm kiếm; những gì người dùng tìm kiếm, các thuật ngữ hoặc từ khóa được nhập vào và công cụ tìm kiếm ưa thích của đối tượng mục tiêu. SEO dùng để cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), nhờ đó tăng lưu lượng truy cập và lượng khách hàng được chuyển đổi từ nguồn này.
Nói ngắn gọn hơn:
SEO là tất cả về công việc giúp cải thiện thứ hạng của website trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Hiện nay, SEO là một trong những chiến lược quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch Digital Marketing để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hiệu quả và thành công trong tiếp thị tìm kiếm.
SEO bao gồm 3 lĩnh vực chính:
SEO Technical
SEO Technical bao gồm các phương pháp tiếp cận khác nhau để triển khai kỹ thuật của một trang web giúp lập chỉ mục và xếp hạng tìm kiếm. Chúng bao gồm đánh dấu HTML, tối ưu mobile và đánh dấu lược đồ.
SEO Onpage
SEO Onpage liên quan đến chất lượng và mức độ liên quan của các trang của website đối với các điều khoản. Nó bao gồm thẩm quyền theo chủ đề, chất lượng nội dung, liên kết nội bộ, SEO hình ảnh, v.v.
SEO Offpage
SEO Offpage liên quan đến phát triển và quản lý chất lượng các liên kết đến website của bạn từ các website khác. Nó bao gồm các công việc về Link Building và tạo ra các bài review hoặc đề cập ở các website khác.

Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Bây giờ đã đến lúc tìm hiểu cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm như Google.
Khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google (hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác), một thuật toán hoạt động theo thời gian thực để mang lại cho bạn kết quả mà công cụ tìm kiếm đó coi là “tốt nhất”.
Cụ thể, Google quét chỉ mục của “hàng trăm tỷ” trang để tìm một tập hợp kết quả để đem lại câu trả lời tốt nhất cho tìm kiếm của bạn.
Làm cách nào để Google xác định kết quả “tốt nhất”?
Mặc dù Google không công khai hoạt động bên trong thuật toán của mình, dựa trên các bằng sáng chế và tài liệu từ Google, chúng tôi biết rằng các trang web và trang web được xếp hạng dựa trên:
Sự liên quan
Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm “Kiến thức SEO”, bạn sẽ không muốn thấy các trang web về kiến thức về nấu ăn.
Đó là lý do tại sao Google tìm kiếm các trang có liên quan chặt chẽ đến từ khóa của bạn.
Tuy nhiên, Google không chỉ xếp hạng “các trang có liên quan nhất ở trên cùng”. Đó là bởi vì có hàng nghìn (hoặc thậm chí hàng triệu) trang có liên quan cho mọi cụm từ tìm kiếm.
Ví dụ: từ khóa “Kiến thức SEO” có đến hơn 19 triệu kết quả trên Google:

Vì vậy, để sắp xếp kết quả theo thứ tự làm nổi bật nhất lên đầu kết quả tìm kiếm, họ dựa vào ba yếu tố khác trong thuật toán của họ bao gồm:
Authority
Authority giống như tín hiệu: đó là cách Google xác định xem nội dung có chính xác và đáng tin cậy hay không.
Câu hỏi đặt ra là: làm cách nào Google biết một trang có Authority hay không?
Họ xem xét số lượng các trang khác liên kết đến trang đó:
Nói chung, một trang càng có nhiều liên kết đến thì nó sẽ xếp hạng càng cao
SEO hoạt động như thế nào?
SEO hoạt động bằng cách tối ưu hóa website của bạn cho công cụ tìm kiếm mà bạn muốn xếp hạng, cho dù đó là Google, Bing, Amazon hay YouTube.
Cụ thể, công việc của bạn là đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm xem trang web của bạn là kết quả tổng thể tốt nhất cho tìm kiếm của một người.
Cách họ xác định kết quả “tốt nhất” dựa trên một thuật toán có tính toán đến Authority, mức độ liên quan đến truy vấn đó, tốc độ tải và hơn thế nữa.
(Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng trong thuật toán của họ)
Tuy nhiên, đa số hiện nay khi mọi người nghĩ đến việc “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” thì họ nghĩ ngay đến “SEO Top Google“.
Đó là lý do tại sao tôi sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa trang web của bạn cho Google trong hướng dẫn này.
Tính hữu ích nội dung
Nội dung có thể có liên quan và có thẩm quyền. Nhưng nếu nội dung đó không hữu ích, Google sẽ không muốn nội dung đó ở đầu kết quả tìm kiếm.
Trên thực tế, Google đã công khai nói rằng có sự khác biệt giữa “nội dung chất lượng” và nội dung “hữu ích”.
Ví dụ về tính hữu ích về nội dung:
Có 2 bài viết A và B đều có nội dung về chế độ giảm cân.
Bài viết A được viết bởi chuyên gia hàng đầu về giảm cân. Vì website này có rất nhiều nội dung chất lượng nên rất nhiều người đã liên kết đến trang đó.
Tuy nhiên, nội dung trên website này chỉ mang tính cá nhân chứ không thuộc về một tổ chức nào. Và nó có thêm những thuật ngữ mà hầu hết mọi người không hiểu.
Trái ngược với bài viết A thì bài viết B được viết với người chưa nhiều người biết tới tuy nhiên nó được viết với nội dung dễ đọc dễ hiểu với mọi người.
Xét trên thang điểm hữu ích thì bài viết B sẽ cao hơn A. Vì thế, có thể trong tương lai, bài viết B sẽ có thứ hạng cao hơn A vì nó phù hợp với người đọc hơn.
Google đo lường mức độ hữu ích chủ yếu dựa trên “Tín hiệu trải nghiệm người dùng“.
Nói cách khác: cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm. Nếu Google thấy rằng mọi người thực sự thích một kết quả tìm kiếm cụ thể, nó sẽ được tăng xếp hạng đáng kể:
Xây dựng một website với kiến thức và nội dung hữu ích cho mọi người
Tạo một trang web mà mọi người yêu thích!
Các công cụ tìm kiếm được thiết kế để đo các tín hiệu khác nhau trên web để chúng có thể tìm thấy các trang web mà mọi người thích nhất.
Vì thế khi xây dựng một website hãy cố gắng đem lại những nội dung bổ ích nhất về lĩnh vực đó.
Sự khác biệt giữa SEO và Google Adwords
Cả SEO và Google Adwords đều là những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm, cải thiện thứ hạng và độ hiển thị, từ đó tăng lưu lượng truy cập và hỗ trợ công việc marketing và bán hàng hiệu quả.

Tuy nhiên, giữa hai công cụ này có những điểm khác biệt nhất định mà người làm marketing cần nắm rõ để ứng dụng hiệu quả vào chiến dịch của mình.
Cả hai công cụ đều có giá trị nhất định khi thực hiện các chiến dịch Marketing.
Nếu SEO mang lại hiệu quả với lưu lượng truy cập bền vững thì Google Adwords lại hữu ích hơn đối với các chiến dịch hay doanh nghiệp cần kết quả ngay.
SEO
- Có thể áp dụng trên mọi công cụ tìm kiếm
- Lượt truy cập từ SEO là miễn phí
- Phải sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật để tối ưu hóa và cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm
- Mất nhiều thời gian để có được thứ hạng tốt và số lượt truy cập ổn định, thường mất từ 2-6 tháng để đẩy được từ khóa lên TOP tùy thuộc mức độ cạnh tranh
- Khó đo lường chi phí và doanh thu do nhiều yếu tố tác động trong quá trình thực hiện
- Một khi đạt được lượng truy cập ổn định sẽ có xu hướng duy trì trong dài hạn
- Nên tập trung đẩy một vài từ khóa cụ thể trước, mở rộng ra về sau khi đã đạt được hiệu quả nhất định
- Lượng click của Khách hàng chiếm khoảng 65%, kết quả mang lại giá trị cao hơn
- Có thể hỗ trợ cải thiện vị trí các từ khóa dài và từ khóa trên trang cùng miền khi đạt được hiệu quả
Google Adwords
- Áp dụng cho các Website trên Google hoặc sử dụng Google Adsense (Mạng lưới quảng cáo của Google)
- Lượt truy cập từ Google Adwords tốn phí
- Cần đấu giá cạnh tranh và đáp ứng các điều kiện khác của Google để nhận được vị trí quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm.
- Có thể ngay lập tức xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm và tăng lượng truy cập
- Dễ dàng tính chi phí và doanh thu dựa trên đơn giá và chỉ số KPIs
- Hiệu quả tăng lưu lượng truy cập trong ngắn hạn, giảm hẳn sau khi ngừng chạy chiến dịch
- Có thể đẩy nhiều từ khóa một lúc
Lượng click của khách hàng chiếm - khoảng 35%, rủi ro lượt click ảo từ đối thủ để làm tụt vị trí từ khóa và tăng chi phí chạy Google Adword
- Chỉ tác động lên URL (trang web) được chạy quảng cáo
Tầm quan trọng của SEO đối với doanh nghiệp
SEO rất quan trọng với doanh nghiệp hiện nay vì nó mang lại cho mọi website một nguồn lưu lượng LỚN hơn so với các hình thức khác.
Thật vậy, theo một bảng phân tích từ website Sparktoro dưới đây thì bạn thấy rằng gần 60% lưu lượng truy cập trên web bắt đầu bằng tìm kiếm của Google.

Và nếu bạn cộng lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm phổ biến khác (như Bing, Yahoo và YouTube), thì 70,6% lưu lượng truy cập bắt nguồn từ một công cụ tìm kiếm.
Hãy minh họa tầm quan trọng của SEO bằng một ví dụ…
Giả sử bạn đang là chủ của một dịch vụ SEO. Theo Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google, có đến 40.500 người tìm kiếm “dịch vụ SEO” mỗi tháng.
Xem xét kết quả đầu tiên đó là Google nhận được khoảng 20% tổng số nhấp chuột, tức là 8.100 khách truy cập vào trang web của bạn mỗi tháng nếu bạn xuất hiện ở trên cùng.
Theo như quảng cáo Google Adword thì giá trị cho mỗi lần nhấp chuột vào website mất đến gần 17.000 đ cho một cú nhấp chuột.
Giả sử bạn cho đặt quảng cáo tính theo giá trị của quảng cáo thì một tháng bạn đã có thể đem lại gần 140 triệu/tháng chỉ với từ khóa này.
Và đó chỉ là cho cụm từ tìm kiếm đó.
Nếu trang web của bạn thân thiện với SEO, thì bạn có thể xếp hạng cho hàng trăm (và đôi khi hàng nghìn) từ khóa khác nhau thì việc bạn kiếm được lợi nhuận từ các từ khóa này là không hề nhỏ đâu nhỉ?
Trong các ngành khác như bất động sản, ô tô hay thẩm mỹ thì giá trị của các lượt truy cập từ công cụ tìm kiếm sẽ đáng giá gấp mấy lần.
Nếu nhìn vào chi phí trên để bạn chạy chiến dịch quảng cáo Adwords thì bạn sẽ tốn kha khá tiền đấy.
SEO không những mang lại một khoản tiết kiệm chi phí khổng lồ cho việc chạy quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn mà ngoài ra SEO còn đem lại nhiều lợi ích khác nhau.
SEO đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
- Đầu tiên, SEO có thể giúp tối ưu hóa ROI (lợi tức đầu tư) nhờ đo lường được hiệu quả qua các chỉ số như lưu lượng truy cập Website, tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số,… từ đó nắm được nhược điểm và cải thiện website hiệu quả.
- Thứ hai, SEO mang lại hiệu quả chi phí với việc chủ động tiếp cận được khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ trên Internet, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí tiếp cận.
- Thứ ba, SEO cải thiện được trải nghiệm cho người dùng nhờ đòi hỏi nâng cao chất lượng website từ cấu trúc, giao diện tới nội dung trong quá trình thực hiện, từ đó tăng mức độ hiển thị trên công cụ tìm kiếm, thuận lợi tiếp cận khách hàng hơn.
- Thứ tư, nhờ phân tích lưu lượng truy cập Website chất lượng qua quá trình thực hiện SEO mà doanh nghiệp nắm bắt được đặc điểm và hành vi của khách hàng tiềm năng, hỗ trợ đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả trên kênh online và offline.
- Thứ năm, SEO giúp tăng độ tin cậy của website trên danh sách của công cụ tìm kiếm, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số hiệu quả.
Với những lợi ích như trên thì nên làm SEO thế nào để mang lại hiệu quả?
Kiến thức SEO về nội dung chất lượng
Điều chắc chắn là SEO và nội dung có quan hệ và liên kết chặt chẽ với nhau.
Muốn SEO tốt thì nội dung phải tốt và để nội dung có thể tiếp cận được người đọc trên tìm kiếm thì phải cần SEO.
Nói chung lại thì nội dung bạn cung càng tốt thì bạn sẽ xếp hạng càng cao. Dù có thể nó không đơn giản như vậy.
Nhưng đó là một nguyên tắc chung cần tuân theo khi bạn viết nội dung cho SEO.
Cùng với đó, đây là chi tiết về cách tạo nội dung thân thiện với SEO.
Tạo nội dung cho các trang sản phẩm và dịch vụ
Nội dung cho các trang sản phẩm và dịch vụ vẫn phải đảm bản chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn muốn các trang sản phẩm của mình đọc như các bài đăng trên blog.
Trên thực tế, mục tiêu chính của các trang sản phẩm của bạn phải đảm bảo được tính chuyển đổi từ trang này thành khách hàng và khách hàng tiềm năng . Đó là lý do tại sao bạn muốn các trang sản phẩm của mình tập trung vào các tính năng và lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại.
Điểm mấu chốt? Làm cho nội dung trang sản phẩm của bạn hữu ích nhất có thể. Nhưng đừng quên rằng chuyển đổi phải là mục tiêu số 1 của bạn.
Tạo nội dung chất lượng và hữu ích trên blog
“Nội dung là vua” là câu mà ai làm SEO cũng nói như vậy. Điều đó chính xác khi họ đang nói về loại nội dung cực kỳ hữu ích được xuất bản trên blog.
Và chắc chắn rằng việc tạo ra nội dung tuyệt vời có thể giúp cải thiện thứ hạng trên Google của bạn.
Điểm mấu chốt? Để nội dung của bạn nổi bật và có thể xếp hạng tốt vào năm 2021, nội dung đó cần phải thật đặc biệt.
Một số ví dụ về nội dung chất lượng cao
Bây giờ, tôi muốn chia sẻ một vài ví dụ hay loại hình về loại nội dung chất lượng cao sẽ hoạt động thực sự hiệu quả vào năm 2021.
- Nội dung dạng danh sách hoàn chỉnh
Danh sách hoàn chỉnh là nơi bạn tổng hợp một danh sách đầy đủ các mẹo, mục, kỹ thuật, công thức về vấn đề website bạn đang nhắc tới… hoặc bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ ra.
Ví dụ như chủ đề về cách làm link building chẳng hạn, thì thay vì phải đọc một bài đăng với 10 cách làm link buiding với blog và một bài khác với 15 cách xây dựng liên kết với mạng xã hội thì bạn có thể cung cấp nội dung cho mọi người tất cả những cách đó trên một trang duy nhất.
- Hướng dẫn từng bước (Step-By-Step)
Ví dụ về chủ đề công thức nấu ăn như làm bánh kem chẳng hạn, thì với nội dung hướng dẫn chi tiết từng bước cách làm sẽ là nội dung tuyệt vời cho người đọc quan tâm đến vấn đề đó.
- Nội dung cung cấp dữ liệu
Với những loại nội dung này thì bạn có thể lấy thông tin tham khảo từ các website có nguồn thông tin uy tín hay có thể tận dụng các nội dung thống kê cũ khác từ trong các bài đăng trước đây của mình.
- Nội dung tổng quan
Nội dung tổng quan tương tự như danh sách hoàn chỉnh mà chúng ta đã nói trước đó.
Tuy nhiên sự khác biệt lớn là với nội dung hướng dẫn đầy đủ là bạn tạo ra nội dung bao quát mọi góc độ của một chủ đề nhất định.
- Nội dung trực quan
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một dạng nội dung trực quan (infographics) là một định dạng nội dung lý tưởng để lấy liên kết.
Tất nhiên, Infographics không phải là cách duy nhất để tạo nội dung trực quan. Nó thể là video, hình ảnh và một số thức bạn. Bạn thậm chí có thể kết hợp của nhiều loại nội dung trực quan khác nhau.
Kiến thức SEO về cách nghiên cứu từ khóa
Đây là phần công việc hết sức quan trọng, nó sẽ giúp bạn định hình được những gì mà khách hàng của bạn đang quan tâm để bạn có thể tập trung tối ưu và xây dựng chiến lược nội dung phù hợp.
Đây là phần công việc hết sức quan trọng, nó sẽ giúp bạn định hình được những gì mà khách hàng của bạn đang quan tâm để bạn có thể tập trung tối ưu và xây dựng chiến lược nội dung phù hợp.
Nói chung, việc xây dựng từ khóa có xu hướng rơi vào hai nhóm chính:
- Từ khóa mọi người sử dụng để tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn (Từ khóa sản phẩm).
- Từ khóa mà đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng khi họ không tìm kiếm cụ thể những gì đến sản phẩm/dịch vụ của ban (Từ khóa thông tin).
Ví dụ:
Nếu bạn là một shop bán giày Nike thì những từ khóa sản phẩm của bạn bao gồm:
- Giày Nike chính hãng
- Giày Nike nam
- Giày Nike nữ
Từ khóa thông tin là những thứ mà khách hàng của bạn quan tâm khi họ không nhất thiết phải tìm kiếm giày:
- Cách nhận biệt giày Nike chính hãng
- Giày Nike nào mới ra
- Cách giặt giày nike
Đó là cách mà bạn có tiếp cận được với cả khách hàng có nhu cầu trực tiếp với các từ khóa sản phẩm và khách hàng tiềm năng với các từ khóa thông tin.
Một số công cụ tốt nhất để hỗ trợ công việc nghiên cứu từ khóa bao gồm:
Nhưng công cụ giúp nghiên cứ từ khóa miễn phí tốt nhất hiện nay là Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google (Google Keyword Planner).
Kiến thức cơ bản về SEO Onpage
SEO Onpage đảm bảo Google có thể tìm thấy các trang web của bạn để họ có thể hiển thị chúng trong kết quả tìm kiếm.
Nó cũng liên quan đến việc có nội dung phù hợp, chi tiết và hữu ích cho các cụm từ tìm kiếm mà bạn đang cố gắng hiển thị.
Một số yếu tố mà bạn nên hướng tới khi SEO Onpage trên trang.
- Sử dụng từ khóa mục tiêu trong thẻ tiêu đề
- Tối ưu hóa thẻ Meta Description để thu hút Click
- Sử dụng từ khóa mục tiêu trong nội dung
- Sử dụng Từ đồng nghĩa và Biến thể
- Tối ưu hóa hình ảnh
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
- Chất lượng nội dung
Kiến thức cơ bản về SEO Technical
Kỹ thuật SEO là một chủ đề rộng. Mục tiêu chính của kỹ thuật SEO là đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy và thu thập thông tin tất cả các trang trên trang web của bạn.
Nhưng trong những năm gần đây, kỹ thuật SEO đã mở rộng hơn bao gồm các chủ đề như tốc độ tải trang web, tối ưu hóa thiết bị di động và các vấn đề khác.
Một số kỹ thuật SEO cơ bản mà bạn nên thực hiện:
- Xác minh trang web của bạn với Google Search Console
- Sử dụng cấu trúc URL thân thiện với SEO
- Đo lường và tối ưu hóa cho tốc độ tải trang
- Thiết lập HTTPS
- Cấu trúc trang web và liên kết nội bộ
- Tối ưu hóa cho điện thoại di động
- Theo dõi kết quả trong Google Analytics
Kiến thức cơ bản về xây dựng liên kết
Mục tiêu của việc xây dựng liên kết là để các trang web khác đề cập đến (hoặc liên kết đến) trang web của bạn. Đây còn được gọi là “SEO OffPage”.
Mặc dù các Backlink đã là xương sống trong thuật toán của Google kể từ ngày đầu tiên, nhưng chúng vẫn rất quan trọng với SEO hiện nay.
Backlink là một phần rất quan trọng của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và điều đó sẽ không sớm thay đổi.
Cùng với đó, đây là sơ lược nhanh về Link building.
- Link Authority
Không phải tất cả các liên kết được tạo ra đều có giá trị như nhau.
Cụ thể, các liên kết từ các trang web đáng tin cậy, có thẩm quyền sẽ mang nhiều giá trị xếp hạng trang đến trang web của bạn hơn là một liên kết từ một trang web nhỏ, có thẩm quyền thấp.
Có hai cách chính để đo lường giá trị của một liên kết đến là: Domain Authority và Page Authority.
- Các liên kết từ các trang web có liên quan
Khi bạn bắt đầu tạo liên kết đến trang web của mình, hãy ghi nhớ một quy tắc cơ bản:
“Liên kết từ các trang web có liên quan”.
Đó là bởi vì các liên kết từ các trang web liên quan đến website của bạn mang lại nhiều giá trị SEO hơn các liên kết từ các trang web trong các ngành khác.
- Kỹ thuật SEO Mũ trắng và Mũ đen
Trên thực tế, khi tôi lần đầu tiên bắt đầu làm SEO vào năm 2010, SEO mũ đen là phương pháp SEO mang lại hiệu quả ở thời điểm đó.
Tất cả các công việc xoay quanh việc tập trung các chiến thuật xây dựng liên kết nhiều nhất và bất kỳ đâu có thể.
Có thể từ các website spam, forum hay tất cả các website không cần phân biệt chất lượng.
Tuy nhiên những loại chiến thuật xây dựng liên kết này này gần như không còn hoạt động hiệu quả như trước đây.
Thêm vào đó, nó có thể khiến trang web của bạn bị loại hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm của Google.
- Guest Posting
Guest Posting là một chiến lược xây dựng liên kết tạo ra nhiều tranh cãi vì cách nó thực hiện.
Đó là bởi vì Guest Posting có thể dễ dàng đi từ một cách hợp pháp và tiếp cận với cách tiếp cận mũ đen.
Nhưng khi được thực hiện đúng, Guest Posting là một cách tuyệt vời để nhận được một số liên kết chất lượng và hiển thị cho trang web của bạn.
Một số mẹo cần ghi nhớ khi bạn sử dụng Guest Posting:
– Chỉ đăng bài của khách trên các trang web liên quan. Xuất bản nhiều bài đăng Guest Posting trên các trang web không liên quan là điều không nên.
– Tránh sử dụng Anchor Text từ khóa chính trong liên kết của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng một liên kết có tên thương hiệu của bạn làm anchor tex (như: SEO Đa Kênh).
– Đừng sử dụng quá nhiều. Các backlink từ cách này nên chiếm khoảng 5% hồ sơ liên kết của bạn.
- Nội dung có thể liên kết
“Nội dung có thể liên kết” là một thuật ngữ tổng quát cho bất kỳ thứ gì mà mọi người sẽ sẵn lòng chia sẽ trên các mạng xã hội và có thể để liên kết đến như một nguồn tham khảo.
Dưới đây là một số ví dụ về Nội dung có thể liên kết mà bạn có thể tạo:
- Nội dung nghiên cứu về một đề tài nào đó
- Hướng dẫn trực quan hoặc tài nguyên
- Công cụ miễn phí
- Danh sách các mẹo hoặc tài nguyên được tuyển chọn
Kiến thức SEO về mục đích tìm kiếm (Search Intent)
Mục đích tìm kiếm hay còn được gọi là “Ý định của người dùng” là lý do chính mà ai đó thực hiện tìm kiếm. Có bốn loại Mục đích Tìm kiếm chính bao gồm:
1. Thông tin
Người dùng có ý muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể mà họ quan tâm
Ví dụ:
- Hướng dẫn tối ưu SEO Onpage
- Cách nấu món cơm tấm
- Mẹo giảm cân hiệu quả
2. Điều hướng
Người dùng tìm kiếm từ khóa thương hiệu, thông tin sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu nhằm truy cập trực tiếp website của thương hiệu đó
VD:
- Người dùng tìm từ khóa Facebook, Twitter hay Linkedin để truy cập trực tiếp vào các website đó.
- Người dùng tìm từ khóa “dịch vụ SEO + brand” để tìm hiểu về dịch vụ của công ty đó
3. Mua hàng
Người dùng tìm kiếm từ khóa với mong muốn mua sản phẩm/ dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng. Người dùng đã có ý định mua hàng.
Ví dụ:
- Mua điện thoại Iphone 11
- Mua xe ô tô cũ
- Mua máy lạnh toshiba
4. So sánh/điều tra thương mại
Người dùng có ý định mua hàng trong tương lai gần. Họ sử dụng công cụ tìm kiếm để so sánh, đánh giá các sản phẩm giữa các thương hiệu
Ví dụ:
- Dịch vụ SEO nào tốt?
- So sánh máy giặt LG và Panasonic,
- Top điều hòa tốt nhất…
Tín hiệu Người dùng
Bạn có thể tự hỏi:
Làm cách nào để Google biết liệu một trang có phù hợp với Mục đích người dùng của ai đó hay không?
Hóa ra, Google giám sát chặt chẽ cách mọi người tương tác với kết quả tìm kiếm của họ.
Và nếu họ nhận thấy rằng những người tìm kiếm đang bỏ qua kết quả của bạn để nhấp vào một kết quả khác, Google sẽ thấy nội dung của bạn không liên quan cho tìm kiếm đó… và đánh giá thấp bạn.
Cách tối ưu hóa cho tín hiệu người dùng
Bước đầu tiên của bạn là đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm của từ khóa mục tiêu của bạn.
Nếu nội dung của bạn không phù hợp với những gì người đó muốn, Google sẽ thông báo.
Khi bạn có thông báo đó, đây là một số điều mà bạn có thể làm để đảm bảo rằng những người tìm kiếm trên Google yêu thích nội dung của bạn:
- Sử dụng phần giới thiệu không vô nghĩa. Ví dụ, thay vì bạn đặt tiêu đề là “Chủ đề này quan trọng vì X, Y, Z, hãy chọn:“ Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện X ”.
- Sử dụng hình ảnh và đồ họa. Hình ảnh hấp dẫn trực quan hơn nhiều so với một bài báo có 100% văn bản. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với nội dung dài.
- Thêm các liên kết bên trong và bên ngoài vào trang của bạn. Bằng cách đó, mọi người có thể tìm hiểu thêm về các chủ đề mà bạn đề cập trong bài viết của mình… mà không cần phải quay lại để tìm kiếm thêm.
- Cải thiện tốc độ tải trang của bạn. Các trang web tải chậm = tỷ lệ thoát cao hơn.
- Làm cho nội dung của bạn dễ đọc. Sử dụng phông chữ lớn (cá nhân tôi khuyên bạn nên sử dụng 17-18px). Hãy thử dùng các dấu đầu dòng và danh sách được đánh số. Và sử dụng tiêu đề phụ H2 và H3 để chia nội dung của bạn thành các phần gọn gàng.
- Giữ nội dung của bạn luôn cập nhật và mới nhất. Người dùng luôn muốn đọc nội dung mới nhất có liên quan.
Kiến thức về các xu hướng SEO mới nổi
Hãy bắt đầu hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu này với một số xu hướng mới nổi trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số.
Đánh dấu lược đồ (Schema Markup)
Một nghiên cứu gần đây về các yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm đã không tìm thấy mối tương quan giữa việc sử dụng đánh dấu lược đồ và việc xếp hạng trang đầu tiên.
Và thực sự là việc đánh dấu lược đồ không có tí ảnh hưởng nào đến việc có kết quả xếp hạng tốt hơn.
Tuy nhiên một điều mà tôi khuyên bạn là nên sử dụng Schema vì khi sử dụng đúng cách thì kết quả trong tìm kiếm của bạn sẽ nổi bật trong bảng kết quả và có thể tăng tỷ lệ nhấp từ kết quả tìm kiếm của bạn.
E-A-T
E-A-T (viết tắt của “Expertise, Authority và Trustworthiness”) là thứ mà Google ngày càng chú trọng hơn trong vài năm qua.
Tại sao?
Rất đơn giản: Google muốn chắc chắn 100% rằng nội dung trong kết quả tìm kiếm có thể được tin cậy.
Hiện có rất nhiều tranh cãi trong thế giới SEO về E-A-T.
Nhưng điểm mấu chốt là, để Google cung cấp cho trang web của bạn xếp hạng E-A-T cao, thì website hay thương hiệu của bạn cần được coi là cơ quan đáng tin cậy trong ngành của bạn.
Ví dụ, Wikipedia là một website có xếp hạng E-A-T cao nhất so với bất kỳ trang web nào khác.
Khi nói đến việc cải thiện E-A-T, thực sự không có lối tắt. Nếu trang web của bạn đưa ra nội dung chung chung được viết bởi những người viết tự do ngẫu nhiên, thì sẽ rất khó để thiết lập E-A-T.
Nhưng nếu bạn đưa ra nội dung chất lượng cao được viết bởi các chuyên gia có uy tín, thì E-A-T của bạn sẽ hoạt động tốt.
Ngoài ra, giống như hầu hết mọi thứ trong SEO, ngay cả E-A-T cũng bị ảnh hưởng bởi các liên kết. Trên thực tế, Google gần đây đã xác nhận rằng PageRank là một phần quan trọng trong việc tạo ra E-A-T.
Voice Search
Không có gì ngạc nhiên khi số lượng người tìm kiếm bằng giọng nói đã tăng trưởng nhảy vọt trong vài năm qua.
Google thậm chí đã báo cáo rằng gần một nửa số người trưởng thành sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói hàng ngày.
Theo báo cáo của Search Engine Land, 1/5 tìm kiếm được thực hiện trên điện thoại di động là tìm kiếm bằng giọng nói.
Nói cách khác: ngày càng có nhiều người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Và nó đang tác động đến các tìm kiếm trên thiết bị di động và thậm chí trên máy tính để bàn.
Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng quan trọng nhất trong thế giới SEO và tiếp thị kỹ thuật số.
Khi nhiều người bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói của họ, các chủ website sẽ phải tìm ra cách tạo và tối ưu hóa nội dung dành riêng cho tìm kiếm bằng giọng nói.
Tối ưu video YouTube
YouTube gần đây đã vượt qua Facebook là trang web phổ biến thứ hai trên thế giới.
Không giống như các trang mạng xã hội khác (như Twitter), YouTube cũng là một công cụ tìm kiếm phổ biến rộng rãi.
Điều đó có nghĩa là SEO cực kỳ quan trọng để xếp hạng trên YouTube.
Ngoài ra, như chúng ta thấy thì video trên YouTube hiện đang hiển thị nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Chắc chắn, video YouTube đã có trong kết quả tìm kiếm của Google trong nhiều năm. Nhưng trong khoảng 18 tháng qua, họ đã chiếm ngày càng nhiều kết quả trên SERP … đặc biệt là trong trang đầu tiên.
Có nghĩa là có sự hiện diện trên YouTube là điều tuyệt đối bắt buộc đối với SEO vào năm 2021.